Chia Tài Sản Thừa Kế Có Người Không Đồng Ý Giải Quyết Như Thế Nào? là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi gặp trường hợp này. Theo quy định thì thừa kế mà người chết không để lại di chúc thì tài sản được chia cho những người đồng thừa kế. Tuy nhiên, khi tiến hành phân chia di sản thường hay gặp phải những tranh chấp mà các bên không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này

Di sản thừa kế của một người được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Tài sản riêng là tài sản được tạo lập và xác lập quyền sở hữu bởi một mình người để lại di sản. Tài sản chung là tài sản mà quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Theo quy định tại Điều 209, Điều 210, Điều 212, Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sở hữu chung gồm các dạng chủ yếu như sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, sở hữu chung của vợ chồng, sở hữu chung với gia đình.
>>> Xem thêm: Chia di sản thừa kế cho con dưới 18 tuổi được không?

Ai là người có quyền hưởng di sản thừa kế?
Pháp luật Việt Nam và nhiều nước trên thế giới quy định hai hình thức hưởng di sản thừa kế là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thứ nhất, về thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo đó trong di chúc của người có di sản để lại có ghi nhận rõ chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc. Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
Mặc dù trong di chúc người để lại di sản có quyền định đoạt ai là người được hưởng thừa kế, tuy nhiên những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Trường hợp này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.
Thứ hai, về thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Một số trường hợp khác
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau. riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau.
Giải quyết như thế nào khi có người không đồng ý trong việc phân chia di sản?
Khi tiến hành phân chia di sản mà có đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý với việc phân chia di sản thì khuyến khích các bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể hòa giải thoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp các bên tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì thẩm quyền thông thường được xác định như sau:
- Trường hợp không có yếu tố nước ngoài: căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 26, Điểm a Khoản 1 Điều 35, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân.
- Trường hợp có yếu tố nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Di sản sẽ được chia như thế nào nếu có người không đồng ý
Trường hợp có di chúc: Nếu có di chúc và di chúc hợp pháp thì chia thừa kế khi có một người không đồng ý thực hiện như sau: Di chúc vẫn có hiệu lực và ai có tên trong di chúc sẽ được hưởng phần thừa kế như định đoạt trong di chúc, trừ trường hợp thừa kế không theo di chúc. Còn trường hợp người được nhận di sản theo di chúc nhưng họ không đồng ý nhận thừa kế thì làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế.
Trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp: Thì nếu có 01 người không đồng ý thì phải khởi kiện ra tòa án để phân chia. Người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần bằng nhau, ai nhận hiện vật thì trả cho những người thừa kế còn lại giá trị tương đương phần họ được hưởng hoặc trong trường hợp hiện vật có thể chia tách.. thì cùng nhận hiện vật. Ngoài ra, khi xét xử tòa án còn xem xét đến công sức giữ gìn, bảo quản, duy trì, cải tạo… tài sản dựa
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế với các công việc cụ thể:
1.Tư vấn pháp lý sơ bộ:
- Phân tích tư cách người thừa kế theo pháp luật
- Xác định phạm vi di sản thừa kế
- Đánh giá căn cứ pháp lý của vụ việc
- Tư vấn tính pháp lý của di chúc
2. Xác minh di sản thừa kế:
- Thu thập giấy tờ về tài sản
- Xác minh nguồn gốc tài sản
- Điều tra tài sản tại các cơ quan có thẩm quyền
- Thẩm định giá trị di sản
3.Thu thập chứng cứ
4.Soạn thảo hồ sơ khởi kiện
5.Thực hiện thủ tục tố tụng:
- Nộp đơn khởi kiện
- Đóng tạm ứng án phí
- Theo dõi thụ lý vụ án
- Tham gia hòa giải
6. Đại diện tại phiên tòa
7.Hỗ trợ sau phiên tòa

Câu hỏi Chia Tài Sản Thừa Kế Có Người Không Đồng Ý Giải Quyết Như Thế Nào? đã được tư vấn trong bài viết trên. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan qua Hotline 1900636387 để được tư vấn luật thừa kế chi tiết và hỗ trợ tham gia tố tụng tại Tòa án.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc
- Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế giữa anh em trong gia đình?
- Bố chồng chết con dâu có được hưởng thừa kế đất không?
- Hướng dẫn cách chia thừa kế đất đai trường hợp không có di chúc
Ông bà nội tôi có 5 người con 1 trai 4 gái khi họ mất để lại 1 số đất ruộng ba và các cô tôi đã thỏa thuận phân chia với nhau êm đẹp. Đến năm 2018 ba mẹ tôi có bán đi 1 mảnh đất được chia mà ông bà để lại nhung người a cả của tôi (con trai đầu của ba me tôi) đã không đồng ý và nói rằng đất cua ông bà thi a tôi cũng có phần do là cháu cua ô bà. Dẫn đến nhà tôi lục đục vậy cho tôi được hỏi trong trường hợp này a tôi có được chia đất k
Kính chào bạn Thu Tâm,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
– Theo quy định tại Điều 650 bộ luật Dân sự 2015 quy định trong trường hợp Không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì tiến hành chia thừa kế theo pháp luật, như vậy đối với trường hợp ông bà nội của bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản để lại được chia theo quy định pháp luật.
– Theo quy định Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được nhận thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất. Trong đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; và hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Như vậy, bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và thuộc những người được hưởng thừa kế từ ông nội bạn, trong khi đó anh trai của bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai Điều đó có nghĩa là anh trai của bạn không phải là một trong những người được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản của ông bà bạn để lại, và anh trai bạn cũng không có quyền ngăn cản bố mẹ bạn bán phần diện tích đất được hưởng từ di sản của ông bà bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên mảng đất đai của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
– Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
– Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
Kính gửi luật sư câu hỏi:
Ông Bà nội tôi có tài sản đất gồm 1810m2
Ông nội tôi mất năm 2000 ( không để lại di chúc)
Năm 2005 Bà nội tôi lập di chúc để lại tài sản 1810m2 đất của ông bà cho tôi là cháu đích tôn. Có xóm trưởng làm chứng, UBND xã chủ tịch ký chứng thực.
Đến tháng 3.2014 Bà nội tôi mất
Tôi đã họp gia đình và công bố di chúc.
Theo tìm hiểu tôi được biết Bà tôi chỉ định đoạt được phần tài sản của Bà tôi.
Còn phần của Ông phải chia cho 6 người cob của ông bà và chia cho Bà 1 phần ( tức là phần của ông chia làm 7 phần)
Di chúc Bà lập cho tôi có hiệu lực 50%.
Gia đình đã họp nhưng không thống nhất được .
Vậy tôi muốn đề nghị tòa án phân chia tài sản của tôi theo di chúc của Bà để lại .
Tôi cần làm những thủ tục gì.?
Tôi có phải nộp thuế gì trước khi tòa phân chia không?
Tôi đề nghị giải đáp .
Tôi xin cảm ơn.
Kính chào bạn Cường,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Khi tiến hành thủ tục khởi kiện chia thừa kế, bạn cần thực hiện việc soạn thảo đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLDS 2015. Cùng với đó, căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 39 BLTTDS 2015 để xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết để nộp đơn khởi kiện. Khi nộp đơn khởi kiện cần kèm theo những giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện như giấy tờ nhà đất, di chúc, biên bản thỏa thuận của các thành viên trong gia đình…
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên môn của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.
Gia đình hiện tại của tôi có 4 người: bố me, tôi và con trai tôi.Đều có tên trong sổ hộ khẩu.tôi là con gái nuôi dc ô bà nhận làm con nuôi từ lúc mới sinh.Mẹ tôi lấy bố k sinh dc ng con nào.Bố tôi có 2 người con riêng với bà cả (đã ly hôn).Hiện tại 2 anh c đều có gia đình riêng và sống ở nơi khác.Mảnh đất đang ở đứng tên mẹ tôi.Do ngày trước tham gia công tác tại địa phương nên xin dc mảnh đất này.Tuy nhiên từ khi lấy bố tôi chỉ ở nhà nội trợ.Bố tôi là lao động chính và có lương hưu quân đội.Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi, vậy nếu chia tài sản thừa kế thì:
– Quyền lợi của tôi như thế nào?.
– 2 anh c kia ra sao?
– Có phải những người đứng tên trong hộ khẩu thì được hưởng quyền lợi nhiều hơn không?
– Con trai tôi có dc hưởng không?
– Vì tôi có làm ăn k gặp may mắn nên dc bố mẹ hỗ trợ trả nợ, thì có thể dựa vào lý do là tôi đã lấy nhìu tiền rồi thì sẽ dc hưởng ít thừa kế đi k.?
Tôi với mẹ có bất hòa. mẹ muốn cho anh tôi ( con riêng ) của bố ngôi nhà đang ở bây giờ.Còn mảnh đất ngay sát bên bên cạnh thì bán đi. A tôi hưởng 40
%, c gái hưởng 20% và tôi 40%.Như vậy có nghĩa là mẹ con tôi k có nhà để ở. mà chỉ được hưởng phần trăm từ số tiền bán đất thôi.
– Nếu tôi không đồng ý với phân chia trên tôi có thể làm đơn lên tòa án để phân chia lại không.Tôi muốn chia đều tất cả cho cả 3 anh chị em.
Kính chào bạn Hoàng Anh;
Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Về vấn đề phân chia di sản thừa kế theo di chúc phải tuân thủ quy định của BLDS 2015. Di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản cho những người thân còn sống nên phải tôn trọng quyết định của người để lại di chúc.
Đây là vấn đề có nhiều yếu tố phức tạp nên chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi trao đổi trực tiếp với luật sư hoặc gửi toàn bộ hồ sơ, giấy tờ có liên quan để chúng tôi có thể đánh giá khách quan và đưa ra những lời tư vấn cụ thể và chi tiết đối với vấn đề của bạn.
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên môn của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới
Gia đình tôi có 8 anh chị em phần chia đất có 3 người con được tham gia tôi hỏi luận xử đúng hay đại xin cảm ơn
Chào bạn;
Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin có giải đáp như sau:
Nếu là di sản thừa kế của cha mẹ để lại sau khi chết thì sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015
nẾU có 8 người con mà chỉ chia cho 3 người là không phù hợp với quy định của pháp luật
Trân trọng gửi đến bạn
Kính gởi luật sư: Cha mẹ tôi có một miếng đất sử dụng trước năm 1990 cho đến nay không có tranh chấp với ai và miếng đất chưa đang ký quyền sử dụng đất. Cách đây một năm cha mẹ tôi đều đổ bệnh rồi lần lượt mất trong năm đó luôn. Cha mẹ tôi có hết 7 người con 4 trai và 3 gái tất cả đều lập gia đình. Có ông anh thứ 4 lấy vợ và định cư ở bên vợ luôn. Sau khi cha mẹ mất thì mấy anh chị em của tôi có họp gia đình và bàn về việc chia phần đất cha mẹ để lại nhưng không thống nhất được với nhau vì 2 nguyên nhân. Thứ nhất là ông anh thứ 3 của tôi đã mất và vợ của anh tôi tức là chị dâu của tôi đòi được hưởng đồng đều như anh chị em chúng tôi. Thứ hai ông anh thứ 4 thì nói không cần tới phần đất thừa kế này nhưng ngặt nỗi anh ấy nói vậy rồi là anh ấy không có về để ký biên bản gì cả lý do ở xa và có công việc nhiều. Xin hỏi luật sư trường hợp chị dâu thứ 3 yêu cầu được chia thừa kế đồng đều chung với anh chị em của tôi như vậy có đúng luật không? Còn ông anh thứ 4 không chịu về để ký vào biên bản thì phải giải quyết như thế nào? Rất mong sự tư vấn của luật sư. Chân thành cảm ơn!
Chào bạn Sang;
Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Tuy là đất chưa có giấy chứng nhận nhưng mảnh đất này đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ theo quy định tại Điều 101 Luật đất đai 2013.
Việc ông anh Thứ 3 chết trước thì vẫn xác lập quyền của ông đó với phần đất do cha mẹ để lại và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh trai bạn được quyền hưởng phần di sản đó
Việc ông anh Thứ 4 không ký vào biên bản thì bạn có thể đề nghị văn phòng công chứng làm thủ tục niêm yết công khai theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.
Sổ đỏ Hộ khẩu gia đình chung. Mà giờ con không chịu nuôi cha mẹ già làm sao bán được để dưỡng già …..
Chào bạn, đối với trường hợp bán nhà đất thuộc sở hữu chung của hộ gia đình cần được sự đồng ý của các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm làm giấy chứng nhận. Việc chấp thuận phải được lập thành văn bản,có công chứng chứng thưc
Chào luật sư, tôi có câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp:
Lúc còn sống ông nội tôi có sang tên sổ đỏ cho cha tôi vào năm 2001, đến năm 2012 thì ông nội tôi mất, đến giờ đã 8 năm, hiện tại các cô bác khởi kiện đòi chia thừa kế
phần đất ấy, xin hỏi luật sư gia đình tôi có phải chia cho các cô bác không?. Cám ơn ls
Chào bạn Minh Vệ,
theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, vì ông nội của đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cha của bạn trước khi mất, do đó, phần đất này hoàn toàn thuộc về cha của bạn, chứ không phải là tài sản của ông nội, và những người khác không có quyền đòi chia di sản đối với phần tài sản này.
Trân trọng!
Chào luật sư !
Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp ạ
Mẹ tôi là con nuôi của bà ngoại Bà tôi già rồi và mẹ tôi đang chăm sóc cho bà .Bà tôi có 4 ngừơi con ruột Nhưng không ai chăm lo cho bà bây giờ bà ngoại tôi muốn làm di chúc và để cho mẹ tôi đứng tên trong sổ hộ khẩu nhưng trong gia đinh có 1 người cậu của tôi không đồng ý và dấu sổ hộ khẩu đi .thì luật sư cho tôi hỏi .Mẹ tôi có thể tự đi làm lại hộ khẩu mới không Bà ngoại tôi và 3 ngừơi cậu kia cũng đồng ý để mẹ tôi làm thì có làm mới hộ khẩu được không và di chúc vẫn có thể được làm ko ạ
Chào bạn,
theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. do vậy, không ai có quyền tác động vào ý chí của cá nhân lập di chúc. Như vậy, việc người cậu của bạn dù có dấu sổ đỏ thì bà của bạn vẫn có quyền di chúc cho mẹ của bạn.
Trân trọng!
Cho e xin hỏi. Ba mẹ e mất không có đi chúc để lại. Gia đình 4 anh em có họp lại 1 lần để nói về việc bán nhà nhưng chỉ có 1 người đồng ý, vậy cho e hỏi làm sao để có thể được phân chia tài sản khi mà chỉ có 1 người đồng ý thôi ạ. E có thể thưa kiện để được lấy phần tài sản của mình được không ạ. E xin cảm ơn ạ.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật theo hàng thừa kế (Điều 651 BLDS 2015).Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận, thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề trên.
Nếu bạn muốn tư vấn chi tiết về thủ tục khởi kiện hoặc sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi vui lòng liên hệ hotline bên dưới.
Trân trọng!
Ông bà nội em có 4 ng con trai 6 ng con gái. 1 người con gái đầu mất khi còn nhỏ, Sau khi mất, ông nội có để lại di chúc chia 1 nửa mảnh đất đang sống cho cha em. Còn 1 nửa đất của bà nội chia đều có các con. Hiện tại, người con trai thứ 7 của ông bà đã mất. Và con của người này đòi chia quyền thừa kế ngang hàng với những người con còn lại. Luật sư cho em hỏi là người cháu này có được quyền thừa kế ngang hàng với các con của ông bà không. Và nếu như nửa miếng đất còn lại của bà mà các con đồng tình bán đi thì có cần phải có chữ kí của ng cháu đó không. Em cảm ơn ạ. Mong được luật sư giải đáp.
Chào bạn,
Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống” Như vậy, trường hợp người con thứ 7 đã chết thì các con của họ có quyền thừa kế thế vị phần di sàn mà đáng ra người con thứ 7 được hưởng.
Trân trọng!
Cha tôi mất năm 2006 (5/4/2006), tới năm 2020 mẹ tôi âm thầm bán nhà không cho tôi hay biết. Bên phía mua nhà cũng được cấp GCNQSDĐ. Tôi kiện ra tòa, thì được biết là mẹ tôi cung cấp giấy từ chối nhận tài sản thừa kế của tôi năm 2007( 5/6/2007). Tôi không hề biết về giấy này nên đề nghị giám định chữ Kí. Nhưng kết quả giám định lại là chữ kí của tôi. Tôi vô cùng ngỡ ngàng vì kết quả thẩm định này vì tôi không hề kí từ chối tài sản. Theo tôi được biết thì theo luật dân sự 2005 thì trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không từ chối tài sản thì coi như được hưởng thừa kế. Vậy trường hợp của tôi thì tòa án có tuyên hợp đồng vô hiệu không ạ? Mong sớm được giải đáp
Chào bạn,
Theo quy định tại Điều 133 Luật hình sự 2015 về người thứ ba ngay tình, cụ thể:
Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu. Và, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại. Như vậy, mặc dù theo những thông tin mà bạn cung cấp thì mẹ của bạn đã cung cấp giấy từ chối nhận di sản giả của bạn nhưng nếu trong trường hợp người ba không biết và không có nghĩa vụ phải biết về việc này thì người này ngay tình và giao dịch giữa người này và mẹ của bạn không bị vô hiệu và không phải trả lại tài sản.
Tuy nhiên, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu mẹ của bạn hoàn trả lại những chi phí hợp lý khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bên thứ ba.
Chi tiết thủ tục khởi kiện vui lòng liên hệ hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp văn phòng luật sư để được luật sư tư vấn cụ thể chi tiết hơn.
Trân trọng!
Bà nội tôi mất năm 2000.có 1 mảnh đất và không để lại di chúc.nHà có mỗi 1 bác trai va 9 bác gái.bác trai lấy hết mảnh đất và nói là năm 2000 thì con trai được lấy hết.vậy xin hỏi theo luật ăn 2000 thì có phải như vậy không
Chào bạn,
vui lòng trình bày chi tiết cụ thể nội dung cần tư vấn để được luật sư tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng
Kinh gui luat su cau hoi .bo me toi đe ra 4chi em 1trai 3gai nhung me toi đa mat 20nam roi k đe lai di chúc gi con bố toi nay bô toi đinh cho con trai het toan bo sô1200m đat thi chung toi k đong y va bảo bo chi cho phan cùa bô thoi con phan cua me bo k cho đuoc nhung em trai toi ra lenh va băt ba chi em toi phai ký vao tờ giay ủy quyen toan bộ 1200m đat cho bo toi đe bo toi sang ten sô đỏ cho em trai toi đung ten sô đỏ nhu vay có đung k thua luat su ?
Chào bạn,
Tùy thuộc vào diện tích đất trên là tài sản riêng của bố bạn (nhận thừa kế, tài sản hình thành trước hôn nhân) hay là tài sản chung của bố mẹ bạn. Trong trường hợp là tài sản riêng của bố bạn, thì bố bạn có toàn quyền quyết định, trường hợp là tài sản chung thì bố bạn chỉ được quyết định ½ diện tích đất nói trên, và không ai có quyền ép bạn phải ký vào giấy ủy quyền hay bất kỳ văn bản nào.
Trân trọng!
Kinh gui luat su .cha toi sinh đc 4chi em 3gai 1trai me toi mat 20 nam roi gio con bô toi dang sông ơ voi con trai .gio anh trai toi đoi sang ten sô đo đe đung ten toan bô 1căn nha cap 4 va 1200m đat va băt 3con gai phai ky vao giay ủy quyen toan bô tai san đo cho bo toi đe bô toi sang ten so đo cho anh trai toi.hien gio so đo thi anh trai toi đa mang đi lm giay tơ roi va bao 3chi em toi ra xa ky ten vao giay uy quyen đó nhung toi khong ky vay toi xin hoi luat su la neu trong so đo chi co ten cua bô toi ma khong co ten cua 4đua con. thi 3nguoi con gái va 1con trai co đc thua ke k.? Ma neu đc thua ke thi phan chia tai sản nhu the nao.theo toi xin luat su giai dáp giup toi voi . toi xin cam on luat su.
Tôi muốn nhờ tư vấn về tranh chấp đất đai
Chào bạn,
Chúng tôi đã nhận được yêu cầu tư vấn và sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất có thể.
Trân trọng!
Kính chào luật sư.
Tôi xin có câu hỏi như sau…Ông nội tôi có 2 người con là mẹ tôi và 1 người cậu..Hiện nay ông tôi đã mất nhưng không để lại di chúc.Nay cuộc sống khó khăn mẹ tôi muốn bán căn nhà để có tiền trang trải cuộc sống nhưng cậu tôi không chịu thì phải làm sao…Phải làm sao và cách nào để mẹ tôi có được phần tài sản của mình
Xin cảm ơn
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với thắc mắc của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, ông mất không để lại di chúc nên di sản sẽ phân chia theo pháp luật. Cùng với đó, căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cậu, mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được phân chia di sản thì có thể hòa giải thông qua người thứ ba hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với thắc mắc của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì ông bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản sẽ phân chia theo pháp luật. Xét Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì mẹ và cậu thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp 2 bên không thỏa thuận được phân chia di sản thừa kế thì có thể khởi kiện tại Tòa án yêu cầu phân chia phần di sản này.
Ba mẹ tôi có tất cả 6 người con.Năm 2001 ba tôi mất không có di chúc,căn nhà của ba tôi được mẹ tôi và 4 người con ở tại đó còn tôi và chị cả có gia đình ở riêng.Đến năm 2020 tôi phát hiện căn nhà đã bán cho người khác mà tôi không hề hay biết tôi có đến tìm người mua nhà để hỏi thì người mua có đưa tôi tờ giấy văn bản thỏa thuận phân chia di sản của mẹ tôi và các e tôi khai từ năm 2015 mà duy nhất trong đó chỉ thiếu 1 mình tên của tôi và mẹ tôi và các chị e tôi đồng ý ủy quyền tặng cho ngôi nhà qua cho e gái út tôi đứng tên trên sổ hồng và toàn quyền quyết định về căn nhà và đến năm 2020 thì e tôi bán căn nhà .
Vậy tôi xin hỏi mẹ tôi và các chị e tôi đã cố tình kê khai bỏ sót tên tôi trong văn bản phân chia di sản và bán căn nhà mà chưa có sự đồng ý của tôi vậy tôi phải thưa kiện vấn đề gì ạ? là thưa kiện hủy hợp đồng mua bán vô hiệu hay đòi chia thừa kế ạ?
Mà còn 1 vấn đề nữa là nếu tôi yêu cầu chia thừa kế và kiện lên tòa án thì tòa án sẽ quyết định chia như thế nào ạ vì căn nhà đã bán rồi nếu chia theo hợp đồng mua bán của e tôi và người chủ mua thì thật sự không công bằng cho tôi vì trên hợp đồng mua bán nhà chỉ ghi 2,5 tỷ để đóng thuế ít nhưng chính người chủ mua có nói là đưa cho e tôi tới 7,3 tỷ vậy tôi phải làm sao ạ?Mong được giải đáp thắc mắc!
Dựa trên câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Đầu tiên đối với câu hỏi đầu tiên của bạn về việc mẹ bạn và các chị em bạn cố tình kê khai di sản bỏ sót tên bạn trong văn bản phân chia tài sản và bán căn nhà bạn chưa có sự đồng ý của bạn thì bạn nên kiện vấn đề gì?
Việc ba bạn chết và không để lại di chúc nên căn cứ Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng nếu không có di chúc.
Mặt khác căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015 thì vợ và các con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ hưởng những phần bằng nhau.
Như vậy, đối với di sản ba bạn để lại bạn vẫn có quyền thửa thừa kế. Do đó để bạn vệ quyền và lợi ích bạn được hưởng khi khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia tài sản chung thừa kế.
Vấn đề thứ hai: Bạn thắc mắc Tòa án sẽ giải quyết như thế nào khi bạn yêu cầu chia thừa kế.
Như những gì chúng tôi phân tích trên thì bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ hưởng phần di sản bằng của các chị, em bạn.
Tuy nhiên căn cứ Khoản 3, Điều 133, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”. Tại đây đối với căn nhà này, bạn không có toàn quyền mà chỉ có một phần quyền và pháp luật bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba. Mẹ và chị, em gái bạn là các chủ thể có lỗi đến việc giao dịch bán nhà được xác lập nên Tòa án sẽ yêu cầu Mẹ và chị, em bạn hoàn trả lại phần thừa kế bạn đáng lẽ được hưởng và bồi thường thiệt hại cho bạn. Và giá trị hưởng sẽ được xác định trên cơ sở thẩm định giá trị tài sản – căn nhà.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ quan HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Kính gửi luật sư câu hỏi
Ba tôi mất không có di chúc và có để lại căn nhà ước tính khoảng 10 tỷ,5 anh chị em tôi đang tranh chấp căn nhà đó nếu tôi gửi ra tòa với yêu cầu chia di sản thừa kế đúng phần của tôi được hưởng là 2 tỷ thì xin hỏi tôi phải đóng tiền tạm ứng án phí theo giá trị nào ạ? theo giá trị 10 tỷ hay 2 tỷ theo giá trị phần của tôi muốn lấy ạ?
Chào bạn, qua nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo điểm a khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án quy định về Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể như sau:
“7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch…”.
Suy ra, theo quy định trên thì giá trị để xác định tiền án phí của bạn là giá trị phần di sản bạn được chia, có nghĩa ở đây là tính theo phần di sản 2.000.000.000 đồng mà bạn được chia.
Mà theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án quy định về Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm thì: “Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch” .
Như vậy, mức tạm ứng án phí bạn phải nộp là 50% mức án phí đối với giá trị tài sản bạn yêu cầu được chia là 2.000.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi “Mức tạm ứng án phí” trong trường hợp của bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, khó khăn hay cần tư vấn pháp lý về các vấn đề khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài: 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Ông bà nội tôi có 7 người con, mất đã lâu có di chúc (chỉ là lời trăn trối) để lại nhà + đất cho ba tôi (vì những người con khác đã được cho nhà riêng). Nay ba tôi đang làm thủ tục cấp sổ đỏ, 7 người cùng ra công chứng, trong đó 6 người đã ký, 1 người đổi ý ko chịu ký. Luật sư cho tôi hỏi nếu sau này người này mất, thì tất cả các con của người này phải ký công chứng đồng ý thì ba tôi mới có thể làm sổ đỏ được hay sao ạ? Nhờ LS TV giúp!
Đối với tình huống của chị Hiền, quý công ty xin được trả lời như sau:
Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Điều 629, Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015, nếu ông nội của chị có di chúc (thông qua lời trăn trối) thỏa những điều kiện sau:
• Tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản;
• Nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
thì di chúc sẽ được công nhận là hợp pháp và chỉ cần chia thừa kế theo di chúc. Bố của chị sẽ được thừa kế nhà và đất mà không cần sự đồng ý của tất cả những người con còn lại. Theo đó, hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không bao gồm cam kết, thỏa thuận của những người con còn lại theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
Trường hợp thứ hai, nếu di chúc miệng này không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật, và về nguyên tắc, phải có sự đồng ý của tất cả những người con còn lại.
Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
o Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
o Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
o Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
• Những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
• Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, trong trường hợp anh/chị/em của bố chị Hiền mà trước đây không đồng ý việc ký công chứng đã mất, thì những người con của người đó sẽ được hưởng phần di sản do cha/mẹ mình đáng lẽ được hưởng từ ông. Chính vì vậy, nếu ba chị muốn làm thủ tục cấp sổ đỏ thì phải có sự đồng ý của tất cả 6 thành viên còn lại. Trong trường hợp một trong các thành viên mất, thì con của người đó sẽ kế thừa quyền và nghĩa vụ người này.
Cha mẹ có 3 người con. Cha mất 1984 mẹ mất 2013 không có di chúc. Nhà không có sổ hồng , chỉ có kê khai 1977 ( cha tôi khai ) , kê khai 1999 đồng sở hữu : mẹ, anh , chị và tôi. Tôi có một số giấy tờ : kê khai 1977 và 1999, hộ khẩu năm 1976,1986 và 1994 ( có tên cha , chị và tôi trong hộ các hộ khẩu đó ) Giấy xác nhận quy hoạch và số thửa – tờ bản đồ do Phòng tài nguyên môi trường Quận cấp, Tôi đã nộp đơn khởi kiện chia di sản cho Tòa án Quận.Cho tôi hỏi và nhờ Quý vị giải đáp :
– Các giấy tờ đó có đủ điều kiện chia di sản thừa kế chưa ?
– Tôi phải làm sao cho hợp lý. Cám ơn rất nhiều và mong hồi âm
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về xác định quyền sử dụng đất là di sản có quy định trong trường hợp người để lại quyền sử dụng đất mà không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế thì cần xác định như sau:
– Trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận (đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận tại Điều 188 Luật Đất đai) thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó
– Trường hợp không có văn bản do UBND xác nhận là việc sử dụng đất hợp pháp nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất không vi phạm quy hoạch và có thể xem xét giao quyền sử dụng đất thì Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.
Như vậy, những giấy tờ bạn hiện có đủ điều kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà đất. Bạn có thể yêu cầu phân chia dia sản thừa kế là nhà đất nói trên. Sau đó tiến hành đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Nội tôi mất năm 2016 không để lại di chúc, 2016 nội tôi vẫn còn đứng tên quyền sử dụng đất và giấy tờ đất đã bị mất sau khi nội tôi chết. Nhưng nay không biết cách nào cha tôi lại đưa ta giấy tờ đứng tên quyền sử dụng đất năm 2012. Các con của nội tôi muốn phân chia lại phần đất của nội thì cần làm gì?
Trong sổ hộ khẩu của ông bà ngoại chỉ có mình tôi và ông bà vậy khi ông bà mất tôi có quyền hưởng thừa kế không ạ . Ông bà không chia tài sản cho ai cả
Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn đối với vấn đề của bạn như sau:
Do ông bà bạn khi mất không để lại di chúc thừa kế, không chia tài sản cho ai nên vấn đề thừa kế di sản của ông bà bạn sẽ được giải quyết theo các quy định về Thừa kế theo pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015). Thứ tự thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.
Như vậy, theo quy định trên thì bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà bạn. Do đó, bạn cần xem xét hàng thừa kế thứ nhất của ông bà có những ai. Đó có thể là ba, mẹ của ông bà bạn (cụ/ông cố, bà cố của bạn), ba hoặc mẹ của bạn, những người con đẻ khác của ông bà, con nuôi của ông bà. Nếu hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn vẫn còn thì bạn không được hưởng di sản. Bên cạnh đó, bạn còn cần phải xem xét xem hàng thừa kế thứ hai của ông bà còn ai khác ngoài bạn không. Trong trường hợp bạn là người duy nhất trong hàng thừa kế thứ hai của ông bà và hàng thừa kế thứ nhất cũng không có ai thì bạn được hưởng toàn bộ di sản của ông bà. Tóm lại, theo các quy định về thừa kế trong pháp luật Dân sự, sổ hộ khẩu không phải là căn cứ để xác định quyền thừa kế.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi tới bạn, hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn thêm và kịp thời nhất, bạn có thể liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87.
Xin chân thành cảm ơn.
z
Bố mẹ chồng tôi sinh ra 02 hai người con trai, chồng tôi là con cả và là em chồng. Năm 2004, Bố mẹ chồng tôi có 2 thửa đất và 2 ngôi nhà. Ông Bà đã phân chia nhà, đất cho gia đình 2 người con của mình, mỗi người đều có nhà, đất riêng và mỗi người con đều đứng tên mình trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Bố, mẹ chồng tôi đã ở và sống cùng vợ chồng tôi. Đến năm 2010 Bố chồng mất, năm 2012 Mẹ chồng mất. Cuối năm 2017 chồng tôi cũng mất do tai nạn giao thông và không để lại di chúc. Vợ chồng tôi, chỉ có 1 người con gái, hiện đã 15 tuổi. 2019, em chồng tôi có đề nghị không được bán nhà đất mà hai mẹ con tôi đang ở hoặc nếu có bán thì để lại 01 phần thửa đất và ngôi nhà để nó quản lý vì là đây là Bố mẹ chồng đã gắn bó cả đời và cũng là nơi thờ cúng cha, mẹ và tổ tiên nhà chồng. tôi muốn chuyên gia tư vấn răng: Yêu cầu của em chồng như vậy có hợp pháp không? Bây giờ thể làm đơn khởi kiện B ra tòa ngay thời điểm này được không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT, về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 66 Luật hôn nhân gia đình 2014 về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết quy định như sau:
“Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 151 Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật quy định:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Căn cứ các quy định trên thì có thể thấy yêu cầu của người em chồng chị là không đúng pháp luật
Thứ nhất, pháp luật không có quy định nơi người chết gắn bó cả đời là nơi thờ cúng. Trước khi mất bố mẹ chồng chị cũng không lập di chúc để lại phần di sản dùng vào việc thờ cúng theo Khoản 1 Điều 645 BLDS 2015
Thứ hai, về tài sản mà bố mẹ chồng bạn để lại gồm hai thửa đất, hai căn nhà đều đã được phân chia rõ ràng cho hai người con, cả hai đều đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sỡ hữu đất và quyền sỡ hữu nhà thì trường hợp người chồng mất, tài sản đó sẽ đương nhiên thuộc về người vợ, con theo hàng thừa kế thứ nhất (điểm a, khoản 1 Điều 151 BLDS 2015). Trường hợp người con của chị mới chỉ 15 tuổi nên theo quy định pháp luật chị cũng là người giám hộ nên chị có quyền quyết định bán căn nhà đang hợp pháp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng!
Bố tôi 72 tuổi, sau 2 tuần ngã xe máy nằm viện Việt Đức, bệnh viện cho thở ô xy trả về. Về nhà con trai trưởng quyết định rút ống thở cho bố chết. Sau 3 ngày tang lễ, con trai trưởng tự ta di chuyển di ảnh, bát hương đi xuống nhà em gái thở. Sau đó sang ngày thứ 4 gọi người cho thuê nhà 13 triệu một tháng. Tôi ngăn cản việc cho thuê vì bố mới mất, nhà này đã được di chúc mày không có quyền. Vậy tôi có quyền phản đối không. Tôi có quyền yêu cầu mở thừa kế không
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Cha mẹ tôi có phần đất chung và có 4 người con trong đó tôi là con gái lớn. Tuy nhiên cha mẹ tôi muốn chia cho tôi 1 phần trong số đó nhưng người e kế của tôi không đồng ý thì có hợp lý không ạ
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Ba tôi là con trai lớn nhưng vài năm nay đã bị tai biến không có khả năng lao đông nữa,bà nội tôi di chúc cho con trai thứ và con gái út mà đất đó để làm từ đường. Vậy ba tôi có được hưởng phần đất đó k
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Cháu chào chú . cháu có vấn đề về đất đai rất mong được sự quan tâm của chú ạ.mẹ cháu ko đi lấy chồng và kiếm được cháu . nhà mẹ cháu sinh được 10 người con nhưng lúc bà cháu mất đi ko để lại di chúc mà chỉ bằng miệng nên các con của bà ko cho mẹ cháu làm sổ đỏ mà chỉ cho ở . giờ mẹ cháu phải làm thế nào ạ
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Cho e hỏi là trong trường hợp người hưởng di sản thừa kế k hiểu được nội dung của di chúc thì giải quyết như thế nào? Và luật sư đã gặp phải trường hợp nào như thế này chưa ạ?
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Xin công ty luật giải đáp giúp tôi vấn đề này. Cảm ơn.
Ông nội tôi mất cách đây 4 tháng rồi.
Ông nội tôi có 3 người vợ, cả 3 người đều còn sống, đến thời điểm mất thì đang sống cùng với bà thứ 3.
Ông tôicó 2 người con trai, Bố tôi của bà nội tôi là vợ đầu, Chú tôi là của người vợ thứ 2 (Cả vợ thứ 2 và chú đều sống ở xa). Con gái thì nhiều người.
Thời điểm mất lo xong tang lễ, 1 thời gian sau thì bà vợ thứ 3 nói là trước khi mất ông có làm di chúc để ở ngoài Ủy ban xã giữ. Đất được chia 2 phần, 1 nửa cho bà vợ thứ 3, 1 nửa cho chú tôi. Di chúc chưa được công bố gì cả.
Chú tôi sau đó cũng gọi điện cho bố tôi, bảo là có di chúc như thế, và Chú có người bạn làm ở Ủy ban xã bảo là như vậy. Và bố tôi cũng bảo là thế là được rồi. Không hỏi thêm gì nữa.
Hôm nay thì cái chú làm ở Ủy ban có vào nhà tôi chơi, bố tôi mới nghĩ đến chuyện đó và hỏi, thì chú làm ở Ủy ban nói là không biết vấn đề này.
Tôi có đọc luật thấy bảo là di chúc sẽ có bản sao gửi đến những người được thừa kế trong di chúc. Và sẽ được công bố (Hiện tại di chúc ông tôi vẫn chưa công bố)
Vậy Luật sư cho hỏi, là Bố Tôi có được phép xem cái di chúc đó không nhỉ? Nếu được thì làm sao để xem cái di chúc đó?
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Năm 1964 bố mẹ tôi khai phá được mảnh đất 3.769 m2. Ông bà sinh được 5 người con ,4 trai 1 gái năm 2006 mẹ tôi mất không để lại di chúc gì lúc còn sống ông bà có thống nhất là đất đai chia đều cho các con. Năm 1983 ông bà cho anh cả 790 m2 cho đến nay anh chưa làm bìa đỏ, cho anh thứ hai 874mm2 anh đã làm bìa đỏ năm 2010.
Năm 2006 mẹ tôi mất. đến năm 2010 bố tôi được cấp giấy CNQSD đất mang tên ông là 755m2 gồm đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm
Năm 2013 ông lại được cấp 2 GCNQSD đất mang tên Hộ ông với diện tích là 1.150m2 gồm đất bỏ hoang khác và 200m2 đất trồng cây lâu năm .Hộ khẩu của bố tôi được cấp năm 1992 trong hộ khẩu có 3 người là bố mẹ và anh thứ 3
Nay bố tôi 91 tuổi 3 bìa này bố tôi cho 3 người con còn lại nhưng anh cả không nghe đòi phân chia di sản bố tôi không nhất trí vì anh cả bố mẹ tôi đã cho rồi anh yêu cầu chia phần di sản của mẹ tôi thưa luật sư như vậy có đúng không?giờ bố tôi muốn viết di chúc để lại phần tài sản trên cho 3 anh em tôi có được không?
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Năm 1964 bố mẹ tôi khai phá được mảnh đất 3.769 m2. Ông bà sinh được 5 người con ,4 trai 1 gái năm 2006 mẹ tôi mất không để lại di chúc gì lúc còn sống ông bà có thống nhất là đất đai chia đều cho các con. Năm 1983 ông bà cho anh cả 790 m2 cho đến nay anh chưa làm bìa đỏ, cho anh thứ hai 874mm2 anh đã làm bìa đỏ năm 2010.
Năm 2006 mẹ tôi mất. đến năm 2010 bố tôi được cấp giấy CNQSD đất mang tên ông là 755m2 gồm đất thổ cư và đất trồng cây lâu năm
Năm 2013 ông lại được cấp 2 GCNQSD đất mang tên Hộ ông với diện tích là 1.150m2 gồm đất bỏ hoang khác và 200m2 đất trồng cây lâu năm .Hộ khẩu của bố tôi được cấp năm 1992 trong hộ khẩu có 3 người là bố mẹ và anh thứ 3
Nay bố tôi 91 tuổi 3 bìa này bố tôi cho 3 người con còn lại nhưng anh cả không nghe đòi phân chia di sản bố tôi không nhất trí vì anh cả bố mẹ tôi đã cho rồi anh yêu cầu chia phần di sản của mẹ tôi thưa luật sư như vậy có đúng không?giờ bố tôi muốn viết di chúc để lại phần tài sản trên cho 3 anh em tôi có được không?
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Trường hợp là đất ngày xưa do ông bà đã để lại cho ông nội tôi và người em ruột của ông tôi. Người đứng tên giấy tờ đất là người em của ông. Nay hai ông đã mất rất lâu và giấy tờ đó đã được để lại cho người cô là con của người em. Ba tôi là con của ông nội tôi muốn cắt ra làm bằng khoán riêng. Bác và chú trong họ đều đồng ý, ba tôi và người cô cũng đã đồng ý thoả thuận với nhau và đã ký tên đồng ý cắt bằng khoán. Mọi lệ phí thuế ba tôi đều đóng đầy đủ. Nhưng nay người cô lại làm đơn kiện không muốn cắt phần đất đó cho ba tôi như thoả thuận ban đầu. Vây bây giờ ba tôi có thể thưa kiện được không?
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Ba em mất khong để lại di chúc , tài sản toàn bộ là ba em đứng tên hết . Nhà có 6 anh chị em . Do làm ăn thất bại em có đề nghị người chị 2 chia cho em phần thừa kế của em cho em trả nợ nguoi ta, Mà người đó không chịu em đòi bán hết chia đều hết anh chị em mà nguoi chi 2 vs chi 4 không chịu . Giấy tờ nhà đất đai cua ba em nguoi thứ 2 giữ hết ,nói em không có quyền gì đòi chia tài sản cua ba em . Luật sư cho em hỏi như vậy thì em làm đơn nhờ UBND xã hay Tòa án giải quyết ạ .
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Gia đình tôi có họp khẩu 3 người gồm ông bà và 1 đứa cháu,tôi muốn chia 1 phần đất cho con trai thứ của tôi nhưng họ bảo cháu không thể cho chú đất.Mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Xin chào luật sư.tôi muốn hỏi là nhà có mẹ có 6 người con 4 gái và hai trai giờ mẹ muốn chia đất cho hai con trai nhưng vì một chị gái đang ở nước ngoài k thể về ký dc thì phải làm như thế nào ạ mong luật sư tư vấn giúp đỡ xin cảm ơn
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Vợ tôi qua đời. Nay tôi muốn làm thừa kế để bán căn nhà phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.Thành viên trong gia đình có 5 người (tôi là cha và có 4 người con) và có cái khó trong việc phân chia tài sản như sau:
1/- Trong đó có 1 người con không chịu ký phân chia tài sản.
2/- Cũng là người con không chịu ký thừa kế nói trên. Nay đổ nợ đi khỏi địa phương không liên lạc được. Thì việc lập Thừa kế gia đình tôi phải làm sao ?? Bản thân và gia đình tôi Thành Kính xin Luật sư bỏ ít thời giờ giải đáp cho gia đình tôi. Xin chân thành cảm ơn…
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
chào luật sư! thưa luật sư ông bà nội tôi sau khi chết có để lại 1000m2 đất, và trước đó cung đã cho người bác rồi và đã ra riêng trên 25 năm rồi,. khi bà nội cho là trên cơ sở miệng và không có làm giấy tờ gì cả, mãi đến có lệnh kê khai làm giấy QSDĐ thì ông Bác tôi tự đứng kê khai và khai không đúng với thực tế mà bà nội tôi cho trước đó. nhưng do bà tôi không có ở nhà nên không co kê khai phần đất đã được bà nội tôi cho, nên 1000m2 đó được để tên là Bà tôi (bà nên tới ngày nay tôi bị ảnh hưởng về hàng thừa kế_) vây thưa luật sư cách nào tôi lấy lại được công bằng? và phần đất mà Bác tôi tự kê khai đó có hợp lệ không? và nhà nước có quyền thu hồi lại tất cả và chia theo hàng thừa kế không thưa luật sư? vì ông bác tôi lm không ai ký tên hay lăn tay gì cả kể cả Bà tôi.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Nhà ba tôi có 9 anh em. Ba tôi là con trai đầu. Bà nội tôi 92 tuổi. Nguồn gốc đất đầu tiên là của ông bà nội. Nhưng sau đó hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ông bà nội dẫn các em của ba tôi đi lập nghiệp nơi khác. Ba tôi ở lại không đi. Trước khi đi thì có 1 số đất bán lấy tiền. Số đất còn lại thì để y đó. Sau một thời gian, ba tôi vào thăm thì thấy khổ quá. Ba tôi dẫn ông bà nội và mấy e về lại và ba tôi bỏ tiền chuột lại số đất đã bán. Nhưng giờ ba tôi đau. Ông nội đã mất còn lại bà nội. Giờ bà tự ủy quyền cho con gái thứ đi làm giấy tờ đất và chia đất không thông qua ba tôi. Giờ gia đình tôi muốn viết đơn kiện không đồng ý theo cách bà nội và mấy cô tôi làm. Vì đất ba tôi chuột lại và dẫn gia đình nội tôi về. Nên giờ mong luật sư cho tôi hướng giải quyết, và cho tôi xin mẫu đơn điện
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Bố mẹ chồng tôi mất có để lại di chúc. Trong di chúc chỉ để lại mảnh đất đang ở duy nhất cho chồng tôi. Trong khi ông bà còn hai ng con nữa nhug không được có tên trong bản di chúc. Vậy khi làm thủ tục mở thừa kế CÓ cần phải có sự đồng ý của hai người con kia không ak.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Cha tôi có cắt nữa nhà và ra sổ cho người cháu tôi là người thừa kế nhưng không hay biết. Đến nay tôi mới biết thì cha tôi muốn lấy lại vậy được không?
Nhà đất này tải sản riêng của cha Quý khách hay như thế nào? Quý khác cần trình bày cụ thể hơn nội dung cần tư vấn, vui lòng kết bạn zalo số 0819.700.748 để trao đổi cụ thể. Trân trọng./.
Cụ A, 90 tuổi, có duy nhất một người con gái là bà B và cháu ngoại là cô C (con của bà B), ngoài ra cụ còn có một em trai là cụ D, 85 tuổi. Cụ A không có chồng và cha mẹ cụ đã mất từ lâu. Cách đây ít lâu bà B không may qua đời, hiện tại cụ đang sống cùng cô cháu gái C. Cụ sở hữu một số tài sản nhất định. Vậy cho em hỏi nếu sau này cụ A qua đời thì tài sản của cụ sẽ được chia thừa kế thế vị cho cô C hay chia theo hàng TK thứ 2 của cụ gồm cụ D và cô C?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Hậu có vợ là Ly có tài sản chung là 1.3 tỉ đồng. Họ có 3 con chung là Tùng, Nam, Phương( đều có thu nhập cao và đã đi làm). Do cuộc sống chung k hạnh phúc Hậu và Ly đã ly thân. Tùng sống với Hậu và Nam, Phương sống với Ly. Tùng là đứa con hư hỏng đã có lần đánh ông Hậu gây thương tích và đã bị toà án kết án về hành vi này. Năm 2006, Hậu bị tai nạn xe máy. Trước khi chết Hậu đã viết di chúc là để lại cho ông bác ruột là Hải 200 triệu, phần còn lại chia đều cho Nam và Phương. Hãy cho biết Hải được hưởng bao nhiêu từ di sản của Hậu.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Ba mẹ vợ tôi ly dị có ba người con một trai hai gái toà án chia con người con trai đầu ở với ba hai người con gái ở với mẹ sau khi ly dị ba tôi đi bước nữa với một người đàn bà khác có thêm một người con gái sau đó ba tôi mất để lại tài sản một căn nhà anh trai tôi và em gái cùng cha khác mẹ ở còn tôi với chị gái ở với mẹ sau khi mẹ tôi mất có để lại tài sản anh trai tôi về đòi chia tài sản vậy cho tôi hỏi anh tôi có được hưởng tài sản mẹ tôi để lại không con cảm ơn luật sư nhiều
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Ông tôi có 9 người con, trong đó có 2 người con đã được chia đất ở quê, 1 người đã chết nhưng không có con, 2 người con khác cũng đã chết nhưng vẫn có con cái, hiện tại ông tôi đã viết di chúc vào năm 2010 để lại cho 6 người con của mình, mỗi người cũng đã xây nhà riêng trên phần đất mà ông tôi đã cho, phần đất dư còn lại sẽ do bố mẹ tôi quản lý lo việc thờ cúng sau này. Nhưng hiện tại ông tôi đã nằm một chỗ và do bố mẹ tôi chăm sóc, giữa các con có sự tranh chấp về đất đai, hiện giấy tờ đất do một người con khác đang giữ do đã lợi dụng sơ hở của bố mẹ tôi, giấy tờ đó vốn là do ông tôi giao cho bố mẹ tôi quản lý lâu nay. Vậy cho tôi hỏi vấn đề tranh chấp này sẽ giải quyết như thế nào khi anh em không có tiếng nói chung ?, trong khi đó ông tôi đã có di chúc và có sự xác nhận của hàng xóm, tổ trưởng, khu phố trưởng. Mong sớm nhận được sự phản hồi của luật sư.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Dạ chào luật sư. Ông tôi mất cách đây 3 năm, không có để lại di chúc, thì theo luật vợ và con của công nội tôi (là bà nội và bố tôi được thừa kế-vấn đề này tôi đã đọc ở trên). Tuy nhiên, trong phần giấy tờ đất của ông tôi có 1 phần đất 03 chưa dược sang tên cho ông tôi mà vẫn thuộc sở hữu của cụ tôi đã mất trước năm 1993. Và đến thời điểm này, các anh chị em của ông nội tôi muốn đòi lại mảnh đất đó để bán, nhưng bố tôi không đồng ý bán, chỉ đồng ý trả lại để họ làm mà thôi. Thì các anh chị em của ông tôi muốn kiện bố tôi ra tòa vì tội chiếm đoạt tài sản, bà nội tôi cũng đồng ý với ý kiến của các anh chị em của ông nội tôi. Vậy xin hỏi luật sư, nếu khi ra tòa, vấn đề này sẽ có thể được giải quyết như thế nào? Và bố tôi có quyền quyết định việc phân chia, bán mảnh đất đấy không? Xin cảm ơn luật sư, hy vọng nhận được giải đáp sớm nhất từ ngài.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Kính goi luật sư !
Cha toi mat de lại di chuc cho con toi ma khong cho toi tài sản ,vay nho luat su giai dap dum toi co được hưởng phần tài sản đó không
Kính chào quý khách, Quý khách vui lòng liên hệ qua email info@luatlongphan.vn hoặc kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu. Luật sư chuyên môn sẽ nghiên cứu, phản hồi. Trân trọng./.
Chị tôi được ủy quyền để nhận tiền bồi thường khi giải phóng mặt bằng và đó cũng là tài sản chung chúng tôi được thừa kế ! Nhưng sau khi nhận tiền ,bà ấy không chịu chia cho chúng tôi , dù đã làm giấy cam kết . Tôi đã đệ đơn kiện ra tòa, và trong thời gian dài là gần ba năm , nhưng bà ấy vẫn không chịu chi trả , trong thời gian dài như vậy thì bà ấy có thể bị coi là cố tình chiếm đoạt tài sản không ? Và chúng tôi phải khởi kiện tội này ở đâu ? Vì theo tôi biết bà ta không hợp tác làm việc với toà án và họ trả lời tôi rằng án dân sự không có biện pháp chế tài ! Vậy trong trường hợp này tôi cần phải làm gì. ! Mong nhận được sự hồi âm của các Luật sư ! Xin trân trọng cảm ơn !
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
Kính gửi luật sư,cho cháu hỏi là ông bà nội cháu có 3 người con,bố cháu và 2 cô nữa,ông bà mất rồi,xong bố cháu cũng mất,khi mất ông bà ko để lại di chúc,mà bây giờ toà án chia mảnh đất của ông bà làm 3 phần ,toà bắt cháu và mẹ phải lấy tiền và nhường lại đất cho 2 cô ,cháu thấy vô lý quá trong khi bố cháu mất rồi,còn cháu là cháu nội mà toà sử như vậy thì có đúng không ạ,mong luật sư giải đáp ạ,cháu cám ơn ạ!
Kính chào quý khách, Quý khách vui lòng liên hệ qua email info@luatlongphan.vn hoặc kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu. Luật sư chuyên môn sẽ nghiên cứu, phản hồi. Trân trọng./.
Xin chào luật sư,luật sư cho cháu hỏi là ông bà nội cháu có 3 người con,bố cháu và 2 cô nữa,ông bà cháu mất ko để lại di chúc,xong rồi bố cháu cũng mất,ông bà có để lại mảnh đất ,bây giờ toà án chia làm 3 phần và bắt cháu và mẹ cháu phải lấy tiền và nhường đất lại cho 2 cô ,trong khi đó 2 cô đã đi lấy chồng,vậy luật sư cho cháu hỏi cháu và mẹ cháu có quyền lấy đất và ko lấy tiền ko ạ,cháu cám ơn ạ!
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
Thưa các Luật sư , tôi lại xin được hỏi : Khi chúng tôi ở Việt Nam ủy quyền cho chị tôi đi lãnh tiền đền bù ( tiền thừa kế ) chỉ có ba chị em và còn ba người ở nước ngoài , ba người này không tham gia vào việc ủy quyền trên ,và chị tôi vẫn đi nhận được tiền . Sau khi nhận xong thì không chia cho ai , kể cả những người đó .
Khi làm đơn đưa ra toà , thì tôi vẫn kê khai đầy đủ các chị em trong gia đình , vậy xin các Luật sư cho tôi biết tôi làm vậy là đúng không và có cần thiết không ?
Vì khi làm giấy ủy quyền chỉ có ba chị em ở Việt Nam ! Chúng tôi có vi phạm luật không ? Xin nhận được sự tư vấn của các vị !
Chào luật sư tôi tên là Yến Linh cho tôi hỏi trước đây chồng tôi lấy tôi là đã có một tờ vợ nhà hai đứa con gái sau đó li dị lấy tôi đến nay cũng được ba đứa con hai trai một gái khi bà già chồng còn sống bà nói là cho con gái lớn của chồng tôi 4 m làm nhà vậy mà và chồng tôi đã chết nên tôi không đồng ý cháu thì đứa nào cũng cháu không cho thì thôi có đâu đưa cho đúng không nếu nó có chồng tôi sẽ chơi vào thật tiền chứ không cho nền nhưng vì tôi không đồng ý nó là trước đi chết bà vợ chồng tôi đã hứa rồi giờ làm di chúc vậy nên cho tôi hỏi có phải cho là quyền của tôi không giờ không cho là được không xin luật sư giải đáp án
Kính chào Quý khách, đối với yêu cầu tư vấn này Quý khách vui lòng trình bày vấn đề cụ thể, rõ ràng hơn hoặc liên hệ qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ. Trân trọng ./.
ba mẹ tôi có 2 căn hộ đang đứng tên mẹ tôi , và có một miến đất cho c tôi đứng tên . nhưng ba tôi mới vừa mất cách đây 1 nữa năm , mẹ tôi đã kêu c bán miến đất đi để lo cuôc sống và có lấy số tiền đó cho tôi mua miến đất nhỏ hiên miến đất đó đang mang tên tôi , và giờ mẹ tôi định ủy quyền luôn 2 căn hộ đó cho tôi , nhưng c gái và e gái kg chiệu kí tên họ đòi chia mới kí và họ đòi kiện luôn tôi phải lấy luôn miến đất đó ra chia , mới kí tên .thì mình muốn hỏi luật sư là họ có quyền làm như vậy kg , có quyền đòi chia miến đất của tôi và 2 căn hộ của ba mẹ kg . xin cam ơn .
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Chuyện là ông nội e vừa mất nhưng mà k để lại di chúc . Ông e có 5 người con( 4 gái, 1trai) người con trai là bố e nhưng bố e cũng mất rồi. Giờ e muốn làm thủ tục thừa kế nhưng mà cô út cô k đồng ý ký( mặc dù cô đã được ông để lại cho 1 phần rồi) còn các cô khác thì đồng ý k có ý kiến gì
Giờ có cách nào không ạ
Hay đưa ra toà nhờ giải quyết được không ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.