Tư vấn giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài là một trong các lĩnh vực được chú trọng nghiên cứu hiện nay, do các giao dịch liên quan đến người nước ngoài ngày một tăng. Nổi bật nhất là xung đột về việc phân chia di sản, vốn đã được báo chí đề cập nhiều gần đây. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý bạn đọc hiểu rõ phương thức giải quyết tranh chấp.

Di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Quy định của pháp luật liên quan đến di sản có yếu tố nước ngoài

Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

  • Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết;
  • Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Khoản 1 Điều 678 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Quy định của pháp luật hiện nay, cụ thể là Luật Nhà ở 2014 cho phép người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài (Việt kiều) nhận thừa kế giá trị di sản (thường bằng tiền) tại Việt Nam và đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Ai có quyền thừa kế

tranh chap di san thua ke co yeu to nuoc ngoai
Có thể thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

Những người được quyền thừa kế:

  • Những người thừa kế theo di chúc;
  • Thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015 );
  • Thừa kế theo pháp luật.(Điều 651 BLDS 2015).

Những người không được quyền hưởng di sản: (Điều 621 BLDS 2015):

  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn chặn người để lại di sản trong việc lập di chúc;
  • Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản;
  • Người thừa kế từ chối nhận di sản (Điều 620 BLDS 2015);
  • Các trường hợp khác tại (Điều 621 BLDS 2015).

Phân chia di sản

Việc phân chia di sản thừa kế sẽ được áp dụng theo pháp luật nước có di sản đó. Cụ thể, nếu di sản thừa kế để laiij ở Việt Nam thì luật áp dụng sẽ là pháp luật Việt Nam. Theo đối với quy định tại BLDS 2015 việc phân chia di sản sẽ được chia là 02 loại:

Thứ nhất, chia di sản theo di chúc để lại là: Những người thừa kế có quyền nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo chỉ định trong di chúc sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài sản của người chết tương ứng với phần di sản được nhận.

Thứ hai là chia di sản theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất: gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

>> Bài viết tham khảo: Cách thức phân chia thừa kế và giải quyết tranh chấp

Bất cập

Thứ nhất, nếu người nhận thừa kế muốn chuyển tiền ra nước ngoài, cần tuân thủ quy định pháp luật về hạn mức.

Hạn mức chuyển tiền ngoại hối ra nước ngoài: 5000 USD (mang trực tiếp). Nếu vượt quá hạn mức trên phải khai báo với hải quan ở cửa khẩu và xin giấy phép của ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối. (điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN).

Thứ hai, Tòa án không có thẩm quyền thụ lý do nhiều nguyên nhân (khoản 1 Điều 472 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):

  1. Các đương sự thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó;
  2. Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan;
  3. Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại Điều 470 Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết.
  4. Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài như thế nào?

Công việc của luật sư

Các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là thừa kế, thường kéo dài do có nhiều tình tiết phức tạp. Vì vậy, khối lượng công việc mà luật sư cần xử lý rất lớn, bao gồm:

  • Tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc dân sự;
  • Cung cấp biểu mẫu, đơn từ cho khách hàng;
  • Soạn thảo các đơn từ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thu thập chứng cứ, sắp xếp tài liệu phục vụ cho quá trình tư vấn, tranh tụng.
  • Thực hiện việc nộp đơn khởi kiện, đơn phản tố, đơn kháng cáo và các giấy tờ khác liên quan;
  • Đánh giá tình tiết vụ án và đưa ra hướng xử lý cho khách hàng;
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án, Trọng tài (nếu có);
  • Các công việc khác.

Dịch vụ luật sư thừa kế

Dịch vụ luật sư thừa kế

Tham gia gia giải quyết tranh chấp

Do pháp luật dân sự tôn trọng ý chí và thỏa thuận của các bên, nên để giải quyết tranh chấp, có hai phương thức phổ biến: (1) Hòa giải tại Tòa án, thông qua Trọng tài hoặc Hòa giải viên; (2) Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.

  • Đối với việc hòa giải: Luật sư đánh giá tình hình và đưa ra hướng hòa giải có lợi nhất cho khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ pháp luật.
  • Đối với việc khởi kiện: Luật sư tham gia tranh tụng với tư cách: (1) Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự hoặc (2) Đại diện theo ủy quyền.

Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp

Với quá trình hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh giữa các văn phòng luật sư, công ty luật ngày càng khốc liệt, trong đó có sự cạnh tranh về giá cả dịch vụ. Tuy nhiên, dù giá cả dịch vụ có khác nhau thế nào, cũng cần khẳng định rằng:

  • Chất lượng dịch vụ pháp lý nói chung đang ngày càng được nâng cao, tương xứng với chi phí bỏ ra;
  • Sử dụng dịch vụ luật sư uy tín, chuyên nghiệp đảm bảo loại bỏ rủi ro pháp lý lâu dài.

Chi phí thuê luật sư dựa trên cơ sở nào?

Chi phí thuê luật sư được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, phù hợp với nhu cầu và tính chất vụ việc, bao gồm:

  • Mức độ phức tạp của công việc;
  • Thời hạn thực hiện công việc của luật sư;
  • Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Văn phòng Luật sư;
  • Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.

Quý khách có thể lựa chọn các gói dịch vụ sau:

  1. Tư vấn theo giờ;
  2. Tư vấn theo vụ việc hoặc
  3. Tư vấn trọn gói (Tư vấn cố định)

Các khoản chi phí thuê luật sư

Chi phí thuê luật sư thường bao gồm các khoản sau:

  1. Phí Nhà nước: bao gồm các khoản tiền tạm ứng án phí, lệ phí cần nộp cho Tòa án; phí thẩm định giá, phí yêu cầu thi hành án.
  2. Phí công tác: gồm phí đi lại, lưu trú cho luật sư trong quá trình xử lý vụ việc, cụ thể là chi phí cho các phương tiện, ăn nghỉ ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn làm việc.
  3. Thù lao luật sư: Được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và luật sư, và ghi nhận chi tiết trong Hợp đồng dịch vụ theo giờ.
  4. Phí dịch vụ tư vấn theo giờ: Dành cho các trường hợp khách hàng được tư vấn trực tiếp tại văn phòng luật sư.
  5. Thuế VAT và các chi phí, lệ phí khác (nếu có)

Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc thanh toán trực tiếp.

Những vụ việc tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài tuy có phức tạp hơn so với những tranh chấp thuần Việt nhưng phải nói đến những tranh chấp có yếu tố nước ngoài ngày càng phổ biến. Do đó, vai trò của Luật sư để hỗ trợ những tranh chấp trên cũng như dịch vụ tư vấn thừa kế cho người thừa kế ở nước ngoài cũng ngày được nâng cao. Ở bài viết trên, chúng tôi đã khái quát sơ bộ những vấn đề cần lưu ý đối với tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài. Nếu Quý khách có khó khăn hoặc cần được tư vấn hãy liên lạc theo số hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87