Hướng dẫn người Việt ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất

Người Việt ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất thường gặp nhiều khó khăn và rắc rối. Đầu tiên là về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất không; nếu có thì có quyền kiện đòi những tài sản nào và làm thế nào để kiện đòi những tài sản đó. Bài viết dưới đây thông tin cụ thể đến các bạn vấn đề này

Kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất

Kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất

Quyền khởi kiện đòi lại tài sản của người Việt Nam ở nước ngoài

Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, khi người Việt Nam ở nước ngoài cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm bởi tài sản của cha mẹ bị người khác chiếm giữ thì có quyền khởi kiện.

>> Xem thêm:Hướng Dẫn Người Nước Ngoài Kiện Đòi Giữ Đất Cha Mẹ Đã Chết

Người Việt ở nước ngoài có được kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất để lại không

Thế nào là người Việt Nam ở nước ngoài?

Theo Điều 3 Luật Quốc tịch 2008, người Việt Nam ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam làm ăn cư trú lâu dài tại nước ngoài hay có thể gọi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến đòi lại tài sản do cha mẹ đã mất để lại

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài kiện đòi lại tài sản do cha mẹ đã mất là họ bị xâm phạm tới quyền chiếm hữu tài sản:

  • Mâu thuẫn về phân chia di sản thừa kế dẫn đến tranh chấp về tài sản;
  • Di chúc phân chia không đều dẫn đến phát sinh tranh chấp;
  • Do vấn đề chăm sóc bố mẹ đã chết giữa các con (trong nước với nước ngoài);
  • Bảo lãnh: người Việt Nam định cư ở nước ngoài thỏa thuận với bên thứ ba (họ hàng, hàng xóm,…) thực hiện thay nghĩa vụ, trách nhiệm chăm sóc bố mẹ;
  • Vấn đề tặng cho di sản thừa kế: tặng cho tài sản không thuộc sở hữu chính chủ
  • Tài sản do cha mẹ đã mất để lại thuộc sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị sử dụng, định đoạt: mua bán, trả nợ,…
  • Các nguyên nhân khác.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đòi những loại tài sản thừa kế nào?

Có phải tài sản nào người Việt Nam ở nước ngoài cũng có quyền kiện đòi
Người Việt ở nước ngoài được sở hữu tài sản nào?

Hiện nay, theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bao gồm động sản và bất động sản:

  • Bất động sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Động sản là những tài sản không phải bất động sản.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền kiện đòi lại tài sản do cha mẹ chết để lại đối với động sản theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với tài sản là nhà ở hoặc quyền sử dụng đất, pháp luật có những quy định tương đối đặc thù dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

  • Tài sản là quyền sở hữu nhà ở: theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 người Việt Nam định cư nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là người phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam
  • Tài sản là quyền sử dụng đất đai: theo điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 có thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; không thuộc diện này được hưởng giá trị di sản là quyền sử dụng đất.
  • Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể chuyển nhượng sang tên, tặng cho người khác phần thừa kế của mình theo quy định của pháp luật.

Đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thông qua thừa kế di sản do cha mẹ đã mất để lại, người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kiện đòi tài sản khi thỏa mãn yêu cầu tại Điều 186 bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Thủ tục khởi kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất để lại của người Việt ở nước ngoài

Tòa án có thẩm quyền giải quyết khởi kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất của người Việt Nam ở nước ngoài
Thủ tục khởi kiện ra Tòa lại tài sản do cha mẹ để lại

Thẩm quyền khởi kiện 

Căn cứ khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp về tài sản thừa kế mà cha mẹ để lại thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân 

Thứ nhất, thẩm quyền theo cấp 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đối với tranh chấp di sản thừa kế có một bên là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên thuộc trường hợp đương sự ở nước ngoài. Do đó, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Thứ hai, thẩm quyền theo lãnh thổ

Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2019 trong trương hợp các bên không có thỏa thuận khác thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyền 

Trình tự khởi kiện

Khi tranh chấp xảy ra các đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng một trong các phương thức sau

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến qua Cổng dịch vụ công Quốc gia (nếu có).

Bước 3: Toà án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện

Thứ nhất, tiếp nhận đơn

  • Nếu nộp trực tiếp, Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện
  • Nếu nộp theo đường dịch vụ bưu chính, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho  người khởi kiện trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn
  • Nếu nộp bằng phương thức gửi trực tuyến, Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng dịch vụ công Quốc gia (nếu có)

Thứ hai, xử lý đơn

Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi xét thấy hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ ra thông báo cho người khởi kiện thực hiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.

Theo khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
  • Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
  • Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

Bước 4: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng

Bước 5: Thẩm phán ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp kiện đòi di sản thừa kế

Bước 6: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định của Điều 270, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án

  • Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Tư vấn giải quyết tranh chấp người Việt Nam ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ mất để lại

  • Tư vấn điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng nhà đất tại Việt Nam
  • Tư vấn quyền khởi kiện của người Việt Nam định cư ở nước ngoài 
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục khởi kiện đòi lại di sản thừa kế do cha mẹ để lại
  • Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ tài liệu khởi kiện 
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền khởi kiện đòi lại tài sản thừa kế 
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn người Việt định cư ở nước ngoài đòi lại phần di sản thừa kế bị chiếm đoạt

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong các chủ thể đặc biệt khi tham gia vào mối quan hệ giải quyết tranh chấp về thùa kế di sản do cha mẹ để lại. Sự đặc biệt này được thể hiện một phần ở chỗ: để tiến hành khởi kiện cũng không dễ dàng do khoảng cách địa lý cũng như chuẩn bị các giấy tờ pháp lý. Do đó, giải quyết nhanh chóng cũng như tạo sự thuận tiện để giải quyết tranh chấp đòi tài sản thì hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline: 1900.63.63.87  để được luật sư dân sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất.

Các bài viết liên quan có thể tham khảo: 

Scores: 4.34 (20 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Hướng dẫn người Việt ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất

  1. khoa nguyen says:

    Tôi là Khoa và đang định cư ở Mỹ. Tôi có 1 căn nhà thừa kế chung với các em tôi ở Vietnam. Cách đây vài năm, tôi có làm giấy tờ ủy quyền cho em gái tôi để tiện lo chuyện nhà cửa. Hiện tại , em tôi tự động đi cầm căn nhà cho ngân hàng để làm ăn và không muốn trả lại tiền thừa hưởng căn nhà. Xin văn phòng cho vài khuyên pháp lý về vấn đề này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8