Dịch Covid-19 có được xem là trường hợp bất khả kháng để giải quyết chấm dứt hợp đồng không?

Tác động của dịch Covid-19 đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày một nghiêm trọng. Đứng trước vấn đề này, câu hỏi đặt ra là Dịch covid-19 có được xem là trường hợp bất khả kháng để chấm dứt hợp đồng không? Pháp luật quy định ra sao về vấn đề này nhận được khá nhiều sự quan tâm của mọi người. Chính vì vậy qua bài viết dưới đây Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp đến khách hàng các thông tin hữu ích.

Dịch covid-19 có được xem là  trường hợp bất khả kháng không?

Dịch covid-19 có được xem là  trường hợp bất khả kháng không?

Dịch Covid-19 dưới góc nhìn pháp lý và sự phù hợp với đặc điểm của sự kiện bất khả kháng

Dịch Covid-19 là dịch bệnh nguy hiểm

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra thuộc nhóm A Nhóm bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao với nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Thời gian xảy ra dịch tại Việt Nam  vào ngày 23 tháng 01 năm 2020. Thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày. Cho đến hiện tại thì vi rút Corona được xác định lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Dịch Covid-19 có đảm bảo sự phù hợp với yếu tố không lường trước của sự kiện bất khả kháng?

Trong trường hợp hợp đồng được xác lập trong khoảng thời gian công bố dịch bệnh thì việc ảnh hưởng của dịch bệnh đến việc thực hiện hợp đồng không được coi là sự kiện bất khả kháng. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc Cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp pháp lý để hạn chế sự lây lan và phát triển dịch bệnh mạnh hơn mà các bên không lường trước được khi xác lập hợp đồng. Do đó, để xác định dịch Covid-19 phù hợp với yếu tố không lường trước của một sự kiện bất khả kháng thì cần xác định về thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

>>>Xem thêm:Những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do Covid-19

Dịch Covid-19 có nên được xem là trở ngại khách quan?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 thì trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Dịch Covid-19 có thể được xem như một sự kiện khách quan gây tác động và tạo ra một số trở ngại nhất định (ví dụ như giãn cách xã hội, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều trở ngại,…) do đó không thể xét dịch Covid-19 như một trở ngại khách quan, mà phải là một sự kiện dẫn đến những trở ngại khách quan.

Dịch Covid-19 có nên được xem là yếu tố làm thay đổi hoàn cảnh cơ bản khi thực hiện hợp đồng?

Sự thay đổi hoàn cảnh không thể lường trước là hậu quả của một sự kiện bất ngờ. Theo đó, đại dịch Covid-19 được xem như một sự kiện làm thay đổi hoàn cảnh cơ bản của hợp đồng, sự kiện bất khả kháng. Vậy, dịch Covid-19 đương nhiên được xem là yếu tố làm thay đổi hoàn cảnh cơ bản khi thực hiện hợp đồng.

>>>Xem thêm:Thủ tục chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn

Giải quyết chấm dứt hợp đồng

Giải quyết chấm dứt hợp đồng

Các chính sách phòng chống dịch Covid-19 có được xem là căn cứ miễn trách nhiệm

Các chính sách phòng chống dịch Covid-19 là các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Theo điểm d khoản 1 Điều 294  Luật thương mại 2005 thì trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm này. Do đó, các chính sách phòng chống dịch Covid-19 được xem là căn cứ để miễn trách nhiệm khi một  bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.

Các bên có thể chấm dứt hợp đồng do dịch Covid-19 theo những phương thức nào?

Thỏa thuận chấm dứt

Một trong các bên phát sinh quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 420 BLDS 2015 và đây được xem là một quyền đương nhiên của một bên trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, tuy nhiên, quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phải được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Tại buổi đàm phán lại hợp đồng này, các bên có thể thỏa thuận chấm dứt và hợp đồng chấm dứt theo khoản 2 Điều 422 BLDS 2015.

Đơn phương chấm dứt

Một bên có thể áp dụng việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp các bên đã thỏa thuận về hoàn cảnh thay đổi cơ bản do dịch bệnh Covid-19 là điều kiện để một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Khởi kiện yêu cầu tuyên chấm dứt

Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý hoặc hợp đồng không ghi nhận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong điều kiện dịch bệnh thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 420 BLDS 2015.

>>>Xem thêm:Tư vấn chấm dứt hợp đồng dân sự

Giải quyết chấm dứt hợp đồng

Giải quyết chấm dứt hợp đồng

Trên đây là những nội dung trả lời cho câu hỏi dịch Covid-19 có được xem là trường hợp bất khả kháng để giải quyết tranh chấp hợp đồng không. Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi thông qua tổng đài 1900.63.63.87. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần hỗ trợ từ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

Scores: 4.8 (58 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87