Người ở nước ngoài ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thế nào?

Người ở nước ngoài ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay bởi không ít người thừa kế hiện đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Vậy làm sao để ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi đang ở nước ngoài, thủ tục thực hiện ra làm sao và cần lưu ý điều gì sẽ được giải đáp bởi bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Thủ tục phân chia di sản có yếu tố nước ngoài

Thủ tục phân chia di sản có yếu tố nước ngoài

Làm thế nào để ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản khi ở nước ngoài?

Trong trường hợp người đang ở nước ngoài có thể làm văn bản ủy quyền cho một người khác ở Việt Nam để đại diện cho người ủy quyền ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Hợp đồng ủy quyền này phải được công chứng tại Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, sau đó sẽ được gửi về và bên ủy quyền sẽ yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng tại nơi cư trú, làm việc công chứng hợp đồng này.

Trình tự thủ tục công chứng văn bản ủy quyền ký thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của người nước ngoài

Trình tự thực hiện

Theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014 quy định: Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Như vậy, người ủy quyền phải chuẩn bị hồ sơ, sau đó mang tới cơ quan đại diện ký trước mặt viên chức công chứng, sau đó cơ quan đại diện sẽ chứng vào phần ủy quyền. Khi nhận hồ sơ, người ủy quyền sẽ chuyển hồ sơ về Việt Nam để người được ủy quyền đến tổ chức hành nghề công chứng nơi họ đang cư trú để công chứng tiếp vào hợp đồng ủy quyền gốc.

Ủy quyền ký thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi đang ở nước ngoài

Hồ sơ gồm những gì?

Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  • Dự thảo hợp đồng, thỏa thuận phân chia di sản thừa ;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

Cơ quan giải quyết hồ sơ

Theo Điều 55 và Điều 78 Luật Công chứng 2014, Cơ quan thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền là Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các cơ quan khách được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam. Sau khi hợp đồng ủy quyền được ký ở nước ngoài, hợp đồng sẽ được gửi về Việt Nam. Khi nhận được hợp đồng ủy quyền, người được ủy quyền cùng các đồng thừa kế khác đến các tổ chức hành nghề công chứng để ký và công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

>>> Xem thêm: Mẫu thỏa thuận phân chia di sản của các đồng thừa kế

Có được ủy quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?

Theo Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 3/3/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì  việc ủy quyền cho người khác tham gia phân chia, định đoạt quyền sử dụng đất phải xác lập hợp đồng ủy quyền và thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng ủy quyền theo quy định pháp luật.

Để ủy quyền cho người khác đại diện cho mình thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, cần đến tổ chức hành nghề công chứng lập hợp đồng ủy quyền

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 thì một cá nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.

Vì vậy, nếu không thể trực tiếp tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người thừa kế có thể lập hợp đồng ủy quyền để người khác đại diện cho mình. Ngoại trừ trường hợp một trong những người thừa kế là người đại diện ủy quyền.

Ủy quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện phân chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo điều 57 Luật công chứng 2014 thì văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với tài sản là bất động sản, tài sản gắn liền với đất buộc phải công chứng, chứng thực. Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và đã được công chứng hoặc chứng thực thì người được cử trực tiếp quản lý tài sản mang đến Văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành làm thủ tục đăng ký biến động.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế buộc phải có mặt của tất cả các đồng thừa kế. Trường hợp người thừa kế đang ở nước ngoài có thể àm ủy quyền cho người ở Việt Nam thay mình ký vào thỏa thuận phân chia di sản. Trên đây là tư vấn người ở nước ngoài ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản như thế nào? Nếu quý bạn đọc có thắc mắc gì về vấn đề trên hay các vấn đề liên quan đến thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết liên quan:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87