Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế

Mẫu đơn khởi kiện chia di sản thừa kế là văn bản quan trọng nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp thừa kế xảy ra. Để đơn được giải quyết nhanh chóng thì nội dung đơn phải đảm bảo đầy đủ và chính xác. Bài viết dưới đây là nội dung hướng dẫn đơn khởi kiện chia thừa kế.

huong dan mau don khoi kien chia  thua ke
Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế phải đầy đủ nội dung và chính xác về mặt pháp lý

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN CHIA THỪA KẾ

Thời hiệu khởi kiện phân chia thừa kế

Căn cứ theo quy định (Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015) thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Chính vì vậy, khi có phát sinh tranh chấp thừa kế, người có quyền lợi bị xâm phạm cần làm đơn khởi kiện trong khoảng thời gian theo quy định để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Nội dung đơn khởi kiện chia thừa kế

mau don khoi kien chia thua ke
Tranh chấp thừa kế là tranh chấp xảy ra thường xuyên trong xã hội hiện nay

Nội dung đơn khởi kiện chia thừa kế bao gồm những nội dung tương tự như một đơn khởi kiện thông thường được quy định tại (khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015), cụ thể như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trường hơp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc cuối cùng của người bị kiện.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Họ, tên địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Cách viết đơn khởi kiện chia thừa kế

Bước 1: Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ như: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …)

Bước 2: Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  • Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết rất quan trọng nhằm tránh trường hợp bị trả lại đơn và đơn được giải quyết nhanh hơn.
  • Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân được quy định tại (khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Người khởi kiện cần ghi đúng tên tòa án giải quyết. Nếu là tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ tòa án nhân dân cấp tỉnh nào.

Bước 3: Ghi thông tin người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có). Cụ thể là:

  • Họ và tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Địa chỉ cư trú
  • Số điện thoại

Bước 4: Nội dung khởi kiện

  • Trình bày lại sự việc dẫn đến tranh chấp thừa kế (tài sản thừa kế là gì, do ai để lại, có di chúc hay không, lý do dẫn đến tranh chấp,…)
  • Quyền lợi của người khởi kiện bị xâm phạm như thế nào

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại

Bước 5: Yêu cầu khởi kiện (yêu cầu phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật)

Trong nhiều trường hợp, khi phát sinh tranh chấp thừa kế về di chúc người khởi kiện có quyền yêu cầu hủy bỏ di chúc.

Nếu gặp phải trường hợp này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc

Bước 6: Danh mục tài liệu chứng cứ

Hồ sơ khởi kiện chia thừa kế

Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ, chứng minh kèm theo.

cach viet don chia thua ke
Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của người khởi kiện

Đơn khởi kiện (Mẫu số 23 – DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP, do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn

  • Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người khởi kiện
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có)
  • Hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng tặng cho (nếu có),…
  • Các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan.

 Sau khi có được một lá đơn khởi kiện hoàn chỉnh cùng hồ sơ giấy tờ liên quan, người khởi kiện đến nộp cho tòa án sẽ được tòa án tiếp nhận đơn và tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế: Khi nào được khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế

Trên đây là nội dung hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện chia thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp quý bạn đọc cần sự hỗ trợ của luật sư trong việc soạn thảo đơn khởi kiện thừa kế hoặc tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ chúng tôi Tư vấn pháp luật thừa kế thông qua hotline 1900636387 để được giúp đỡ kịp thời và nhiệt tình nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.61 (15 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

12 thoughts on “Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế

  1. Nguyễn thị dậu thanh says:

    Trước đây ba, mẹ chồng tôi có để lại thủa đất 1708m2cho năm người con, hiện đang sinh sống trên thủa. Đất này, khi ba mẹ chồng tôi qua đời không để lại di chúc cho các con , không may chồng tôi bệnh qua đời
    cũng ko để lại di chúc cho tôi. Tôi và chồng tôi đã lấy nhau gần hai mươi mấy năm rồi nhưng ko có con chung, cũng ko có con riêng,, sau khi chồng tôi qua đời tôi có qua nhà em chồng để mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xin tách thửa, nhưng em chồng tôi không cho tôi mượn vì tôi sống một mình không có con chỉ cho tôi ở hết đời của Tôi, nên toi ko đồng ý và có làm đơn gửi lên xã để giải quyết và hoà giải ko thành ,vậy tôi có làm đơn gửi toà án nhưng tôi không biết soạn đơn sao cho đúng nên toà trả đơn lại và nói tôi làm lại, mong quí luật sư giúp tôi soạn cho tôi văn bản đơn để gửi toà sao cho đúng thủ tục để toi co quyền sử dụng đất hợp pháp mà chồng tôi để lại cho tôi

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      số điện thoại bạn cung cấp có sự nhầm lẫn, nên chúng tôi không thể liên hệ với bạn được, bạn vui lòng cung cấp lại số điện thoại để chúng tôi có thể liên hệ trao đổi với bạn.
      Trân trọng!

  2. Ngô văn khuyến says:

    Gia đình tôi có 4 người. Cha, Mẹ, anh và tôi. Năm 2004 anh tôi chết. Trước khi chết anh tôi có vợ và sinh được 1 cháu. Năm 2008 bố tôi chết. Tài sản của gia đình tôi có 1000m2 đất. Vậy cho tôi hỏi. Anh tôi chết thì tài sản có được chia cho mẹ tôi không? Hay chỉ con trai anh tôi được hưởng theo hàng thừa kế thế vị. ( cha tôi và anh tôi chết không để lại di chúc). Xin Luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Khi người anh chết mà không để lại di chúc thì khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế. theo đó, di sản sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm những người sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; trong đó có cả mẹ của bạn, bố của bạn, vợ và con của anh bạn.
      Khi bố bạn mất, theo quy định tại Điều 653 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hương nếu còn sống. Như vậy, chỉ có con cua người anh của bạn được hưởng di sản thừa kế do bố bạn để lại, người vợ và mẹ thì không được phần di sản thừa kế thế vị này của người cháu.
      Trân trọng!

  3. Nguyễn Hoa says:

    Mẹ tôi có 7 người con, 4 con trai và 3 con gái. Mẹ tôi chưa mất nhưng đã chia hết tài sản đất cho 4 người con trai. Hiện giờ chị em chúng tôi muốn mẹ tôi phải chia đều cho các con, chúng tôi muốn có quyền thừa kế đất. Xin hỏi luật sư, giờ tôi phải làm đơn như thế nào để được giải quyết vấn đề này ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
      Như vậy, việc định đoạt di sản thừa kế là do mẹ của bạn định đoạt, bạn và những người khác không có quyền quyết định.
      Trân trọng!

  4. Nguyễn Thúy Xinh says:

    Khi ông bà tôi còn sống có nói chia đất cho bố tôi, nhưng khi chết lại không để lại di chúc.Bố tôi đi công nhân nay muốn về quê sống nhưng đất nhà ông bà tôi do gia đình chú tôi đang sử dụng. Giờ bố tôi muốn chia theo luật thừa kế có được không

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Do ông bà mất không để lại di chúc nên phần di sản là đất trên được chia thừa kế theo pháp luật theo Điều 650 BLDS 2015. Bố bạn là con của ông bà nên là người thừa kế theo pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS 2015. Do đó bố bạn có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu từ thời điểm ông bà mất đến nay mà quá 30 năm thì thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế đã hết. Trong trường này QSDĐ trên sẽ thuộc về người chú theo Điều 623 BLDS 2015.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng!

    • Khách says:

      Xin chào.. bà ngoại tôi mất có để lại 1 lô đất hơn 300m2 mà ngoại tôi mất ko để lại di chúc . Ngoại tôi chỉ có 1 người con là mẹ tôi. Mà mẹ tôi đi lấy ck xa nên ông em cô cậu ruột ở và lấy hết đất của mẹ tôi. Vậy giờ tôi muốn lấy lại đất phải làm sao thưa luật sư

      • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  5. Khách says:

    ông nội tôi có để lại mãnh đất 700m2 ko có sổ đỏ, ko co di chúc, nhưng nói để lại cho bố tôi, bố tôi cũng chưa làm sổ đỏ và bố tôi cũng đã mất, bố tôi có 2 ngươi vợ, bà đầu đã li dị và lấy mẹ tôi. bà đầu có 2 đứa con. một trai, một gái. còn mẹ tôi cung 2 đứa 1 trai một gái. giờ ông anh con bà đầu đang làm sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của riêng anh.mẹ tôi ko đồng ý muốn cho em trai đồng sở hữu để đất đó tổ tiên để lại anh ko được bán. nhưng ông anh ko chịu muốn làm cho riêng mình. vậy tôi làm đơn như thé nào và gữi đến cơ quan nào.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87