Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài là văn bản không còn xa lạ đối với người lao động hiện nay. Người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật, trong đó quan trọng nhất là giấy phép lao động. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để thực hiện mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, mời quý khách hàng tham khảo.

Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Trình tự cấp giấy phép lao động cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Hồ sơ

Theo Điều 13 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP để được cấp lại giấy phép lao động chủ thể cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ/CP
  • 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
  • Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
  • Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác minh nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Thẩm quyền

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc theo Mẫu số 03/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

Theo quy định trên thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là các cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người sử dụng lao động đã báo cáo.

>>>Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép lao động cho nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

Quy trình

Theo Điều 14 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP trình tự các bước xin cấp lại giấy phép lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Người lao động báo đơn vị sử dụng lao động về việc phải cấp lại giấy phép lao động

Sau khi người lao động phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc các thông tin trên giấy phép lao động bị thay đổi như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, sổ hộ chiếu, ngày cấp hộ chiếu, địa điểm làm việc, nơi làm việc thì người lao động có quốc tịch nước ngoài có trách nhiệm báo cáo tới người sử dụng lao động.

Bước 2: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động

Người sử dụng lao động nhận được báo cáo của người lao động có quốc tịch nước ngoài thông báo về việc giấy phép lao động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc các thông tin trên giấy phép lao động bị thay đổi như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, sổ hộ chiếu, ngày cấp hộ chiếu, địa điểm làm việc, nơi làm việc thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tới cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh nơi đã cấp giấy phép lao động đó để cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

Bước 3: Cơ quan nhà nước cấp lại giấy phép lao động

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

>>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài mới nhất

Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hiện nay được sử dụng theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

>>>Tải mẫu đơn: TẠI ĐÂY

Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài có thời hạn bao lâu

Theo Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hạn của giấy phép lao động như sau:

Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Như vậy, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 2 năm. Doanh nghiệp, tổ chức có thể xin với thời hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của mình và được gia hạn tối đa 01 lần bằng thời hạn được cấp nhưng không quá 02 năm.

>>>Xem thêm: Người nước ngoài không có giấy phép lao động bị xử lý như thế nào

Tư vấn lưu ý khi viết đơn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Chúng tôi tư vấn những lưu ý khi viết đơn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài ở những vấn đề như sau:

  • Xác định rõ bản chất và mục tiêu của đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài;
  • Xác định đúng thẩm quyền giải quyết của đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài;
  • Trình bày nội dung sự việc một cách rõ ràng, chi tiết;
  • Nội dung trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng, trọng tâm, và nêu được nguyện vọng của người viết.

Lưu ý khi viết đơn xin giấy phép lao động

Lưu ý khi viết đơn xin giấy phép lao động

Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Việc nắm rõ cách viết mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài giúp kết quả thực hiện càng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề trên hoặc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ tư vấn giấy phép lao động cho người nước ngoài vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Các bài viết liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.9 (35 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8