Ngày nay, vì lý do tiện lợi và nhanh chóng thì việc thanh toán qua ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến, kèm theo đó là không ít các trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không và lấy lại bằng cách nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới mà LUẬT SƯ DÂN SỰ thông tin nhé.
Chuyển tiền nhầm tài khoản người khác xảy ra phổ biến hiện nay
Mục Lục
Các quy định về chuyển tiền nhầm tài khoản người khác
Quy định ngân hàng nhà nước về việc chuyển tiền nhầm tài khoản
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT – NHNN quy định về nghĩa vụ của người chuyển nhầm tài khoản như sau:
- Kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng thanh toán qua tài khoản của mình.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT – NHNN (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 02/3019/TT-NHNN) thì:
- Ngân hàng chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình;
- Thông tin đầy đủ, kịp thời về số dư, các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán và việc phong tỏa tài khoản thanh toán bằng văn bản hoặc theo các hình thức đã quy định tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin mà mình cung cấp;
- Thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản sau khi đã kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh thanh toán.
Nhận tiền chuyển nhầm nhưng không trả lại bị xử lí ra sao?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
- Trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng;
- Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Ngoài ra còn bị xử lý hình sự về các tội:
- Tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
- Tôi sử dụng trái phép tài sản của người khác được quy định tại Điều 177 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản người khác
Liên hệ ngân hàng để được nhận lại tiền chuyển nhầm
Để LẤY LẠI được TIỀN từ tài khoản chuyển nhầm, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Ngay lập tức thông báo cho ngân hàng: việc đầu tiên khi bạn phát hiện ra mình chuyển khoản nhầm là phải liên hệ với ngân hàng và báo về sự cố này.
- Cung cấp thông tin giao dịch chuyển tiền nhầm cho ngân hàng: bạn cần cung cấp chứng minh thư, thẻ ngân hàng, chứng từ như hóa đơn chuyển tiền, thời gian chuyển, số tài khoản và nội dung chuyển tiền để ngân hàng tra soát, kiểm tra lại giao dịch.
- Ngân hàng xử lý yêu cầu: ngân hàng sẽ dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp để kiểm tra và rà soát lại giao dịch bạn đã thực hiện.
Trong trường hợp tài khoản chuyển nhầm thuộc cùng ngân hàng:
- Ngân hàng sẽ tiến hành sẽ thông báo cho chủ tài khoản biết về thông tin khách hàng chuyển tiền nhầm vào tài khoản. Tiếp theo ngân hàng có thể tiến hành phong tỏa tài khoản của chủ tài khoản bị chuyển nhầm và chuyển trả số tiền đó nếu như trong tài khoản còn tiền.
- Trường hợp số tiền gửi nhầm đã bị chủ tài khoản rút ra và tiêu hết thì ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản này phải trả lại. Nếu như chủ tài khoản nhận tiền gửi nhầm nhất quyết không trả lại thì ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng để tiến hành thủ tục khởi kiện.
- Nếu sau khi bị khóa hoặc bị phong tỏa mà trong tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn số tiền mà mình đã chuyển thì ngân hàng sẽ tiến hành việc chuyển tiền trả lại cho chủ tài khoản đang có yêu cầu thực hiện kiểm tra rà soát sai sót của bản thân khi chuyển nhầm số tài khoản cũng như nhầm số tiền.
Trường hợp tài khoản chuyển nhầm khác ngân hàng:
- Lúc ngày ngân hàng nơi bạn mở tài khoản sẽ cần liên hệ với ngân hàng phía bên kia để yêu cầu hỗ trợ liên hệ với chủ tài khoản và thực hiện các bước giúp khách hàng lấy lại tiền.
- Tương tự như trên nếu người nhận tiền chuyển nhầm đã tiêu hết số tiền kia và không chịu trả lại thì bạn có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa.
Khi nào thì lấy lại được tiền chuyển nhầm?
- Với các trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản và người nhận tiền có thiện chí chuyển tiền lại thì thường sau 5 đến 7 ngày chủ tài khoản có thể nhận lại tiền của mình.
- Trường hợp người nhận tiền cố tình không trả lại tiền và buộc phải đưa sự việc ra Tòa án thì có thể mất vài tuần đến vài tháng để có thể nhận lại được tiền của mình.
- Với các trường hợp chuyển tiền sai số tài khoản, sai tên người nhận thì thường cũng chỉ mất tối đa 7 ngày làm việc để ngân hàng tra soát giao dịch và chuyển trả lại tiền cho chủ tài khoản.
Các lỗi cần tránh khi chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng
Khi bạn muốn chuyển tiền vào tài khoản nào đó thì cần lưu ý và tránh những lỗi sau:
- Chuyển tiền sai số tài khoản: bạn nên rà soát, kiểm tra lại số tài khoản cần chuyển cho chính xác bằng cách kiểm tra từng số một, không nên gấp rút khi nhập số tài khoản;
- Chuyển tiền sai tên người nhận: nếu như chuyển tiền tại ngân hàng thì bạn nên cung cấp đúng họ và tên người nhận, còn nếu như chuyển tiền tại ATM hay chuyển khoản online thì sau khi nhập đúng số tài khoản người thụ hưởng thì hệ thống sẽ hiện tên chủ tài khoản đó, khi đó bạn cần kiểm tra lại cho đúng;
- Chuyển nhầm số tiền cần gửi: lưu ý khi bạn nhập nhầm một chữ số đã có thể làm cho số tiền bạn gửi cao hơn mức bạn cần gửi, nếu như ít hơn thì bạn thực hiện tiếp giao dịch, vậy nên cẩn trọng khi nhập số tiền cần chuyển nhé.
Có nên nhờ luật sư tư vấn lấy lại tiền đã chuyển nhầm không?
Nhờ luật sư bảo vệ là một trong những quyền cơ bản của con người
Với sự am hiểu sâu sắc về pháp luật và kinh nghiệm từng trải trong nghề, Luật sư sẽ là người giúp bạn thoát khỏi những khó khăn mà bạn đang gặp phải.
Đối với trường hợp CHUYỂN NHẦM tài khoản người khác thì đến với Luật sư bạn sẽ được tư vấn, giải quyết những vấn đề như:
- Bạn cần phải làm gì khi chuyển nhầm tài khoản;
- Tư vấn pháp luật khi người thụ hưởng không trả lại tiền chuyển nhầm;
- Làm thế nào để LẤY LẠI được tiền chuyển nhầm;
- Luật sư tham gia tố tụng nếu như xảy ra tranh chấp tại Tòa.
Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp thông tin về vấn đề chuyển tiền nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không. Nếu như bạn có gặp khó khăn, thắc mắc cần tư vấn luật dân sự hoặc gọi đến hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết nhé. Xin cảm ơn.
E cần tư vấn ạ
Chào bạn,
bạn vui lòng cung cấp chi tiết nội dung cần tư vấn để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Trân trọng!
Chào ac
Em cần xin tư vấn
Chuyện là em mua hàng onl sau đó gửi tiền cọc qua dịch vụ chuyển khoản sau đó bên kia họ bom hàng rồi chặn em luôn tình huống này em nên giải quyết ra sao
Em vẫn còn thông tin tk của họ và ảnh chụp lại quá trình giao dịch
Chào bạn,
Theo những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi không rõ số tiền mà bạn đã chuyển khoản để mua hàng online là bao nhiêu. Nếu số tiền đó trên 2.000.000 đồng thì hành vi của người bán hàng có thể cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015. Theo đó:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại”.
Trường hợp này, nếu không thể đòi lại số tiền đã chuyển khoản, bạn có thể khai báo với cơ quan công an về hành vi của người bạn này. Để phục vụ cho công tác điều tra, bạn cần cung cấp những bằng chứng về tin nhắn giữa bạn và người bán, số tài khoản hay những bằng chứng cho thấy có sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản,.. cho cơ quan công an.
Ngoài ra, trong trường hợp của bạn, bản chất của hành vi mua hàng qua mang là giao dịch dân sự nên khi bên bán không thực hiện đúng thỏa thuận thì bạn cũng có thể khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết. Theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn sẽ nộp đơn khởi kiện tại tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn tức là người bán hàng đang cư trú hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn luật vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Chào ạ
Cho e hỏi. E bị lừa tiền cọc hết 4tr1 . Nhưng e còn stk và tên của người gửi . Và giờ giấc gửi di . Gio e phải làm s để lấy lại được ạ
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số thông tin như sau:
Nếu giữa bạn và người đó có tồn tại một hợp đồng đặt cọc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của một hợp đồng chính khác thì bạn có thể yêu cầu người đó tiếp tục thực hiện hợp đồng chính đó. Trong trường hợp việc cọc tiền này không dựa trên hợp đồng nào, bạn có thể tố giác hành vi của người đó đến cơ quan Công an về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Trong trường hợp vụ án được khởi tố, bạn có thể tham gia với tư cách là bị hại trong vụ án hình sự và có thể yêu cầu hoàn trả số tiền đã bị chiếm đoạt và bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Em cần tư vấn a
Bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Trân trọng!
Em cần tư vấn ak
Em cần tư vấn ak
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, đến công ty của chúng tôi, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất có thể.
Trân trọng!
Hỗ trợ e với ạ
Đề nghị bạn ghi rõ nội dung câu hỏi và nội dung thắc mắc muốn được giải đáp. Trân trọng!
Tôi cũng bị chuyển nhầm cách đây hơn 2 tuần mà giờ tôi truy Google thaấy có thể lấy lại ko biết giờ tôi có thể lấy lại không
Chào bạn, trường hợp chuyển tiền nhầm, bạn có thể liên hệ đến ngân hàng hoặc trung tâm chăm sóc khách hàng của ví điện tử (trong trường hợp sử dụng ví điện tử) thông báo về trường hợp của bạn và đề nghị giải quyết. Chi tiết các bước tiến hành lấy lại tiền vui lòng xem kỹ hướng dẫn tại bài viết.
Trân trọng!
E cần tư vấn về chuyển tiền nhầm Tk mà họ cố tình kéo dài ko trả lại ạ.
Chào bạn,
Theo khoản 1, điều 579 Bộ luật dân sự 2015: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu; nếu không tìm được chủ sở hữu thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Như vậy, hành vi nhận tiền do người khác chuyển nhầm mà không trả lại là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trường hợp bạn biết người nhận được tiền chuyển nhầm của bạn, thì có thể tố cáo đến cơ quan công an để được giải quyết.
Trân trọng!
Dạ. Đầu tháng 10/2020 e cung có chuyển khoản nhầm tk khác ngân hàng. Em đã lên ngân hàng báo rà soát. Và sau 1 tháng mấy chờ đợi thì ngân hàng báo bên kia họ không trả. Ngân hàng kêu nhờ công an hỗ trợ. Luật sư có thể cho e hỏi là e nên đến bộ phận nào của công an để dc hiểu và hỗ trợ ko ạ 😢. Chứ e đi cong an phường họ ko hiểu và ko giải quyết ạ.
Em cảm ơn
E chuyên nhầm hơn 100 tr vào tai khoản khác ngân hàng đầu tháng 12 /2020. Liệu giờ lấy lại được khônb
Theo như nội dung câu hỏi, bạn đã chuyển nhầm số tiền hơn 100.000.000 VNĐ đến một tài khoản khác ngân hàng, thời điểm chuyển nhầm là đầu tháng 12/2020.
Trong tình huống này chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thì:
Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng đơn vị nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản ở Ngân hàng khác), sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ mà Lệnh thanh toán đã thực hiện, xử lý như sau:
Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì đơn vị nhận lệnh ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này. Khi khách hàng nộp đủ tiền, kế toán ghi xuất Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh và hạch toán như đã hướng dẫn trên;
Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án, v.v… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ thì đơn vị nhận lệnh được từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có; Lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối kèm theo số tiền thu hồi được (nếu có); gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh đồng thời ghi xuất sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.
Theo quy định nói trên, bạn cần thông báo ngay cho ngân hàng nơi bạn chuyển tiền để báo việc chuyển nhầm tài khoản, đồng thời yêu cầu tra soát, rà soát đối với sai sót giao dịch giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. Khi đến liên hệ với ngân hàng bạn cần mang theo Chứng minh nhân dân, hóa đơn chuyển tiền, thẻ ATM (nếu có) để tiện cho việc xác minh thông tin. Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên.
Trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”.
Trường hợp chủ tài khoản bạn gửi nhầm đã được Ngân hàng thông báo, bạn hoặc cơ quan có thẩm quyền đã yêu cầu trả lại số tiền nhưng người này cố tình không trả lại thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015:
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Như vậy, trường hợp của bạn vẫn có thể nhận lại số tiền đã chuyển nhầm cho tài khoản khác ngân hàng. Hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài điện thoại: 1900.63.63.87 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
E chuyên nhâm stk thì họ ko trả có dc cân đen luật hình su can thiep ko ạ
1. Ngân hàng nhà nước quy định về việc chuyển tiền nhầm tài khoản như thế nào?
Luật áp dụng:
● Theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 23/2014/TT – NHNN được bổ sung bởi Thông tư 32/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN và sửa đổi bởi Thông tư 16/2020/TT-NHNN.
Áp dụng:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT – NHNN được bổ sung bởi Thông tư 32/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN và sửa đổi bởi Thông tư 16/2020/TT-NHNN quy định về nghĩa vụ của người chuyển nhầm tài khoản như sau:
● Kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng;
● Chịu trách nhiệm về những thiệt hại, sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng thanh toán qua tài khoản của mình.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT – NHNN được bổ sung bởi Thông tư 32/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN và sửa đổi bởi Thông tư 16/2020/TT-NHNN thì:
● Ngân hàng chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên tài khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình;
● Thông tin đầy đủ, kịp thời về số dư, các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán;
● Thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản sau khi đã kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh thanh toán.
Kết luận:
Khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác, chị phải thông báo với ngân hàng về vụ việc này.
2. Nhận tiền chuyển nhầm nhưng không trả lại bị xử lí ra sao?
Như bạn đã cung cấp thông tin thì bạn đã chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác và muốn nhận lại số tiền này. Trong trường hợp này của bạn thì sẽ tùy vào số tiền mà người được chuyển nhầm nhận được từ tài khoản của bạn mà không trả có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định sau:
2.1. Nhận tiền chuyển nhầm nhưng không trả lại có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Cơ sở pháp lý:
● Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Áp dụng:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
● Trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng;
● Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Kết luận:
Người nhận tiền chuyển nhầm của người khác nhưng không trả có thể bị xử phạt vi phạm hàng chính nếu thuộc các trường hợp tại Điều 15 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
2.2. Nhận tiền chuyển nhầm nhưng không trả lại có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Cơ sở pháp lý:
● Điều 176 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Áp dụng:
Người nhận tiền chuyển nhầm của người khác nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính hay hình sự tùy thuộc vào số tiền mà người nhận chuyển nhầm nhận được. Trong trường hợp đủ căn cứ cấu thành tội danh, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 176 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể là:
● Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, đối với tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, mà có yêu cầu được nhận lại từ chủ sở hữu tài sản đó, thì theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
● Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Kết luận:
Người nhận tiền chuyển nhầm của người khác nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp tại Điều 176 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
3. Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản người khác
● Để LẤY LẠI được TIỀN từ tài khoản chuyển nhầm, bạn cần thực hiện các bước sau:
● Ngay lập tức thông báo cho ngân hàng: việc đầu tiên khi bạn phát hiện ra mình chuyển khoản nhầm là phải liên hệ với ngân hàng và báo về sự cố này.
● Cung cấp thông tin giao dịch chuyển tiền nhầm cho ngân hàng: bạn cần cung cấp chứng minh thư, thẻ ngân hàng, chứng từ như hóa đơn chuyển tiền, thời gian chuyển, số tài khoản và nội dung chuyển tiền để ngân hàng tra soát, kiểm tra lại giao dịch.
● Ngân hàng xử lý yêu cầu: ngân hàng sẽ dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp để kiểm tra và rà soát lại giao dịch bạn đã thực hiện.
● Trong trường hợp tài khoản chuyển nhầm thuộc cùng ngân hàng:
● Ngân hàng sẽ tiến hành thông báo cho chủ tài khoản biết về thông tin khách hàng chuyển tiền nhầm vào tài khoản. Tiếp theo ngân hàng có thể tiến hành phong tỏa tài khoản của chủ tài khoản bị chuyển nhầm và chuyển trả số tiền đó nếu như trong tài khoản còn tiền.
● Trường hợp số tiền gửi nhầm đã bị chủ tài khoản rút ra và tiêu hết thì ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản này phải trả lại. Nếu như chủ tài khoản nhận tiền gửi nhầm nhất quyết không trả lại thì ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàng để tiến hành thủ tục khởi kiện.
● Nếu sau khi bị khóa hoặc bị phong tỏa mà trong tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn số tiền mà mình đã chuyển thì ngân hàng sẽ tiến hành việc chuyển tiền trả lại cho chủ tài khoản đang có yêu cầu thực hiện kiểm tra rà soát sai sót của bản thân khi chuyển nhầm số tài khoản cũng như nhầm số tiền.
● Trường hợp tài khoản chuyển nhầm khác ngân hàng:
● Lúc ngày ngân hàng nơi bạn mở tài khoản sẽ cần liên hệ với ngân hàng phía bên kia để yêu cầu hỗ trợ liên hệ với chủ tài khoản và thực hiện các bước giúp khách hàng lấy lại tiền.
● Tương tự như trên nếu người nhận tiền chuyển nhầm đã tiêu hết số tiền kia và không chịu trả lại thì bạn có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa.
KẾT LUẬN CHUNG:
Pháp luật đã có quy định rất rõ về trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản cũng như hình thức xử phạt đối với người không trả lại tiền do người khác chuyển nhầm. Vậy nên, nếu chuyển tiền sai số tài khoản thì bạn vẫn có thể liên hệ đến ngân hàng và lấy lại được số tiền đã gửi nhầm.
Thời trợ em với ạ e lỡ chuyển nhâm tài khoản
Chào bạn, trường hợp chuyển tiền nhầm, bạn có thể liên hệ đến ngân hàng thông báo về trường hợp của bạn và đề nghị giải quyết. Chi tiết các bước tiến hành lấy lại tiền vui lòng xem kỹ hướng dẫn tại bài viết.
Trân trọng!
Tui chuyển nhầm 3tr500 ngàn cho bọn lừa đảo.giờ làm sao để tui nhận lại được tiền
Chào bạn, trường hợp chuyển tiền nhầm, bạn có thể liên hệ đến ngân hàng thông báo về trường hợp của bạn và đề nghị giải quyết. Chi tiết các bước tiến hành lấy lại tiền vui lòng xem kỹ hướng dẫn tại bài viết.
Trân trọng!
Tôi chuyển tiền nhầm 6,5 triệu đồng cho nhân viên bốc xếp đã nghỉ, tôi có đòi tiền nhưng họ nhất định không trả, mong nhận được sự tư vấn
Chào bạn,
Để lấy lại được tiền từ tài khoản chuyển nhầm, bạn cần thực hiện những bước sau:
1. Liên hệ với ngân hàng để báo về sự cố này
2. Cung cấp thông tin về giao dịch chuyển tiền cho ngân hàng để thuận tiện cho việc tra soát, kiểm tra lại giao dịch: số CMND/CCCD, số thẻ ngân hàng, biên lai chuyển tiền, thời gian chuyển, số tài khoản, nội dung chuyển tiền,..
Ngân hàng sẽ dựa vào những thông tin bạn cung cấp để kiểm tra và rà soát lại giao dịch bạn đã thực hiện.
Trong trường hợp tài khoản chuyển nhầm thuộc cùng ngân hàng:
Ngân hàng sẽ tiến hành sẽ thông báo cho chủ tài khoản biết về thông tin bạn chuyển tiền nhầm vào tài khoản. Tiếp theo ngân hàng có thể tiến hành phong tỏa tài khoản của chủ tài khoản bị chuyển nhầm và chuyển trả số tiền đó nếu như trong tài khoản còn tiền.
Trường hợp số tiền gửi nhầm đã bị chủ tài khoản rút ra và tiêu hết thì ngân hàng sẽ yêu cầu chủ tài khoản này phải trả lại. Nếu như chủ tài khoản nhận tiền gửi nhầm nhất quyết không trả lại thì ngân hàng sẽ thông báo cho bạn để tiến hành thủ tục khởi kiện.
Nếu sau khi bị khóa hoặc bị phong tỏa mà trong tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn số tiền mà mình đã chuyển thì ngân hàng sẽ tiến hành việc chuyển tiền trả lại cho bạn.
Trường hợp tài khoản chuyển nhầm khác ngân hàng:
Lúc ngày ngân hàng nơi bạn mở tài khoản sẽ cần liên hệ với ngân hàng phía bên kia để yêu cầu hỗ trợ liên hệ với chủ tài khoản và thực hiện các bước giúp bạn lấy lại tiền.
Tương tự như trên nếu người nhận tiền chuyển nhầm đã tiêu hết số tiền kia và không chịu trả lại thì bạn có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa.
Tuy nhiên, nếu nhân viên bốc xếp cố tình không trả lại tiền thì thủ tục khởi kiện sẽ tốn thời gian và chi phí của bạn. Bạn vẫn nên cố gắng thuyết phục nhân viên bốc xếp trả lại số tiền chuyển nhầm trên vì chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản của người khác có thể bị phạt lên tới 5.000.000 đồng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 5, khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-NHNN; Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc cần tư vấn luật vui lòng gọi số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Dạ luật sư Cho cháu hỏi hôm mùng 2 vừa rồi cháu có chuyển nhầm số tiền 2tr850k. Xong đó cháu có ra ngân hàng. Và ngân hàng có hướng dẫn cháu làm đơn nhò ngân hàng can thiệp. Và ngân hàng có gọi Cho người mà cháu chuyển nhấm nhưng họ k muốn trả. Và ngân hàng bảo cháu về đọi và bảo cháu là co hội cháu nhận lại tiền là rất thấp. Vậy cháu hỏi liệu cháu có thể lấy lại tiền k ạ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT – NHNN quy định về nghĩa vụ của người chuyển nhầm tài khoản thì chủ thể chuyển nhầm phải kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi phát hiện có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị lợi dụng.
Trong tình huống trên, anh Cường đã thông báo ngay đến Ngân hàng, làm đơn yêu cầu Ngân hàng can thiệp. Kèm theo đó, anh phải cung cấp đầy đủ mọi thông tin phát sinh có liên quan đến quá trình giao dịch như biên lai, hóa đơn chuyển tiền, thẻ ATM (nếu có), chứng minh thư nhân dân, số tài khoản người gửi, số tài khoản thụ hưởng để xác minh thông tin. Đồng thời, anh nên yêu cầu rà soát đối với sai sót giao dịch giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng…Việc yêu cầu cung cấp thông tin và giấy tờ liên quan này giúp ngân hàng dễ dàng kiểm tra các nghiệp vụ và giao dịch đã phát sinh. Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên.
Tuy nhiên, nếu người mà anh Cường chuyển nhầm không muốn trả lại số tiền này thì anh có thể tiến hành thủ tục khởi kiện dân sự theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ hoàn trả. Theo đó,
– Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện, giấy tờ cá nhân (CMND, sổ hộ khẩu), các giấy tờ liên quan đến vụ kiện (giấy tờ về chuyển tiền, xác nhận của ngân hàng, bảng kê chuyển tiền…).
– Tòa án có thẩm quyền: Tòa án nơi cư trú của bị đơn
Như vậy, anh Cường có thể làm đơn khởi kiện và nộp cho Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Theo đó, trường hợp nhận được số tiền chuyển nhầm vào tài khoản mình thì người nhận nhầm phải tiến hành hoàn trả lại cho chủ tài khoản đã chuyển tiền cho mình. Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013 như sau:
• Trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng;
• Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Nếu việc chiếm hữu hay sử dụng tài sản của người khác có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176; Tội sử dụng trái phép tài sản của người khác được quy định tại Điều 177 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
E chuyen nham tien so tai khoan và ten gio lay lai duoc tien k à
Chào bạn, qua nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng thì:
Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng đơn vị nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản ở Ngân hàng khác), sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ mà Lệnh thanh toán đã thực hiện, xử lý như sau:
• Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì đơn vị nhận lệnh ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này. Khi khách hàng nộp đủ tiền, kế toán ghi xuất Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh và hạch toán như đã hướng dẫn trên;
• Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án, v.v… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ thì đơn vị nhận lệnh được từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có; Lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối kèm theo số tiền thu hồi được (nếu có); gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh đồng thời ghi xuất sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.
Theo quy định nói trên, bạn cần thông báo ngay cho ngân hàng nơi bạn chuyển tiền để báo việc chuyển nhầm tài khoản, đồng thời yêu cầu tra soát, rà soát đối với sai sót giao dịch giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. Khi đến liên hệ với ngân hàng bạn cần mang theo Chứng minh nhân dân, hóa đơn chuyển tiền, thẻ ATM (nếu có) để tiện cho việc xác minh thông tin. Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên.
Trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”.
Trường hợp chủ tài khoản bạn gửi nhầm đã được Ngân hàng thông báo, bạn hoặc cơ quan có thẩm quyền đã yêu cầu trả lại số tiền nhưng người này cố tình không trả lại thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015:
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Như vậy, trường hợp của bạn vẫn có thể nhận lại số tiền đã chuyển nhầm cho tài khoản khác. Hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc, khó khăn về vấn đề này hoặc cần tư vấn pháp lý về vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài: 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!
E gửi tiền nhầm stk. Đã báo ngân hàng nhưng bên kia không phản hồi. Nhờ tư vấn ạ số tiền 20 triệu đồng