Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật là thủ tục để xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản được hưởng. Để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì cần phải chuẩn bị hồ sơ cũng như nắm rõ các bước thực hiện. Nhằm hỗ trợ Quý khách trong việc thực hiện thủ tục khai di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật, chúng tôi xin được cung cấp thông tin qua bài viết dưới đây.

Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật

Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật

Quy định về phân chia di sản thừa kế

Phân chia di sản theo di chúc 

Căn cứ Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015, phân chia di sản theo di chúc được thực hiện như sau:

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Phân chia di sản theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015, phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện như sau:

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, khi phân chia di sản theo di chúc hay theo pháp luật đều phải tuân thủ các quy định trên

Hạn chế phân chia di sản

Không phải trong mọi trường được tự do phân chia di sản thừa kế mà có những trường hợp theo quy định của pháp luật sẽ hạn chế việc phân chia di sản. The đó, căn cứ 661 Bộ luật Dân sự 215 hạn chế phân chia di sản được quy định như sau:

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Trên đây là một số hạn chế phân chia di sản thừa kế mà người được hưởng di sản cần lưu ý để thực hiện việc phân chia theo đúng quy định pháp luật.

Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm:

  • Tờ khai về quan hệ thừa kế
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận cổ phần…
  • Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: Căn cước công dân, hộ chiếu,…
  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người nhận di sản (áp dụng cho trường hợp thừa kế theo pháp luật)
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (nếu có)

Thủ tục công chứng khai nhận di sản thừa kế

Căn cứ Điều 58 Luật Công chứng 2014 thủ tục khai nhận di sản được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế

  • Tổ chức hành nghề công chứng tiến hành niêm yết công khai văn bản khai nhận di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
  • Trường hợp di sản thừa kế bao gồm: bất động sản và động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại UBND cấp xã nơi có bất động sản.
  • Trường hợp di sản chỉ có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực việc niêm yết.
  • Sau thời hạn 15 ngày niêm yết Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.

Bước 4: Soạn thảo văn bản khai nhận di sản và ký chứng nhận

Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả

cac buoc tien hanh khai nhan di san thua ke

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Tư vấn khai nhận di sản thừa kế 

Luật sư tư vấn khai nhận di sản thừa kế

Luật sư tư vấn khai nhận di sản thừa kế

>>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư hướng dẫn khai nhận thừa kế là tài khoản tiết kiệm

Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý thừa kế, Luật Long Phan PMT sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong vấn đề khai nhận di sản thừa kế một cách hiệu quả nhất. Nếu Quý bạn đọc cần sự hỗ trợ hay bất cứ sự tư vấn thêm liên quan về vấn đề thừa kế hay cần hỗ trợ về thủ tục giải quyết tranh chấp đối với di sản thừa kế, xin hãy liên hệ ngay TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ qua hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Tags:

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(4) bình luận “Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Thanh Hằng says:

    Kính thưa quý luật sư.
    Tôi có một vấn đề liên quan đến nhà đất xin được trình bày sau đây và nhờ quý luật sư tư vấn.
    Ông Nội tôi vốn có 3 đời vợ, hồi trước làm ăn sinh sống ở Nam Vang (Campuchia). Sau khi hai bà vợ đầu mất, ông cưới người vợ thứ 3 và sinh được 2 người con nữa là cô Ba tôi và cha tôi. Sau năm 1950 ông bà nội tôi trở về nước sống, thuê một miếng đất tại Sài Gòn, xây nhà ở và làm việc cho đến ngày mất. Người chủ cho thuê đất cũng mất từ lâu.
    Ông bà nội tôi qua đời để lại ngôi nhà và gia đình cô Ba tôi, cha tôi vẫn tiếp tục sống ổn định từ xưa đến nay ở đó. Cô Ba tôi cũng đã qua đời. Hiện tại chỉ còn cha mẹ và chúng tôi vẫn ở trong ngôi nhà này. Ngoài ra tất cả các con của 2 người vợ đầu của ông nội tội đều đã mất.
    Năm 2013 chính quyền Phường đã tạo điều kiện làm sổ đỏ để hợp thức hóa nhà đất. Cha tôi nộp đơn lên phòng Tài Nguyên và Môi Trường (TN&MT) của phường thì bị từ chối miệng với lý do miếng đất có người tranh chấp. Người tranh chấp (tạm gọi là cô X) là con gái của một người cô đã mất của tôi. Nói rõ hơn, cô X là cháu của cha tôi, tức là cháu ngoại của ông nội tôi. Cô X không ở trong ngôi nhà này. Cô X đòi quyền thừa kế miếng đất và tranh chấp.
    Nay tôi xin được đặt câu hỏi và nhờ quý luật sư tư vấn:
    Cô X thuộc hàng thừa kế thứ 2 nhưng đòi quyền thừa kế rồi tranh chấp, vậy có đúng pháp luật không?
    Phòng TN&MT còn đòi hỏi giấy chứng nhận đồng ý của mọi người đồng thừa kế để cha tôi đứng tên thừa kế, nhưng mọi người đều mất. Hiện tại chỉ còn cha tôi là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn sống.
    Vậy, chúng tôi phải làm sao để tiếp tục làm sổ đỏ cho đúng pháp luật? Cha tôi có hy vọng hợp thức hóa được nhà đất không?
    Xin chân thành cảm ơn quý vị.
    Trân trọng
    Thanh Hằng

    • Luật Long Phan PMT says:

      Chào bạn,
      Mặc dù những người đồng thừa kế đã mất, tuy nhiên vì họ mất sau khi ông nội bạn mất thì vẫn được hưởng thừa kế và khi họ mất thì phầ di sản của họ sẽ do những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của họ thừa kế, do đó, để có thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất thừa kế này, đầu tiên, cần phải có văn bản thỏa thuận chia thừa kế, sau đó, thực hiện thủ tục khai nhận di sản, sau đó mới có thể thực hiện thủ tục đăng ký đất đai.
      Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi để gặp luật sư trực tiếp để luật sư có thể tư vấn chi tiết cụ thể hơn. Trân trọng!

      • Thanh Hằng says:

        Kính thưa quý luật sư, xin cho tôi hỏi tiếp:
        Nhưng vấn đề là ông nội tôi không phải là chủ miếng đất để đặt vấn đề thừa kế. Ông chỉ thuê miếng đất. Người chủ cho thuê đất đã mất từ lâu. Cả gia đình ông ta cũng biệt tích từ lâu. Miếng đất hiện tại không có giấy tờ. Nhưng chúng tôi đã sống ổn định trên miếng đất ấy rất lâu rồi. Vậy cha tôi có thể làm sổ đỏ để hợp thức hóa miếng đất ấy được không?
        Trân trọng
        Thanh Hằng

        • Luật Long Phan PMT says:

          chào bạn, về vấn đề này, chúng tôi kiến nghị bạn liên hệ hotline bên dưới để được lUật sư tư vấn rõ hơn
          Trân trọng!

  Miễn Phí: 1900.63.63.87