Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản?

Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản, hiện nay vấn đề về thừa kế nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là khi phân chia di sản nhưng có đồng thừa kế nước ngoài. Trong trường hợp này việc phân chia di sản sẽ được thực hiện như thế nào và được pháp luật quy định ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản

Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản

Làm thế nào khi phân chia di sản mà người đồng thừa kế ở nước ngoài?

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Luật Công chứng 2014. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Thỏa thuận phân chia di sản

Theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014 những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế . Trong đó, người thừa kế có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;

Thỏa thuận phân chia di sản là việc thỏa thuận xác định cụ thể  từng phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng. Khi người đồng thừa kế ở nước ngoài thì có thể ủy quyền cho một người nào đó ở Việt Nam để tiến hành thực hiện thỏa thuận phân chia di sản trong phạm vi quyền hạn của mình

>>> Xem thêm: Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Khai nhận di sản

Theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014 những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.

Để phân chia di sản người thừa kế phải tiến hành khai nhận di sản và để được hưởng thừa kế phải thực hiện các bước sau: chuẩn bị hồ sơ kê khai di sản thừa kế, làm thủ tục khai nhận, phân chia di sản tại Ủy ban Nhân dân (UBND) xã, phường hoặc văn phòng công chứng, chứng thực; tiến hành chia di sản.

Hồ sơ khai nhận di sản gồm có:

  • Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết
  • Giấy tờ chứng minh tài sản yêu cầu phân chia là di sản thừa kế của người đã chết để lại
  • Văn bản di chúc (nếu có);
  • Liệt kê danh sách những người được hưởng thừa kế kèm theo giấy tờ tùy thân của họ (CMND, CCCD, hộ chiếu) và giấy tờ chứng minh những người này có quyền được hưởng thừa kế
  • Các giấy tờ chứng minh nghĩa vụ tài chính phải thực hiện của người chết để lại (nếu có);
  • Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Dự thảo phương án phân chia di sản thừa kế.

Thủ tục khai nhận di sản

Thủ tục khai nhận di sản

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ , những người thuộc danh sách được hưởng thừa kế làm thủ tục khai nhận di sản. Trường hợp người đồng thừa kế đang ở nước ngoài thì có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: một trong những người thừa kế đến tổ chức công chứng yêu cầu công chứng và cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến khai nhận di sản thừa kế. Người đang ở nước ngoài có thể gửi bản sao giấy tờ tùy thân, bản sao giấy tờ liên quan đến quan hệ với người để lại di sản,.. về nước trước để làm thủ tục yêu cầu công chứng.

Sau 30 ngày niêm yết thông báo sẽ tiến hành khai nhận di sản thừa kế nếu không có khiếu nại, tố cáo. Lúc này,  người đang ở nước ngoài về nước cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.

  • Cách 2: Người đang ở nước ngoài có thể ủy quyền cho người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật. Thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.

Trong giấy tờ phải ghi đầy đủ thông tin, nội dung ủy quyền như “Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật”. Sau khi có giấy ủy quyền từ nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền sẽ tiến hành công chứng tại tổ chức công chứng tại nơi cư trú, nơi làm việc theo quy định tại Điều 55 Luật công chứng 2014. Sau đó,  người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế  trong phạm vi được ủy quyền.

Phân chia di sản thừa kế khi có người định cư ở nước ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế nếu liên quan đến bất động sản và tài sản khác đã được đăng ký quyền sở hữu như ôtô, tàu thuyền, tiền tiết kiệm… thì phải được chứng nhận của phòng công chứng hoặc UBND cấp huyện. đồng thừa kế theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, người chia của bạn bắt buộc phải có mặt.

Trường hợp không thể có mặt thì có thể yêu cầu chị ấy ra cơ quan đại diện của Việt Nam để làm giấy ủy quyền cho người khác, thay mặt thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thừa kế di sản theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Thủ tục khai nhận thừa kế di sản đất đai theo di chúc

Người nào sẽ bị tước quyền thừa kế di sản

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015, thì những người sau đây sẽ bị tước quyền hưởng di sản:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Người nào sẽ bị tước quyền thừa kế

Người nào sẽ bị tước quyền thừa kế

Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản

Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
  • quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

>>> Xem thêm: Quy định về thời hiệu phân chia di sản thừa kế

Trên đây là tư vấn về việc người đồng thừa kế ở nước ngoài làm thế nào để phân chia di sản?. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc gì về vấn đề trên, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

Scores: 4.5 (50 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Người đồng thừa kế ở nước ngoài thì làm sao để phân chia di sản?

  1. Lê Vũ Khoa says:

    Chào ban đại diện luật sư ạ.
    Cho em hỏi là hiện tại em đang đăng kí nhập sunh cho con , nhưng bị vướng chỗ ý kiến xác nhận của người sở hữu sử dụng đất (là địa chỉ thường trú em đang ở) mà người đó là bà ngoại em và đã mất , vậy bây giờ em phải làm gì để có thể nhập sinh được cho con em ạ . Em xin cảm ơn .

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87