Lương hưu cho người đi xuất khẩu lao động được quy định theo Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành. Người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí. Việc tính toán và thực hiện thủ tục hưởng lương hưu phải tuân thủ các quy định cụ thể về điều kiện, thời gian đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội.

Điều kiện hưởng lương hưu
Người lao động đi xuất khẩu lao động phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 54, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 ) sau để được hưởng lương hưu:
- Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
Điều kiện về tuổi nghỉ hưu:
- Nam giới: 60 tuổi 3 tháng (năm 2021), sau 2021 cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam, tăng dần đến 62 tuổi vào năm 2028
- Nữ giới: 55 tuổi 4 tháng (năm 2021), sau 2021 cứ mỗi năm tăng 04 tháng đối với lao động nữ, tăng dần đến 60 tuổi vào năm 2035
- Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
- Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Cách tính lương hưu cho người đi xuất khẩu lao động
Mức lương hưu
Mức lương hưu hàng tháng được tính theo công thức chung của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Công thức tính:
Mức lương hưu = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x Tỷ lệ hưởng lương hưu
Ví dụ 24: Bà A 53 tuổi, làm việc trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61%, có 26 năm 04 tháng đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu tháng 6/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà A được tính như sau:
- 15 năm đầu được tính bằng 45%;
- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 3% = 33%;
- 04 tháng được tính là 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 3% = 1,5
- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 33% + 1,5% = 79,5% (chỉ tính tối đa bằng 75%);
- Bà A nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 2 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%;
Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà A là 75% – 4% = 71%. Ngoài ra, do bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng 75% (cao hơn 25 năm) nên còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là: 1,5 năm x 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP
Tỷ lệ hưởng lương hưu
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính như sau:
- Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
- Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tính lương hưu nghỉ trước tuổi do tinh giảm biên chế

Thủ tục hưởng lương hưu cho người lao động đi xuất khẩu
Hồ sơ hưởng lương hưu
- Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật nàyhoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.
- Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
- Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;
- Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.
Trình tự thủ tục hưởng lương hưu
Người lao động nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi cư trú.
- Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật nàycho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật nàycho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật nàycho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Luật sư tư vấn hỗ trợ thủ tục hưởng lương hưu
- Rà soát điều kiện hưởng lương hưu
- Tính toán mức lương hưu dự kiến
- Hướng dẫn thu thập hồ sơ, giấy tờ cần thiết
- Soạn thảo đơn từ, văn bản theo quy định
- Đại diện làm việc với cơ quan BHXH
- Theo dõi và đôn đốc quá trình giải quyết hồ sơ
- Tư vấn giải quyết vướng mắc phát sinh
- Hỗ trợ khiếu nại, khiếu kiện (nếu cần)

Để đảm bảo quyền lợi hưởng lương hưu cho người đi xuất khẩu lao động, việc nắm vững các quy định và thực hiện đúng thủ tục là yếu tố then chốt. Quý khách cần tư vấn chi tiết về thủ tục hưởng lương hưu, vui lòng liên hệ Long Phan PMT qua hotline 1900636387. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách trong suốt quá trình thực hiện.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.