Hướng dẫn tính lương hưu nghỉ trước tuổi do tinh giảm biên chế

Bộ luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021 đã thay đổi một số quy định về nghỉ hưu, lương hưu trước tuổi do tinh giản biên chế trong Luật bảo hiểm xã hội 2014. Bài viết sẽ hướng dẫn tính lương hưu nghỉ trước tuổi do tinh giản biên chế. Nắm bắt được các thông tin, cách tính này sẽ giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của mình và người thân khi nghỉ hưu.

nghỉ hưu trước tuổi do tình hình tinh giảm biên chế

Nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế

Điều kiện để được nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các khoản 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP về chính sách về hưu trước tuổi, như sau:

Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại khoản 2 Điều 169 và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó :

  • Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;
  • Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Đối tượng được tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động (Từ năm 2021, nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm, nam tăng thêm 03 tháng, nữ tăng thêm 04 tháng)và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động (Tuổi nghỉ hưu thấp hơn không quá 05 tuổi so với trường hợp bình thường nêu tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó:

  • Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành;
  • Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

>>>Xem thêm: Nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch covid thì được hưởng bao nhiêu lương

cách xác định tuổi nghỉ hưu sớm

Cách xác định tuổi nghỉ hưu sớm

Xác định tuổi nghỉ hưu sớm do tinh giản biên chế

Đối với đối tượng tinh giản biên chế có tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:

  • Trường hợp tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của năm thực hiện tinh giản biên chế quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì tùy từng trường hợp cụ thể được hưởng chính sách về hưu trước tuổi.
  • Ví dụ: Nam, sinh tháng 10/1964, có 21 năm đóng BHXH. Nếu tinh giản biên chế tại thời điểm tháng 8/2021 (tuổi đời là 56 tuổi 10 tháng), thấp hơn 03 năm 05 tháng so với tuổi nghỉ hưu của năm 2021 (60 tuổi 03 tháng) thì được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).

>>>Xem thêm: Lập di chúc để lại di sản tại Việt Nam dành cho người nước ngoài được không?

Đối với đối tượng tinh giản biên chế có tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:

Trường hợp tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của năm thực hiện tinh giản biên chế và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì tùy từng trường hợp cụ thể được hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định, trong đó:

  • Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc
  • Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021)
  • Ví dụ: Nữ, sinh tháng 11/1973, có 20 năm đóng BHXH, trong đó có 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Nếu tinh giản biên chế tại thời điểm tháng 11/2021 (có tuổi đời là 48 tuổi) thấp hơn 02 năm 04 tháng so với tuổi nghỉ hưu của năm 2021 (50 tuổi 4 tháng) thì được hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định.

Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP được quy định như sau:

Lao động nam Lao động nữ
Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu Năm nghỉ hưu Tuổi nghỉ hưu
2021 60 tuổi 3 tháng 2021 55 tuổi 4 tháng
2022 60 tuổi 6 tháng 2022 55 tuổi 8 tháng
2023 60 tuổi 9 tháng 2023 56 tuổi
2024 61 tuổi 2024 56 tuổi 4 tháng
2025 61 tuổi 3 tháng 2025 56 tuổi 8 tháng
2026 61 tuổi 6 tháng 2026 57 tuổi
2027 61 tuổi 9 tháng 2027 57 tuổi 4 tháng
Từ năm 2028 trở đi 62 tuổi 2028 57 tuổi 8 tháng
2029 58 tuổi
2030 58 tuổi 4 tháng
2031 58 tuổi 8 tháng
2032 59 tuổi
2033 59 tuổi 4 tháng
2034 59 tuổi 8 tháng
Từ năm 2035 trở đi 60 tuổi

mức hưởng lương hưu

Mức hưởng lương hưu

Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế

Mức hưởng lương hưu thực hiện cụ thể theo hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định như sau:

Đối với lao động nữ:

  • Đóng đủ 15 năm BHXH: Được hưởng tỷ lệ bằng 45%.
  • Sau đó: Cứ thêm mỗi năm, tỷ lệ hưởng được tính thêm 2%.
  • Tỷ lệ hưởng tối đa là 75%.

Đối với lao động nam:

  • Nghỉ hưu trong năm 2021: Đóng đủ 19 năm BHXH sẽ được tính tỷ lệ hưởng là 45%.
  • (Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được tính tỷ lệ hưởng là 45%)
  • Sau đó: Cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
  • Tỷ lệ hưởng tối đa là 75%.

Đặc biệt: Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu sớm do tinh giản biên chế sẽ không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu. Trong khi các trường hợp thông thường thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị giảm 2% tỷ lệ hưởng.

Lưu ý: Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì được làm tròn như sau:

  • Lẻ từ 01 – 06 tháng: Tính là nửa năm.
  • Lẻ từ 07 – 11 tháng: Tính là 01 năm.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định nâng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (Mbqtl) sẽ được áp dụng theo công thức tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH :

Có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương nhà nước quy định:

Bắt đầu tham gia BHXH trước năm 1995:

Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
60 tháng

Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 1995 – 2000:

Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
72 tháng

Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2001 – 2006:

Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
96 tháng

Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2007 – 2015:

Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm

(120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

120 tháng

Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2016 – 2019:

Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm

(180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

180 tháng

Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2020 – 2024:

Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm

(240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc

240 tháng

Bắt đầu tham gia BHXH từ năm 2025 trở đi:

Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của toàn thời gian đóng
Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

Nếu tham gia BHXH trước năm 2016: Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.

Nếu tham gia BHXH từ năm 2016 trở đi: Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng theo từng thời kỳ.

  • Trước đó có thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:
Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng tiền lương tháng đóng BHXH  theo tiền lương cho doanh nghiệp quyết định
Tổng số tháng đóng BHXH

>>>Xem thêm:: Cách tính tuổi nghỉ hưu cho người lao động

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định pháp luật về số giờ được làm thêm và cách tính tiền lương làm thêm giờ. Quý bạn đọc còn có thắc mắc hoặc cần TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG, vui lòng thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Scores: 4.9 (34 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87