Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do COVID-19

Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do COVID-19 là vấn đề đang được quan tâm hiện nay, bởi tình hình dịch bệnh đang diễn ra vô cùng phức tạp. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì covid-19, doanh thu giảm, muốn giảm số lượng nhân viên nhưng không biết cách làm thế nào? Vậy doanh nghiệp cần làm gì để có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Vấn đề này sẽ được làm rõ ở bài viết này.

Chấm dứt hợp đồng lao động vì COVID-19

Chấm dứt hợp đồng lao động vì COVID-19

>> Xem thêm: Thủ Tục Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Vì Lý Do Covid-19

Có thể chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch bệnh COVID-19 không?

Do dịch bệnh Covid-19 nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng kinh doanh, thậm chí giải thể, một số doanh nghiệp vẫn hoạt động nhưng cũng đang phải tìm cách để giảm nhân sự, việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là một trong những biện pháp.

>> Xem thêm: Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Vì Dịch Bệnh Corona Có Được Không?

Theo điểm c Khoản 1 Điều 36, Bộ luật Lao động năm 2019 một trong những trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là “Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc”.

Vì vậy, trường hợp vì dịch bệnh Covid-19, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Doanh nghiệp cần làm gì để chấm dứt hợp đồng lao động do COVID-19 đúng pháp luật?

Theo Bộ luật Lao động( BLLĐ) 2019, doanh nghiệp có thể chấm dứt hợp đồng lao động bằng các cách sau:

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Với sự kiện do ảnh hưởng của COVID-19, Người sử dụng lao động (NSDLĐ) có thể áp dụng điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Theo đó, khi áp dụng lý do “do dịch bệnh nguy hiểm” để cho NLĐ nghỉ việc thì phải kèm thêm điều kiện là “NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc”.

Chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật

Chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật

>>>Xem thêm:
Dịch Covid-19 Có Được Xem Là Trường Hợp Bất Khả Kháng Để Giải Quyết Chấm Dứt Hợp Đồng Không?

Nếu doanh nghiệp sử dụng phương án này để cho người lao động nghỉ việc, doanh nghiệp phải báo trước theo quy định tại khoản 2 Điều 36 BLLĐ 2019 và tuân thủ quy định về tạm hoãn đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định tại Điều 37 BLLĐ 2019.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ luật lao động ưu tiên bảo vệ người lao động, vì vậy trong tình hình diễn biến dịch phức tạp, nếu người lao động cảm thấy không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

>> Xem thêm: Thủ Tục Chấm Dứt Hợp Đồng Không Xác Định Thời Hạn

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động phải tuân theo nghĩa vụ báo trước được quy định tại điều 35 BLLĐ 2019.

Các khoản trợ cấp cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật được hưởng các trợ cấp sau:

Trợ cấp thôi việc

Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

Trợ cấp mất việc làm

Được áp dụng đối với NLĐ có đủ 12 tháng làm việc trở lên bị chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi tổ chức, tổ chức lại lao động; vì lý do kinh tế; chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Mức trợ cấp mất việc làm được tính dựa vào tổng thời gian làm việc của NLĐ, cứ 1 năm làm việc thì được trợ cấp 1 tháng lương nhưng mức thấp nhất cũng bằng 2 tháng lương (căn cứ vào tiền lương bình quân 6 tháng cuối trước khi chấm dứt HĐLĐ).

>> Xem thêm: Mẫu Thông Báo Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động

Trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 49 Luật việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện:

Các khoản trợ cấp

Các khoản trợ cấp

  • Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật; không phải nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc chế độ mất sức lao động hàng tháng
  • Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi thất nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do COVID-19” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG chi tiết và kịp thời.

* Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Scores: 4.5 (63 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

4 thoughts on “Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do COVID-19

  1. Võ Thanh Tuấn says:

    Dạ Anh.
    Xin phép cho e hỏi là về cty tư nhân
    E đang ký hợp đồng lao đồng lao động 12 tháng và đang đi làm theo sự điều động của cty do mùa dịch. Xong bị ảnh hưởng do covid mà bị cách ly theo cty và địa phương đã xong đi thì đi làm lại theo điều động cty. Làm được 1 tuần bên phía nhân sự cty báo cho e vào buổi chiều là chấm dứt hợp đồng lao động báo là e sẽ nghĩ việc kêu e tự ký biên bản nghĩ việc là đúng hay sai vậy A. Nhờ Anh hỗ trợ giúp

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  2. Thị Bảy says:

    Chào luật sư!
    Tôi năm nay 52 tuổi đang công tác theo hợp đồng Nghị đồng 68 tại một tổ chức nhà nước và đã làm được gần 21 năm. Vì nhận thấy tình hình sức khoẻ không tốt nên cách đây gần 1 tháng có gửi đơn xin việc lên tổ chức nhưng lại được phản hồi là không giải quyết vì tình hình dịch bệnh. Trước đó, vào T6/2020 tôi có giám định y khoa để xin nghỉ hưu non nhưng kết quả chỉ có 54% (không đủ 61%) theo luật yêu cầu. Trong tình trạng dịch bệnh hiện nay cộng thêm tình hình sức khỏe (có nhiều bệnh nền), tôi gửi đơn xin nghỉ nhưng tổ chức không chấp nhận vì lý do dịch bệnh như trên khiến tôi cảm thấy không biết sao? Mong quý luật sư có thể giải đáp giúp tôi là:
    1/ Tôi có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng khi tổ chức phản hồi là không giải quyết vì lý do dịch như vậy không? Hay cần phải viết đơn báo lần nữa khi đủ 45 ngày (kể từ ngày nộp đơn) không?
    2/ Khi tổ chức muốn tôi đi làm mà bản thân tôi cảm thấy quan ngại về sức khoẻ thì tôi phải làm sao?
    3) Nếu tôi và đơn vị tôi công tác không đạt được thỏa thuận và tôi nghỉ không đi làm dù tổ chức gọi có được coi là nghỉ vô kỉ luật
    không?
    4) Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm nên khi bị đơn vị từ chối đơn xin nghỉ làm tôi rất lo không biết có ảnh hưởng đến việc bảo lưu bảo hiểm xã hội. Lỡ đâu bị đuổi vì nghỉ việc không kỉ luật có ảnh hưởng đến việc bảo lưu bảo hiểm xã hội không?
    Rất mong quý luật sư giải đáp giúp tôi và tôi chân thành cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87