Hướng dẫn đòi lại tài sản bị người khác chiếm giữ trái phép

Trường hợp tài sản bị người khác chiếm giữ trái phép thì chủ sở hữu cần làm gì để đòi lại tài sản của mình. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đòi lại tài sản bị người khác chiếm giữ trái phép, điều này giúp chủ sở hữu đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân. Đồng thời giúp quý bạn đọc nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này.

hướng dẫn đòi lại tài sản

Hướng dẫn đòi lại tài sản bị người khác chiếm giữ trái phép

Thế nào là chiếm giữ trái phép tài sản?

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao trả tài sản do ngẫu nhiên mà chiếm hữu được sau khi chủ tài sản, người quản lý hợp pháp tài sản hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu được nhận lại tài sản.

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện như sau: cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại.

Xét về tính chất, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng giống như hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hai hành vi này chỉ có sự khác nhau ở đặc điểm của tài sản là đối tượng của hành vi phạm tội – đối tượng của hành vi chiếm giữ là tài sản đang trong tình trạng không có người quản lí như tài sản bị giao nhầm, bị bỏ quên, bị đánh rơi… còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đang trong sự quản lý của người khác.

>>>Xem thêm: điều kiện cấp giấy phép kinh doanh thuốc lá điện tử

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản có cấu thành tội phạm hay không?

Tại Chương XVI của Bộ luật Hình sự quy định về các Tội phạm sở hữu, tại chương này đã ghi nhận Điều 176 quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản. Như vậy, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản khi đủ các yếu tố cấu thành sẽ được coi là tội phạm. Bởi, việc chiếm giữ tài sản của người khác trái phép đã trực tiếp xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản, tác động trực tiếp đến tài sản của họ. Khiến cho người khác không thực hiện được quyền sở hữu của mình. Mà quan hệ sở hữu là một quan hệ được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác còn thể hiện thái độ xem nhẹ pháp luật, có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

Do đó, khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm của hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, thì người có hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy, các yếu tố để cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản gồm những gì? Các bạn hãy theo dõi bài viết để biết thêm thông tin.

tố giác tội phạm

Tố giác tội phạm

>>>Xem thêm: Chuyển tiền nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không

Các yếu tố cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

Các yếu tố các thành của một hành vi tội phạm gồm: khách thể, mặt khách quan mặt chủ quan và chủ thể.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản được quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) . Theo đó, có thể phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm như sau:

  • Khách thể: quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động là tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp, tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng đó là di vật, cổ vật.
  • Mặt khách quan: hoàn cảnh, cách thức người phạm tội có được tài sản một cách ngẫu nhiên do bị giao nhầm hoặc do họ tìm được, bắt được. Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi các chủ thể này đã có yêu cầu được nhận lại tài sản.
  • Mặt chủ quan: Người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản có lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải dấu hiệu để định tội.
  • Chủ thể: chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015.

Hướng dẫn tố giác tội phạm để đòi lại tài sản bị chiếm giữ

Một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 là: tố giác của cá nhân và tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”.

  • Theo đó, cá nhân thực hiện tố giác tội phạm có thể thực hiện bằng lời hoặc văn bản. .
  • Cá nhân tố giác, cơ quan tổ chức, cá nhân báo tin về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản, có thể thực hiện bằng các hình thức: đến trực tiếp và trình bày hoặc thông qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền; gửi văn bản trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) đến các cơ quan có thẩm quyền.
  • Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và một số cơ quan tổ chức được giao nhiệm vụ khác. Cụ thể một số cơ quan như: Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cấp tỉnh;…..

chiếm giữ trái phép tài sản

Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

>>Xem thêm: Hướng dẫn tố cáo khi bị xâm phạm chỗ ở

Trên đây là toàn bộ nội dung về Hướng dẫn đòi lại tài sản bị người khác chiếm giữ trái phép. Quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần sự giúp đỡ của TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE 1900.63.63. Thông qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87