Tranh chấp thừa kế của cháu ngoại hiện nay không phải là một vấn đề xa lạ, theo quan niệm của một số nơi ở Việt Nam, chỉ có con cháu họ nội mới đươc nhận thừa kế, còn con cháu họ ngoại thì không được hưởng thừa kế, liệu điều này có phù hợp với quy định pháp luật? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại đúng quy định pháp luật.
Quyền thừa kế của cháu ngoại
Có những loại thừa kế nào?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự hiện hành, nước ta quy định có hai loại thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
>> Xem thêm: Tranh Chấp Thừa Kế Của Con Vợ Trước, Chồng Trước Và Sau
Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để một di chúc được công nhận là hợp pháp thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội;
- Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật;
Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, những đối tượng sau được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những đối tượng trên sẽ đương nhiên được hưởng 2/3 suất di sản của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật nếu họ không được người để lại di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng di sản ít hơn 2/3 suất đó.
Thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 (viết tắt là BLDS 2015):
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp, không tuân thủ các điều kiện của một di chúc;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Một trong những căn cứ quan trọng để phân chia di sản của người chết để lại là việc xác định hàng thừa kế. Và theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, thi cháu ngoại thuộc hàng thừa kế thứ 2
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi mà tất cả những người ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
>>> Tham khảo bài viết chi tiết: Giải quyết tranh chấp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Cháu ngoại được hưởng di sản thừa kế như thế nào?

Quyền hưởng thừa kế của cháu ngoại
- Hưởng thừa kế theo di chúc: Nếu ông, bà ngoại chết có để lại di chúc và định đoạt một phần di sản cho cháu ngoại thì cháu ngoại vẫn được hưởng di sản.
- Hưởng thừa kế theo pháp luật: Cháu ngoại thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông, bà ngoại nên nếu không có người thừa kế ở hàng thứ nhất hoặc tất cả các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất không có quyền hưởng di sản, từ chối di sản thì cháu ngoại sẽ được hưởng thừa kế.
- Hưởng thừa kế thế vị: Khi mẹ cháu là đối tượng được hưởng thừa kế mà lại chết trước hoặc cùng lúc với ông hoặc bà ngoại thì cháu sẽ là người thừa kế thế vị, hưởng phần thừa kế của mẹ mình (Điều 652 BLDS 2015).
Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ sau:
- Đơn khởi kiện (mẫu số 23 – DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017
>>> Tải về: Mẫu đơn khởi kiện dân sự
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản
- Giấy chứng tử của người để lại di sản
- Di chúc (nếu có)
- Bản kê khai di sản
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản
- Giấy tờ liên quan đến việc từ chối nhận di sản (nếu có)
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế
Khi tranh chấp xảy ra các đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Bước 2: Toà án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện
Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện
Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi xét thấy hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý.Theo khoản 2 Điều 230 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
Bước 5: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
Bước 6: ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên
Bước 7: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị
Xem thêm: Thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu ngoại
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng bằng những dịch vụ như:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp thừa kế;
- Phân tích tranh chấp và đưa ra giải pháp thích hợp;
- Hướng dẫn quy trình, thủ tục khởi kiện;
- Hỗ trợ soạn thảo các đươn từ, văn bản pháp lý có liên quan khác;
- Đại diện ủy quyền làm việc với Tòa án
- Đại diện khách hàng tranh luận trước Tòa….

Quy trình giải quyết tranh chấp thừa kế
Tranh chấp thừa kế trong gia đình nói chung và tranh chấp thừa kế của cháu ngoại nói riêng là vấn đề khá nhạy cảm. Và thường đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật. Việc tham khảo và tuân theo các quy định là điều cần thiết để giải quyết tranh chấp một cách công bằng và minh bạch. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, liên hệ ngay Tư vấn pháp luật thừa kế qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn
Bài viết liên quan:
- Giải quyết tranh chấp thừa kế của cháu đích tôn
- Tranh chấp thừa kế thế vị giải quyết như thế nào?
- Giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú
Tags: Tranh chấp thừa kế
Mong luật sư tư vấn
Kiến nghị anh liên hệ trực tiếp qua hotline của công ty để được tư vấn chi tiết và cụ thể về vấn đề mà anh thắc mắc