Khởi kiện đòi quyền thừa kế khi di sản bị đồng thừa kế bán mất là một hành động pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Quyền khởi kiện và thủ tục khởi kiện trong trường hợp di sản bán mất cần được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp và công bằng. Hiểu rõ các bước và yêu cầu pháp lý sẽ giúp người thừa kế bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Do đó, việc tìm hiểu và thực hiện đúng quy trình khởi kiện là điều vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp.
Hướng dẫn đòi quyền thừa kế khi di sản bị đồng thừa kế bán mất
Mục Lục
Quyền khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế
Theo quy định của pháp luật Dân sự hiện hành, có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Do đó, người thừa kế sẽ được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; nếu người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc nhưng phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ theo Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế sẽ hưởng di sản theo hàng thừa kế; những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Căn cứ theo Điều 659 BLDS 2015 quy định về phân chia di sản theo di chúc thì người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thì phần di sản mà mỗi người thừa kế được nhận là bằng nhau.
Theo quy định tại Điều 186 BLDS 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án thì cá nhân, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Do đó, nếu có các căn cứ chứng minh được phần di sản thừa kế của mình bị xâm hại thì người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật có quyền khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện buộc chia phần thừa kế là nhà đất do cha mẹ chết để lại
Thủ tục khởi kiện
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đối với việc xác định Tòa án theo cấp: Căn cứ theo Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế; trừ trường hợp tranh chấp trên có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì lúc này thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Đối với việc xác định Tòa án theo lãnh thổ: (Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015)
- Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có quyền giải quyết;
- Trường hợp các bên có thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc thì Tòa án đó có thẩm quyền giải quyết;
- Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Hồ sơ, tài liệu chứng cứ cần chuẩn bị
Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23 – biểu mẫu đính kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn theo quy định của khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD; Sổ hộ khẩu,…bản sao chứng thực)
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản thừa kế (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,…để xác định hàng thừa kế)
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế (bản sao chứng thực)
- Các giấy tờ chứng minh di sản của người chết (di chúc, bản kê khai di sản, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản,…)
- Các tài liệu khác có liên quan
Hồ sơ cần chuẩn bị kèm đơn khởi kiện
Nội dung đơn khởi kiện
Theo Mẫu số 23 – biểu mẫu đính kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017
Theo khoản 4, Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện thì nội dung đơn khởi kiện bao gồm:
- Thời gian, địa điểm làm đơn khởi kiện
- Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
- Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản mới có quyền giải quyết;
- Trường hợp các bên có thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc thì Tòa án đó có thẩm quyền giải quyết;
- Trường hợp di sản thừa kế là động sản thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
- Thông tin người khởi kiện: Ghi họ, tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD (ngày cấp, nơi cấp), điện thoại liên lạc;
- Thông tin người bị kiện: Ghi họ, tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD (ngày cấp, nơi cấp), điện thoại liên lạc;
- Thông tin người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng (nếu có): Ghi họ, tên, năm sinh, địa chỉ, CMND/CCCD (ngày cấp, nơi cấp), điện thoại liên lạc;
( Họ, tên,năm sinh, địa chỉ cư trú phải ghi giống như trong CMND/CCCD/Hộ chiếu)
- Yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề: Gồm nội dung khởi kiện và yêu cầu khởi kiện (nêu rõ, cụ thể từng vấn đề)
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Ghi rõ tên chứng cứ, số lượng
>>>Xem thêm: Khi nào được khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế
Thời hạn thụ lý và giải quyết
Sau khi nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền bằng hình thức trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện thì Tòa án tiến hành giải quyết như sau:
- Tòa án xem xét đơn và thụ lý vụ án sau đó thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án tranh chấp thừa kế là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục để chuẩn bị xét xử như là thu thập chứng cứ, xác minh nguồn gốc di sản, xác minh di chúc, nội dung di chúc, xác minh nhân thân người thừa kế theo pháp luật, tiến hành các thủ tục xem xét thẩm định tại chỗ và đưa vụ án ra xét xử.
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
- Trong trường hợp đương sự không đồng ý với phán quyết sơ thẩm thì có quyền kháng cáo để Tòa án tiến hành xét xử phúc thẩm.
Dịch vụ luật sư Long Phan thực hiện thủ tục khởi kiện ở Tòa
Các luật sư chuyên trách sẽ đóng vai trò là người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục hay giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc cụ thể như sau:
Nghiên cứu hồ sơ, lên phương án thực hiện khởi kiện
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin từ khách hàng sau đó mã hóa thành các thuật ngữ pháp lý để tìm ra được câu hỏi pháp lý mấu chốt của vấn đề để thuận tiện cho việc tiếp cận cũng như nghiên cứu hồ sơ.
Việc nghiên cứu hồ sơ sẽ được thực hiện một cách khách quan và chuyên nghiệp nhất nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu để quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng được đảm bảo một cách tốt nhất. Từ đó đưa ra phương án phù hợp cho việc khởi kiện.
Soạn thảo đơn khởi kiện và các văn bản trong quá trình khởi kiện
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện một cách chính xác và đầy đủ nhất đồng thời tư vấn để khách hàng có thể cung cấp các văn bản, tài liệu chứng cứ có liên quan đến yêu cầu nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi khách hàng.
Dịch vụ luật sư đòi quyền thừa kế khi di sản bị đồng thừa kế bán mất
Tư vấn và trực tiếp hỗ trợ thân chủ thu thập, chuẩn bị tài liệu chứng cứ
Nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong việc chuẩn bị thu thập tài liệu chứng cứ, đội ngũ luật sư Long Phan PMT sẽ tư vấn và hỗ trợ trực tiếp thân chủ nhằm rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục.
Đại diện thay mặt thân chủ tham gia giải quyết vụ kiện tại tòa
Quyền lợi của khách hàng luôn là vấn đề mà chúng tôi đặt lên hàng đầu. Do đó, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tại các phiên tòa sẽ được luật sư trực tiếp tham gia để đảm bảo tốt nhất những nghĩa vụ đã cam kết của hai bên trong quá trình tư vấn.
>>> Xem thêm: Hướng giải quyết khi nhà đất chuyển nhượng bị sai hiện trạng không thể sang tên.
Quyền khởi kiện đòi thừa kế khi di sản bị đồng thừa kế bán mất là quyền lợi hợp pháp của mỗi người thừa kế. Hồ sơ và thủ tục cần được chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định để quá trình khởi kiện diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Thời hiệu khởi kiện cũng là yếu tố quan trọng cần chú ý, đảm bảo việc yêu cầu quyền lợi không bị bỏ lỡ. Việc nắm rõ các quy định pháp luật liên quan giúp bảo vệ quyền thừa kế và đảm bảo sự công bằng trong phân chia di sản. Vì vậy, người thừa kế cần chủ động tìm hiểu và tuân thủ đúng quy định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nếu quý khách hàng cần tư vấn chuyên về iải quyết tranh chấp đất thừa kế đã bán cho người khác hãy liên hệ hotline 1900636387.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục khởi kiện đòi quyền tài sản do đồng thừa kế khai sót
- Thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.