Tạm đình chỉ công việc là biện pháp người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động khi người đó có hành vi vi phạm kỷ luật lao động và vụ việc có tình tiết phức tạp. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ công việc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Bài viết này sẽ phân tích các trường hợp hợp tạm đình chỉ và các vấn đề pháp lý có liên quan.

Trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc
Theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được tạm đình chỉ người lao động khi có đủ các điều kiện sau:
- Người lao động vi phạm nội quy lao động;
- Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp;
- Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh;
- Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên(nếu có).
Thời hạn tạm đình chỉ công việc là bao lâu?
Thời hạn tạm đình chỉ công việc được quy định tại khoản 2, Điều 128, Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, thời hạn này không được vượt quá 15 ngày. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 90 ngày.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ. Hết thời hạn tạm đình chỉ, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

>>> Xem thêm: Có thể khởi kiện công ty không trả lương trong thời gian ngừng việc
Quy trình tạm đình chỉ người lao động
Thủ tục tạm đình chỉ công việc được quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2019. Tùy thuộc vào việc người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ có phải là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hay không, quy trình tạm đình chỉ sẽ có sự khác biệt.
Đối với người lao động là thành viên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Bước 1: Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động.
- Trao đổi bằng văn bản: giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động.
- Hoặc trao đổi trực tiếp: giữa đại diện đối thoại của người sử dụng lao động và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.
Bước 2: Người sử dụng lao động ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc
- Thẩm quyền ra quyết định: Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền ra quyết định tạm đình chỉ công việc.
- Trên cơ sở tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động mà người lao động bị xem xét tạm đình chỉnh công việc là thành viên, người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc người lao động.
Bước 3: Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Đối với người lao động không là thành viên tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Bước 1: Người sử dụng lao động ban hành quyết định tạm đình chỉ công việc.
- Bước 2: Khi hết thời hạn tạm đình chỉ, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Không đồng ý quyết định tạm đình chỉ, người lao động cần làm gì?
Khi không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ, người lao động có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động. Trong vòng 07 ngày làm việc, người sử dụng lao động phải giải quyết và thông báo kết quả cho người lao động và Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở.
Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết, người lao động có thể lựa chọn một tỏng các cách giải quyết sau:
- Khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Hoặc yêu cầu Hội đồng Trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Dịch vụ tư vấn tạm đình chỉ công việc trong quan hệ lao động
Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về tạm đình chỉ công việc trong quan hệ lao động, bao gồm:
- Tư vấn điều kiện tạm đình chỉ người lao động;
- Tư vấn thời hạn tạm đình chỉ;
- Tư vấn quyền lợi của người lao động khi bị tạm đình chỉ;
- Hướng dẫn quy trình tạm đình chỉ đúng quy định pháp luật;
- Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp nếu có;
- Tư vấn và giải đáp các vấn đề khác có liên quan đến tạm đình chỉ người lao động.
>>> Xem thêm: Hướng xử lý khi công ty không cho người lao động vào làm việc
Các câu hỏi thường gặp về tạm đình chỉ công việc của người lao động
“Tình tiết phức tạp” trong vi phạm kỷ luật lao động được hiểu như thế nào?
“Tình tiết phức tạp” thường liên quan đến các vi phạm có nhiều bên liên quan, cần thời gian để xác minh, hoặc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp nếu người lao động tiếp tục làm việc. Ví dụ: vi phạm liên quan đến tài chính, an ninh thông tin, hoặc gây rối trật tự công cộng.
Ngoài khiếu nại, người lao động có thể sử dụng những cơ chế nào để giải quyết tranh chấp về tạm đình chỉ?
Người lao động có thể yêu cầu hòa giải tại hòa giải viên lao động, yêu cầu Hội đồng Trọng tài lao động giải quyết, hoặc khởi kiện tại tòa án.
Người lao động có được nhận lương trong thời gian bị tạm đình chỉ không?
Trong thời gian tạm đình chỉ, người lao động sẽ được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Người sử dụng lao động có cần chứng minh lỗi của người lao động không?
Có, người sử dụng lao động phải chứng minh lỗi của người lao động trong quá trình xác minh vi phạm.
Tổ chức đại diện người lao động có vai trò gì trong quá trình tạm đình chỉ?
Tổ chức đại diện người lao động có vai trò tham gia đối thoại và đưa ra ý kiến về việc tạm đình chỉ, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nếu hết thời hạn tạm đình chỉ mà vụ việc chưa được giải quyết thì sao?
Theo quy định pháp luật, thời gian tạm đình chỉ tối đa là 90 ngày. Nếu hết thời gian đó mà vụ việc chưa được giải quyết thì người lao động vẫn được quay trở lại làm việc.
Người lao động có được quyền làm việc ở nơi khác trong thời gian tạm đình chỉ không?
Pháp luật không cấm người lao động làm việc ở nơi khác trong thời gian tạm đình chỉ. Tuy nhiên, người lao động cần xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng lao động và nội quy công ty.
Kết luận
Việc tạm đình chỉ công việc cần tuân thủ đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả người lao động và người sử dụng lao động. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Luật Long Phan PMT qua hotline: 1900636387 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tags: Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động, Khiếu nại lao động, Khởi kiện vụ án lao động, Kỷ luật lao động, Nghĩa vụ người sử dụng lao động, Quyền lợi người lao động, Tạm đình chỉ công việc, Tranh chấp lao động, Tư vấn pháp luật lao động
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.