Mẫu di chúc là một văn bản pháp lý quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc xác định cách thức phân chia tài sản và quyền lợi của một cá nhân sau khi qua đời. Di chúc không chỉ là phương tiện để thực hiện các nguyện vọng cuối cùng của người lập di chúc, mà còn giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thừa kế và tránh những tranh chấp không đáng có trong tương lai. Hãy cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn này thông qua bài viết dưới đây nhé, xin mời bạn đọc theo dõi.

Mẫu di chúc cần bao gồm những nội dung nào?

Nội dung mẫu di chúc
Nội dung mẫu di chúc sẽ bao gồm những mục sau đây:
- Ngày tháng, tiêu ngữ, tên mẫu di chúc;
- Họ tên, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, điện thoại… của người viết di chúc.
- Lý do viết di chúc: lập di chúc này để định đoạt, phân chia tài sản…;
- Chứng minh trạng thái tinh thần: trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào… (tránh làm di chúc bị vô hiệu);
- Liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản là di sản để lại: nên trình bày một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo các giấy tờ chứng minh tài sản;
- Đưa ra ý chí, mong muốn của người viết di chúc: sau khi chết, di sản nêu trên được để lại cho ông/bà, không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác ngoài ông/bà…
- Cung cấp nhiều nhất thông tin có thể về các người được thừa kế di sản như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, CMND, địa chỉ liên hệ…;
- Đưa ra lời khẳng định về tính pháp lý của di chúc: đã đọc bản di chúc này và thấy hoàn toàn đúng theo ý nguyện, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của người viết di chúc này…
- Người lập di chúc kí và ghi rõ họ tên/điểm chỉ.
Các lưu ý khi viết di chúc
Để di chúc có giá trị pháp lý, cần lưu ý các điểm sau đây:
- Cần phải liệt kê đầy đủ thông tin về các tài sản mà người lập di chúc để lại gồm bất động sản và động sản và kèm theo thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của các tài sản trên.
- Cần phải liệt kê đầy đủ, chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế.
- Người được hưởng di sản thừa kế thuộc diện thừa kế theo di chúc và di chúc không vi phạm hình thức mà pháp luật quy định, thỏa mãn các điều kiện của pháp luật dân sự Việt Nam.
- Giá trị tài sản phải được viết bằng số và bằng chữ.
Bạn đọc tham khảo thêm về quy trình viết di chúc đúng pháp luật: Quy trình soạn thảo di chúc đúng quy định của pháp luật
Hình thức của mẫu di chúc theo quy định pháp luật dân sự

Ngoài những nội dung chủ yếu và phải có trong di chúc đã nêu ở trên thì để lập một bản di chúc chuẩn nhất cần lưu ý đến hình thức của di chúc theo quy định của pháp luật dân sự:
- Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập thành văn bản mới được lập di chúc miệng;
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu;
- Nếu di chúc có nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;
- Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó.
- Nếu người lập di chúc không có người làm chứng thì người đó bắt buộc phải tự viết và tự ký tên vào bản di chúc đó.
Ngoài ra, khi muốn công chứng chứng thực di chúc thì người lập di chúc bắt buộc phải tự mình đến tổ chức hành nghề công chứng để yêu cầu công chứng di chúc mà không được ủy quyền cho người khác (căn cứ theo Điều 56 Luật Công chứng 2014).
Để được phân chia di sản theo di chúc, thì di chúc phải đảm bảo về hình thức theo quy định của pháp luật. Tham khảo về thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc qua bài viết: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về di chúc, bạn đọc tham khảo thêm về giải quyết tranh chấp di chúc: Tranh chấp thừa kế di chúc viết tay giải quyết như thế nào?
Như vậy, để lập được một bản di chúc đúng và chuẩn nhất, mang giá trị pháp lý thì cần tuân theo rất nhiều quy tắc.
Mẫu di chúc không chỉ là một công cụ pháp lý thiết yếu mà còn là cách để mỗi cá nhân thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của mình cũng như những người thân yêu. Việc lập di chúc đầy đủ và chính xác giúp đảm bảo rằng tài sản và di sản của người đã khuất được phân chia theo đúng mong muốn và pháp luật. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tham khảo thêm những biểu mẫu khác hoặc là các vấn đề khác liên quan đến việc lập di chúc, vui lòng liên hệ theo hotline 1900636387 để được chuyên viên tư vấn luật của chúng tôi hỗ trợ. Xin chân thành cảm ơn.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu đơn yêu cầu hủy văn bản công chứng khai di sản thừa kế
- Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc
- Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
- Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản
xin hỏi luật sư tư vấn giúp tôi năm 2006 mẹ tôi có lập di chúc như sau. tôi được thừa kế của bố mẹ đẻ nhà đất tại tổ 23 thanh am phường thượng thanh .năm2003 tôi đã cho con gái hoàng thu hà 50m2 đất nay con tôi đã xây nhà ở. phần diên tích còn lại 142.5m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sư dụng đât số 309/QSSĐ/QĐ 1845 do UBND quận long biên cấp ngày02/12/2004. nay do tuổi cao sức yếu.để tránh tình trạng sau này khi tôi qua đời nảy sinh tranh chấp giữa cấc con . Trong lúc tôi còn khoẻ minh mẫn sáng suốt tôi tự nguyện lập di chúc này để giao quyền sử dụng cho con tôi cụ thể như sau .con trai hoàng ngọc tiến năm sinh 1973 .CMND số 011909678 do công an TPHN cấp ngày10/09/1975.Được hưởng 92m2 đất.
Phần diện tích 50m2 đất còn lại phía đông giáp đất tôi đi chúc cho con trai là hoàng ngọc tiến . phía tây giáp bà hồi . phía nam giáp đất bà đàn phía bắc giáp đường ).tôi quyết định để lại làm nhà từ đường để các con tôi thờ cúng ông bà tổ tiên phần diện tích này các con tôi đều có trách nhiệm quản lý .sau này ai có tiền anh em bảo nhau xây nhà từ đường . hiẹn nay bốn anh chị còn lại bảo pải ch câc ac đó đứng tên trong phàn đất nhà thờ thì mới cho tôi làm thùa kế.vậy xin hỏi luật sư anh chị tôi đòi hổi như vậy có đúng với luật pháp và nội dung di chúc không ạ. Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi.tôi xin cảm ơn ạ.
Chào bạn,
Phần di sản do cha mẹ bạn để lại, cha mẹ của bạn có toàn quyền quyết định, không phụ thuộc vào những người còn lại. Do đó, nếu trường hợp những người còn lại trong gia đình NẾU KHÔNG thuộc những người sau theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 mà không thuộc trường hợp được nhận thừa kế theo di chúc thì không được hưởng thừa kế:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Do vậy, bạn có quyền thực hiện khai nhận di sản thừa kế do cha mẹ của bạn để lại mà không phụ thuộc vào những người khác, trừ trường hợp tài sản nói trên là tài sản chung của hộ gia đình.
Trân trọng!
Toi muốn nhờ luật sư giúp. Me tôi có 1 căn nhà ơ quê muốn di chúc lại cho tôi. Me tôi có 2 nguoi con anh tôi và tôi. Nhưng ai cũng có gđ riêng. Nay mẹ tôi muốn di chúc lai cho rieng tôi có được ko.
Chào bạn,
trước tiên cần phải xem xét căn nhà mà mẹ muốn lập di chúc do mẹ bạn đứng tên và thuộc quyền sở hữu của một mình mẹ bạn hay thuộc sở hữu của hộ gia đình. Trong trường hợp thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình hoặc sở hữu chung với những người khác, thì mẹ bạn chỉ có thể lập di chúc đối với phần diện tích đất thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn.
Trường hợp toàn bộ diện tích đất trên đều do mẹ bạn đứng tên thì theo quy định tại: Điều 624 và Điều 626 BLDS 2015 quy định:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, theo đó, người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, nếu mẹ bạn thuộc trường hợp trên thì có thể lập di chúc để lại toàn bộ phần diện tích đất nói trên cho bạn mà không cần phải hỏi ý kiến bất kỳ ai
Trân trọng!