Giải quyết tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại là khi có sự mâu thuẫn về thiệt hại xảy ra đối với các bên trong hợp đồng lao động. Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục, trình tự và thời hạn giải quyết tranh chấp lao động là bao lâu, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Khi nào thì xảy ra tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại?
Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại như sau:
- Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
- Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép;
Đối với người sử dụng lao động, trường hợp người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động bao gồm:
Bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động
Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Theo quy định tại Điều 38 và 39 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định thì người sử dụng lao động phải bồi thường, trợ cấp khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong những trường hợp:
- Người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động bị tai nạn do lỗi của chính họ hoặc gặp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng lao động
Căn cứ khoản 2 Điều 40 Bộ luật Lao động 2019: Người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Như vậy, tranh chấp bồi thường thiệt hại trong lao động thường là những tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động trong việc bồi thường thiệt hại khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động.
Hoặc là khi người lao động xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải đền bù thiệt hại cho người lao động.

>>>Xem thêm: Tai nạn lao động do lỗi của người lao động, công ty có phải bồi thường
Hướng giải quyết khi có tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.
Hoặc cá nhân có quyền lựa giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động giải quyết, hay yêu cầu Tòa án giải quyết trong trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.
Trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động hay Tòa án.
Hòa giải
Căn cứ theo Điểm b Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 thì bồi thường thiệt hại không phải là trường hợp bắt buộc phải giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Tuy nhiên, nếu các bên có nhu cầu thì có thể thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động.
Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Trọng tài
Trường hợp các bên tranh chấp yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp không bắt buộc phải qua hòa giải hoặc hòa giải không thành thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, 2, 3 Điều 189 Bộ luật Lao động 2019
Khởi kiện tại Tòa án
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019. Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà không cần phải thông qua thủ tục hòa giải bao gồm tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại thì người có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền theo thủ tục của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>>>Xem thêm: Hướng xử lý công ty chậm trả bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
Theo Điều 190 Bộ luật lao động 2019 thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:
- Đối với hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động về bồi thường thiệt hại
Phạm vi dịch vụ
Quý đọc giả có thể tham khảo dịch vụ tư vấn liên quan đến tranh chấp lao động dưới đây:
- Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngoài về bồi thường thiệt hại
- Đề ra các phương án giải quyết tranh chấp phù hợp;
- Hướng dẫn, thay mặt khách hàng thu thập chứng cứ;
- Trực tiếp tham gia đàm phán, hòa giải trong vụ án lao động;
- Cung cấp mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động qua hòa giải
- Chuẩn bị tài liệu, câu hỏi, bản luận cứ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại Tòa án
- Cử luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa án;
- Luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong giai đoạn thi hành án;
>>>Xem thêm: Có nên nhờ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động trong công ty
Chi phí dịch vụ
Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu hoặc sử dụng dịch vụ luật sư lao động của công ty chúng tôi, tùy từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng. Chi phí dịch vụ sẽ được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Trong trường hợp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng.
Do đó, để biết được chi phí dịch vụ một cách chính xác nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến công ty của chúng tôi để được nghe tư vấn và báo phí.
Như vậy, khi tranh chấp lao động liên quan đến bồi thường thiệt hại xảy ra, các bên cần xác định rõ vấn đề có thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp, tìm hiểu kỹ lưỡng trình tự và thủ tục để tránh xảy ra rủi ro. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được luật sư lao động hỗ trợ tư vấn luật lao động một cách chi tiết và rõ ràng nhất nhé.
Tags: Bồi thường thiệt hại, hợp đồng lao động, Tranh chấp lao động
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.