Hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất

Thủ tục xây dựng nhà ở riêng lẻ rất cần thiết cho các cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu xây dựng nhà ở. Việc nắm rõ các quy định về cấp giấy phép và các thủ tục trước khi thực hiện xây dựng nhà ở riêng lẻ để đảm bảo an toàn cho các công trình. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về thủ tục xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất, mời quý khách hàng tham khảo.

Xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Nhà ở riêng lẻ là gì?

Theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, nhà ở riêng lẻ là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Theo Điều 93 Luật Xây dựng 2014 và điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 điều kiện xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định như sau:

Thứ nhất, đối với điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thửa đất sử dụng để xây nhà ở phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc và quy hoạch xây dựng do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó;
  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
  • Quá trình xây dựng phải đảm bảo an toàn cho công trình nhà ở, các công trình lân cận và yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
  • Bảo đảm an toàn hành lang bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản văn hóa, hạ tầng kỹ thuật và giao thông;
  • Phải đảm bảo khoảng cách an toàn trong xây dựng (khoảng cách từ công trình nhà ở đến công trình dễ cháy nổ, độc hại và các công trình liên quan đến an ninh, quốc phòng);
  • Nhà ở có thiết kế xây dựng đáp ứng được các yêu cầu theo quy định;
  • Có bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ hợp lệ theo quy định;
  • Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, đối với nhà ở được xây trong tuyến phố, khu vực đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Thứ hai, Để được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, cá nhân/tổ chức/hộ gia đình chỉ cần đảm bảo nhà ở được xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn theo quy định.

Các trường hợp miễn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 30, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng:

  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
  • Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Như vậy, các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ không thuộc một trong các trường hợp kể trên phải có giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Hồ sơ

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:

  • Đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Giấy chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định (bản sao);
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Bản cam kết về đảm bảo an toàn với các công trình liền kề (trường hợp công trình nhà ở có công trình liền kề).

>>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

Thủ tục xin giấy phép nhà ở riêng lẻ

Thủ tục xin giấy phép nhà ở riêng lẻ

Quy trình, thủ tục

Theo Khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014 và Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, quy trình xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Cá nhân/hộ gia đình chuẩn bị 2 bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên rồi tiến hành nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi dự kiến xây dựng nhà ở.

Bước 2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

  • Ghi giấy biên nhận cho người nộp nếu hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định;
  • Hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ không đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định.

Bước 3. Thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng được yêu cầu theo quy định, UBND cấp huyện thực hiện thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa;

  • Trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, UBND cấp huyện xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc với thực tế để thông báo cho người nộp yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ:
  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản đã thông báo thì tiếp tục gửi thông báo hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ;
  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bổ sung hồ sơ, nếu hồ sơ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu theo thông báo thì ra quyết định từ chối cấp giấy phép (có nêu rõ lý do).

Bước 4: Lấy ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật

Lưu ý:

Thời hạn xử lý tối đa là 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến. Nếu sau thời hạn kể trên mà các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và chịu trách nhiệm về nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.

Bước 5. Nhận giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Cấp giấy chứng nhận xây dựng nhà ở riêng lẻ là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định

>>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở

Lệ phí xin giấy phép

Căn cứ khoản 6 Điều 3 và điểm e khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí cấp giấy phép xây dựng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cấp giấy phép xây dựng. Do đó mức thu lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ giữa các tỉnh, thành có sự khác nhau. Có thể kể đến lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở một số tỉnh thành như sau:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng/giấy phép – Theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND;
  • Tại Hà Nội lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng/lần – Theo điểm b khoản 2 Mục A Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND;
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: 50.000 đồng/giấy phép – Theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 57/2016/NQ-HĐND;

Luật sư hướng dẫn thủ tục xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất

Chúng tôi cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ pháp lý sau đây:

  • Tư vấn các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
  • Tư vấn trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
  • Tư  vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
  • Tư vấn trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
  • Tư vấn cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
  • Tư vấn lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo từng địa phương
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết các khó khăn trong quá trình xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Luật sư tư vấn xây dựng nhà ở riêng lẻ

Luật sư tư vấn xây dựng nhà ở riêng lẻ

Như vậy hiểu được trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ và các quy định có liên quan giúp cho việc xin giấy phép diễn ra thuận tiện và nhanh chóng. Nếu quý khách có thắc mắc về thủ tục xin cấp phép xây dựng hoặc có nhu cầu tư vấn luật xây dựng, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Scores: 4.7 (50 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8