Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc là việc tư vấn thủ tục pháp lý được tiến hành tại Tòa án để giải quyết mâu thuẫn trong việc phân chia di sản thừa kế. Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo thực trạng những năm gần đây các vấn đề tranh chấp liên quan đến thừa kế đang ngày một gia tăng dẫn đến các cuộc tranh giành, kiện tụng triền miên, đặc biệt là các vụ tranh chấp về tài sản theo di chúc. Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau,

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc
Giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc

Thế nào là di chúc, di sản?

Di chúc

Căn cứ quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nó được xem là văn bản thể hiện thể hiện ý chí, nguyện vọng cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác.

Để được xem là một di chúc hợp pháp, được pháp luật bảo vệ thì di chúc cần đáp ứng các điều kiện:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Di sản

Là những giá trị vật thể hoặc phi vật thể của người chết để lại cho người còn sống.

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, di sản được xác định bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Theo quy định Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản bao gồm:  vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Theo đó, di sản có thể bao gồm các loại sau:

  • Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để di chúc như của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt,…
  • Các quyền tài sản mà người để lại di chúc có được theo các quan hệ hợp đồng, tặng cho hoặc do được bồi thường thiệt hại
  • Các nghĩa vụ tài sản mà người để lại di chúc phát sinh do quan hệ hợp đồng, do việc gây thiệt hại,… hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
hieu the nao cho dung ve di chuc va di san theo quy dinh hien hanh
Nội dung và hình thức di chúc 

Phân chia di sản theo di chúc như thế nào?

Người lập di chúc có các quyền được quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để đi tặng, thờ cúng
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Sau khi người để lại di chúc chết, nếu đáp ứng các điều kiện một di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật thì di chúc có hiệu lực. Tài sản của người để lại di chúc sẽ được phân chia cho những người thừa kế được nêu trong di chúc.

Điều 644 BLDS 2015 quy định về “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Trong đó, phần di sản được hưởng bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật

Như vậy đối với những đối tượng liệt kê trên cho dù không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng gắn bó với người để lại di chúc mà pháp luật quy định họ được hưởng di sản thừa kế nếu đáp ứng:

  • Người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc cho hưởng ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (2/3 một suất theo quy định của pháp luật được xác định bằng giá định toàn bộ di sản được chia theo pháp luật)
  • Không thuộc các trường hợp từ chối nhận di sản (Điều 620 BLDS 2015
  • Không thuộc các trường hợp không có quyền nhận di sản (Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015).

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế di chúc

tham quyen giai quyet va trinh tu giai quyet vu an dan su ve thua ke theo di chuc
Thủ tục giải quyết tranh chấp về di chúc

Hồ sơ

Người khởi kiện chuẩn bị bộ hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao;
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân của người khởi kiện
  • Di chúc
  • Văn bản chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện

Thủ tục 

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản theo di chúc được tiến hành theo trình tự sau:

  1. Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ 
  2. Bước 2: Nộp tại Tòa án có thẩm quyền
  3. Bước 3: Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện
  4. Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan
  5. Bước 5: Tiến hành hòa giải
  6. Bước 6: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử

Dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc

Luật sư chuyên lĩnh vực thừa kế sẽ tư vấn, hỗ trợ những vấn đề sau:

  • Xem xét tính hợp pháp của di chúc
  • Tư vấn quy định về thừa kế theo di chúc
  • Tư vấn quy định trường hợp hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung
  • Tư vấn trường hợp bị tước quyền hưởng thừa kế
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
  • Tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ trong giải quyết tranh chấp thừa kế

Việc giải quyết tranh chấp di sản thông thương được các bên tự thương lượng trước khi tiến hành thủ tục giải quyết tại Tòa án. Quá trình giải quyết tranh chấp tai sản theo di chúc cần được xem xét kỹ các vấn đề như nội dung di chúc, hình thức và các tài liệu chứng cứ kèm theo. Nếu còn vướng mắc về vấn đề này đừng ngần ngại liên hệ với dịch vụ luật sư thừa kế qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ kịp thời. 

Một số bài viết liên quan tranh chấp thừa kế có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.2 (15 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8