Di sản có yếu tố nước ngoài là gì và hướng xử lý khi di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế là một trong các thắc mắc phổ biến của quý bạn đọc. Trong bài viết này, Luật sư dân sự của chúng tôi xin được giải đáp phần nào các câu hỏi trên theo quy định pháp luật mới nhất.
Xử lý thế nào khi di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế?
>>>Xem thêm:Người Ở Nước Ngoài Ký Văn Bản Thỏa Thuận Phân Chia Di Sản Thừa Kế
Mục Lục
Các hình thức phân chia di sản
Phân chia di sản theo di chúc
Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015):
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 BLDS 2015);
- Di chúc hợp pháp phải đáp ứng điều kiện về người lập di chúc, về hình thức (bằng văn bản hoặc bằng miệng) và nội dung (không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội) theo quy định tại khoản Điều 630 BLDS 2015;
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
- Khi di chúc hợp pháp thì việc phân chia tài sản là di sản thừa kế sẽ theo ý chí của người để lại di sản. Trừ một số trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc theo Điều 644 BLDS 2015.
>> Xem thêm: Khởi kiện đòi thừa kế cho con chưa thành niên
Phân chia di sản theo pháp luật:
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Điều 649 BLDS 2015);
- Thừa kế theo pháp luật áp dụng trong trường hợp:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thừa kế có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 663 BLDS 2015, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ thuộc trường hợp sau:
- Trong các bên tham gia có ít nhất một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân có quốc tịch Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
- Các bên tham gia đều công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy, thừa kế có yếu tố nước ngoài có thể hiểu là quan hệ thừa kế có ít nhất một trong các bên tham gia là người nước ngoài; đối tượng của quan hệ thừa kế như tài sản, quyền tài sản, nghĩa vụ dân sự ở nước ngoài, hoặc sự kiện dẫn đến phát sinh thừa kế xảy ra ở nước ngoài.
Quy định của pháp luật về thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài
Thừa kế động sản có yếu tố nước ngoài
Theo khoản 1 Điều 680 BLDS 2015 quy định việc thừa kế được xác định theo quy định pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi người đó chết. Như vậy, công dân có quốc tịch Việt Nam dù chết tại nước nào thì cũng sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để chia thừa kế đối với động sản.
Tuy nhiên, nếu công dân nước ngoài để lại di sản là động sản trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng mà phải áp dụng pháp luật nước người đó có quốc tịch để chia tài sản thừa kế là động sản.
Thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài
Theo khoản 1 Điều 107 BLDS 2015, bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản
Thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó theo quy định tại khoản 2 Điều 680 BLDS 2015.
>> Xem thêm: Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua thừa kế?
Từ chối thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài
Căn cứ Điều 620 BLDS 2015 thì:
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản này nhằm trốn tránh thừa kế nghĩa vụ của người cho thừa kế.
- Việc từ chối nhận thừa kế cần phải lập thành văn bản và gửi kèm hồ sơ từ chối nhận thừa kế đến cơ quan có thẩm quyền.
- Hồ sơ từ chối nhận thừa kế tương tự như hồ sơ nhận thừa kế, kèm theo đơn từ chối nhận thừa kế gửi đến UBND cấp xã hoặc văn phòng công chứng.
Xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế
Người thừa kế theo quy định tại Điều 613 BLDS 2015 phải đáp ứng các điều kiện:
- Cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế;
- Cá nhân đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và còn sống sau thời điểm mở thừa kế;
- Phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nếu không phải cá nhân hưởng thừa kế theo di chúc
Di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế thuộc về Nhà nước:
Theo quy định tại Điều 620 BLDS 2015 thì việc tài sản của người mất để lại, sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ về tài sản mà không có ai nhận thừa kế, thì bất kể đó là động sản hay bất động sản, đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
Trên đây là bài viết chi tiết về Hướng xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ vui lòng gọi số HOTLINE 1900636387 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
Chào Luật sư
Xin cho hỏi một việc: Bố mẹ tôi ( đã mất) không để lại di chúc có một căn nhà ( có sổ đỏ tên bố mẹ tôi), Bố mẹ tôi có 4 con: Chị gái tôi ( không ở cùng hộ tịch với bố mẹ tôi) hiện sống ở nước ngoài. Tôi sống ở trong nước ( có hộ tịch không cùng bố mẹ tôi), Người thứ ba là em gái tôi ( đã mất, em gái tôi có hai con ( cháu ngoại bố mẹ tôi cũng đang sống ở nước ngoài ). Người con thứ tư ( em tôi ) cũng đang sống ở nước ngoài. Mọi người đều đồng ý tôi sẽ nhận tài sản là căn nhà này. Vậy thủ tục như thế nào? Kính mong Luật sư tư vấn. Cảm ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
Xin chào , cho tôi xin hỏi.. trường hợp của tôi là, tôi và chồng củ trước ngày giải phóng , có chung một căn nhà ở Việt Nam Và chồng tôi đã rời khỏi việt nam trước ngày 30/4/1975 , và ông đã tự ly dị đơn phương ở Mỹ với tôi cho đến nay thì đả chết , và ông đã có vợ không có con chung, và sao khi ông chết thì tôi có nhận được giấy khai tử. Sao khi nhận giấy khai tử thi tôi đi làm giấy tờ nhà qua một tên tôi đứng . còn gọi là sổ Hồng qua trọn tên tôi, nhưng trông sổ Hồng thì có ghi tôi đại diện thừa kế, và tôi quyết định bán căn nhà này thì sở công chứng bảo là phải có mặt người vợ sau này của chồng cũ để chia phần .. vì có tên của người vợ hiện tại trong tờ giấy khai tử bên Mỹ, và tôi cố liên lạc với bà ấy nhiều lần không được, và có tìm tới nơi ở của bà ấy, nhưng bà ấy đả bán nhà sao một thời gian ông chồng đã qua đời , vậy tôi phải làm gì để bán được căn nhà ở Việt Nam , khi không tìm được bà ấy. Chờ tin trả lời của quí đài . Cảm ơn thật nhiều
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.