Thủ Tục Khởi Kiện Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

Trong quá trình sử dụng đất, nhiều trường hợp đã phát sinh các tranh chấp về các vấn đề như quyền sử dụng, quyền quản lý, quyền chiếm hữu,… khi các bên đều cho rằng mình phải được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ. Họ không thể cùng nhau tự giải quyết các tranh chấp phát sinh đó mà phải yêu cầu, khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong các vấn đề về khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai thì các quy định về thủ tục khởi kiện luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên của các bên nhằm giúp cho quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được giải quyết một cách nhanh chóng và hợp lý.

Khi nào thì tiến hành khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết
Khi nào thì tiến hành khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai có thể hiểu là trong quá trình sử dụng đất, giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với các nhân, tổ chức khác, với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất đó với nhau có phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất, về ranh giới đất, về mục đích sử dụng đất hay về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất… Tranh chấp đất đai cũng có thể được hiểu là tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Điều 149 BLDS 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Trong đó, thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác và thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Tuy nhiên đối với các tranh chấp về đất đai thuộc trường hợp không yêu cầu thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 155 BLDS 2015 về những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện:

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản
  • Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai
  • Trường hợp khác do luật quy định

Như vậy, những tranh chấp về quyền sử dụng đất của các nhân, tổ chức,… sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện . Khi phát hiện quyền và nghĩa vụ bị xâm phạm thì các bên có quyền gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai mà không phụ thuộc vào thời hạn tính từ thời điểm xảy ra vi phạm.

Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai
Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai

Trình tự khởi kiện giải quyết tranh chấp

Hòa giải là bước bắt buộc đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp
  • Nếu hòa giải thành thì sự việc dừng lại ở đây mà không cần khởi kiện
Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai
Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Khi các bên hòa giải không thành thì người khởi kiện bổ sung biên bản hòa giải ở UBND Xã vào hồ sơ khởi kiện, tiến hành nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền được xác định theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, Điều 34 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân Huyện nơi có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án
  • Tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền để giải quyết sơ thẩm

Về thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, người khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án. Đơn khởi kiện phải đáp ứng được các yêu cầu về hình thức và nội dung được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, người làm đơn phải căn cứ trên mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự được niêm yết tại Tòa án các cấp. Nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung cơ bản như thông tin người khởi kiện (họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại…), thông tin người bị kiện (họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân,…), nội dung vụ việc tranh chấp như thế nào? Yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết…

Sau khi Tòa án nhận đơn khởi kiện, Tòa sẽ tiến hành xem xét đơn khởi kiện và quyết định có thụ lý vụ án tranh chấp đất hay không? Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ tiến hành các công việc, thủ tục để chuẩn bị xét xử vụ án. Các công việc mà Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là thu thập chứng cứ, tổ chức hòa giải, tổ chức xem xét thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá đất, tiến hành xác định nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất.

Tòa án sẽ căn cứ vào nguồn gốc tạo lập đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất của các bên để tiến hành xét xử vụ án.

Sau khi có bản án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày (thời hạn kháng cáo), kể từ ngày Tòa tuyên án, nếu không đồng ý với bất kỳ nội dung nào của bản án sơ thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm để yêu cầu TAND cấp Tỉnh  giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai. Nếu Quý khách có bất cứ thắc mắc hay điều chưa rõ, xin hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua Hotline bên dưới để được tư vấn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Scores: 4 (6 votes)

Luật sư: Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. Với 7 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng.

4 thoughts on “Thủ Tục Khởi Kiện Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Hotline: 1900.63.63.87