Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài lao động tại Việt Nam bao gồm những điều kiện gì, trường hợp nào “không cần cấp giấy phép lao động”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin một cách chi tiết nhất cho quý khách về các vấn đề liên quan đến giấy phép lao động cũng như thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

thu tuc xin cap giay phep lao dong cho nguoi nuoc ngoai
Trình tự xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Quy định chung về giấy phép lao động cho lao động nước ngoài

Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài

  • Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi “tuyển dụng” lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải GIẢI TRÌNH NHU CẦU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng lao động thực hiện theo mẫu số 1 ban hành kèm theo thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH.

>>>> Xem thêm: Thủ Tục Khai Trình Lao Động Khi Thành Lập Công Ty

Điều kiện cấp giấy phép lao động

nguoi lao dong la cong dan nuoc ngoai
Người lao động là công dân nước ngoài

Lao động là công dân nước ngoài phải đáp ứng ĐỦ các điều kiện sau đây để được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép lao động:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  • Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Thủ tục cấp giấy phép lao động

Hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động.
  • Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
  • “Phiếu lý lịch tư pháp” hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp.

Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
  • 02 ảnh màu (kích thước 4 x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Bản sao “HỘ CHIẾU” hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  • Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài nếu của nước ngoài thì được miễn hợp pháp hoá lãnh sự nhưng phải dịch ra Tiếng Việt và chứng thực theo quy định của Việt Nam.
  • Trừ văn bản đề nghị cấp phép thì các tài liệu còn lại đều phải chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và chứng thực.
van ban de nghi cap giay phep lao dong cho nguoi nuoc ngoai
Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

>>> Xem thêm: Thủ tục gia hạn visa cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự cấp GPLĐ

  1. Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc doanh nghiệp đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

  • Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc theo hình thức thực hiện hợp đồng lao động sau khi được cấp giấy phép lao động thì phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản trước ngày dự kiến làm việc cho doanh nghiệp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

>>>>Một số mẫu hợp đồng lao động thông dụng và các điểm cần lưu ý đối với các hợp đồng này quý khách có thể tham khảo:

>>>> Mẫu hợp đồng lao động THỬ VIỆC,

>>>> Mẫu hợp đồng XÁC ĐỊNH THỜI HẠN,

>>>> Mẫu hợp đồng KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN.

Trình tự xin cấp giấy phép lao động qua mạng điện tử

Theo quy định tại Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH, thủ tục xin cấp giấy phép lao động có thể được thực hiện qua mạng điện tử theo trình tự cụ thể như

Bước 1: Trước ít nhất 7 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc thì doanh nghiệp sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động như trên qua cổng thông tin điện tử

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức.

Trường hợp tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức sử dụng người lao động nước ngoài  và nêu rõ lý do.

Bước 3: Sau khi nhận được trả lời kết quả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động là phù hợp với quy định của pháp luật, doanh nghiệp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định.

Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động thì cơ quan cấp giấy phép lao động phải trả kết quả cho doanh nghiệp sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của người sử dụng lao động.

Bước 4: Trường hợp bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không đúng với tờ khai và HỒ SƠ đề nghị cấp giấy phép lao động đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho người sử dụng lao động.

>> Xem thêm: Người Nước Ngoài Không Có Giấy Phép Lao Động Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Trường hợp không cần cấp giấy phép lao động

lao dong nuoc ngoai tai Viet Nam
Trình tự xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau thì không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

  • Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  • Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  • Các trường hợp khác được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam

  • Tư vấn về quy định cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
  • Hỗ trợ, tư vấn, soạn thảo hồ sơ đăng ký xin giấy cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
  • Tư vấn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài không có bằng cấp.
  • Đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài

Như vậy, trình tự thủ tục cấp giấy phép lao động vốn đã được pháp luật quy định cụ thể. Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài của doanh nghiệp. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thực hiện thủ tục thì có thể liên hệ chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư lao động tư vấn, hỗ trợ. Xin cảm ơn!

>>> Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

 

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87