Hướng dẫn cách chia thừa kế đất đai trường hợp không có di chúc

Hướng dẫn cách chia thừa kế đất đai trường hợp không có di chúc yêu cầu phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thừa kế và đất đai. Thủ tục này thường rất phức tạp như nguyên tắc, thủ tục chia thừa kế và khai nhận di sản. Đồng thời, việc chia thừa kế có sự tham gia của nhiều người thừa kế. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT sẽ giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.

Hướng dẫn cách chia thừa kế đất đai trường hợp không có di chúc
Chia thừa kế đất không có di chúc

Quy định về thừa kế khi không có di chúc

Thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo di chúc áp dụng đối với các trường hợp sau:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành
Hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành

Xác định hàng thừa kế

Những người thừa kế theo pháp luật được chia thành các hàng thừa kế. Hàng thừa kế được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (ông bà), anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại;
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau;
  • Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là hàng thừa kế tiếp theo để thay vào hàng thừa kế. Điều này được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Một số trường hợp được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống;
  • Những quy định trên nhằm hạn chế tranh chấp giữa các bên trong quan hệ thừa kế, đồng thời góp phần điều chỉnh cụ thể, rõ ràng hơn trong việc phân chia tài sản.

Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
  • Trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 Luật Đất đai 2024;
  • Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Cha mẹ mất không để lại di chúc thì đất đai được phân chia thế nào?

Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai không có di chúc

Bước 1: Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 gồm có:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Dự thảo Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế nếu có;
  • Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế;
  • Giấy tờ tùy thân của người để lại di sản;
  • Giấy tờ về di sản thừa kế.

Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý công chứng và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất theo Điều 58 Luật công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai theo Điều 95 Luật Đất đai 2013 và Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.

>>> Xem thêm: Phân chia đất đai cha mẹ mất không để lại di chúc

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp khi chia thừa kế đất đai không có di chúc

Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ:

Tư vấn pháp lý:

  • Phân tích căn cứ pháp lý
  • Đánh giá tính pháp lý hồ sơ tranh chấp
  • Xác định phương án giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn quyền lợi các bên

Đại diện thương lượng:

  • Tổ chức cuộc họp gia đình
  • Soạn thảo thỏa thuận
  • Công chứng văn bản
  • Hỗ trợ thủ tục sang tên

Đại diện tố tụng:

  • Soạn thảo đơn khởi kiện
  • Thu thập, bảo vệ chứng cứ
  • Tham gia phiên tòa
  • Kháng cáo, kháng nghị
  • Thi hành án

 

Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc
Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

Hướng dẫn cách chia thừa kế đất đai trường hợp không có di chúc phải đáp ứng theo đúng các điều kiện của pháp luật. Thừa kế đất đai trường hợp không có di chúc gồm nhiều thủ tục. Người thừa kế cần tìm hiểu để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến chia thừa kế đất đai không có di chúc. Quý bạn đọc cần hỗ trợ của LUẬT SƯ DÂN SỰ, liên hệ chúng tôi qua 1900.63.63.87 để được giải đáp. Xin cảm ơn. 

>> Có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

101 thoughts on “Hướng dẫn cách chia thừa kế đất đai trường hợp không có di chúc

  1. Thảo says:

    Chào luật sư ạ. Anh tư vấn giúp em với.
    Gia đình em gồm 4 thế hệ sống chung một nhà, bao gồm bà nội, bố mẹ, chồng, con trai em, em là con dâu.
    Bà nội có 2 con gái và 3 người con trai, bố chồng em là con út, cả nhà sống chung với bà trên đất tổ tiên
    Nay bà nội em mất và không để lại di trúc.
    Đất tổ tiên đang đứng tên bố em, các bác bảo không hợp pháp và muốn chia đất, nếu không sẽ khởi kiện.
    Mong luật sư tư vấn giúp em với, em xin cảm ơn ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Thảo,
      Đối với thắc mắc bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
      – Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân Sự 2015 quy định, thời điểm mở thừa kế là từ khi người để lại di sản mất, trước thời điểm này thì tài sản của người này không được xem là di sản thừa kế và không thể bị chia cho những người thừa kế, và tài sản của người đó là do người đó tự quyền quyết định, có thể quyết định tặng cho cho bất kì ai.
      – Trường hợp đất đó là toàn quyền thuộc về bà nội của bạn thì bà được sang tên cho bố bạn trước thời điểm mở thừa kế, tức là trước khi người đứng tên trước mất, thì bố bạn có toàn quyền sử dụng đất, vì đấy là phần đất của bố bạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Những người còn lại không thể đòi chia phần đất đó.
      – Nếu phần đất đó có MỘT PHẦN của ông nội bạn, và ông nội bạn mất không để lại di chúc thì phần đất của ông nội bạn ( một nửa diện tích đât) đó sẽ được chia đều cho những thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết ( những người này phải là những người còn sống tại thời điểm mỏ thừa kế). Trong trường hợp này, bà nội chỉ được sang tên cho bố bạn một nửa diện tích đất, một nửa còn lại chia thừa kế như trên trong đó có phần của bố bạn.
      – Nếu phần đất đó do ông nội tạo lập trước thời điểm kết hôn thì toàn bộ diện tích đất đó thuộc quyền sử dụng của ông nội bạn và phải được chia thừa kế cho tất cả những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong đó có 1 phần của bố bạn và một phần của bà nội.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87

  2. Nhật Lệ says:

    Xin được giải đáp thắc mắc như sau ạ: ông bà ngoại tôi đã mất năm 86 và 89. Ông bà có 8 người con( đã mất 3 còn 5 trong đó 2 đã mất là chưa có gia đình). Mẹ tôi là phận gái do lỡ lầm nên sinh tôi ra đã ở đất của ông bà ngoại từ ngày ông bà mất đến giờ, tên trên sổ đỏ trước kia là đứng tên mẹ tôi nhưng khoảng 10 năm gần đây bác cả đã cầm không đưa lại cho mẹ tôi. ( ông bà ngoại mất không để lại bất cứ di chúc gì)Hiện nay mẹ tôi đang bị ung thư di căn, mẹ tôi muốn tôi hưởng 1 phần mảnh đất để lấy nơi thờ cúng cho bà. Vậy tôi xin hỏi luật sư việc chia mảnh đất này sẽ như thế nào( bác cả tôi nói sẽ không chia cho ai hết?). Và nếu trường hợp mẹ tôi mất mà đất đai vẫn chưa được giải quyết xong thì tôi có được tham gia vào quyền thừa kế đó không( nếu có giấy ủy quyền hoặc di chúc của mẹ tôi). Tôi xin chân thành cảm ơn.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào bạn Nhật Lệ,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Trường hợp ông bà ngoại mất không để lại di chúc, đất đai để lại sẽ được chia cho các đông thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Mỗi người sẽ được hưởng một phần đất bằng nhau chia ra từ khối tài sản chung của ông bà mất để lại
      Trường hợp mẹ bạn mất mà chưa giải quyết xong thì bạn sẽ được hưởng thừa kế thế vị đối với phần di sản mà mẹ bạn được hưởng.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên môn của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới

  3. Thủy says:

    Chào luật sư. Gia đình ông bà nội em có 3 người con trai. Ông bà đều đã mất nhưng không để lại di chúc về quyền sử dụng đất. Xin hỏi luật sư,theo luật thì đất đai của ông bà được chia như thế nào cho 3 người con trai. Em cảm ơn ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Thủy,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Trường hợp ông bà nội mất không để lại di chúc, đất đai để lại sẽ được chia cho các đông thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Mỗi người sẽ được hưởng một phần đất bằng nhau chia ra từ khối tài sản chung của ông bà nội mất để lại.
      Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên môn của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.
      Trân trọng!

  4. Chinh says:

    Xin hỏi luật sư: ông bà tôi mất có để lại một mảnh đất và không để lại di chúc. Và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị cậu( anh trai của mẹ) lấy và cầm cố. Gia đình ông bà tôi gồm 6 người 1người đã chết. Xin hỏi cậu tôi cầm cố giấy CNQSD đất có đúng với pháp luật. Và việc phân chia tài sản được phân chia như nào ạ? Cảm ơn luật sư

    • Luật Long Phan PMT says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tường gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Trường hợp ông bà bạn mất không để lại di chúc thì mảnh đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo hàng thừa kế: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết,.. ( Điều 651 BLDS 2015). Di sản được chia cho các đồng thừa kế, mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, việc cậu bạn tự ý lấy đất cầm cố là vi phạm quy định pháp luật. Khi đó, bạn có thể giải quyết bằng cách thỏa thuận nội bộ gia đình hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

  5. Trần đình vinh says:

    Chào luật sư
    Tôi có một vấn đề xin hỏi luật sư giải đáp
    Bố tôi có nhiều vợ- tôi con vợ lẽ -bố ở với vợ cả sống ở Hà Nội
    Mẹ tôi ở quê – được chia đất hồi Cải cách ruộng đất năm 1955 cho 4 mẹ con
    Cơ nghiệp do mẹ tôi làm ra –
    Mẹ tôi mất năm 2015
    Bố mất năm 1999
    Nay tôi làm thừa kế mảnh đất của mẹ tôi
    Vậy tôi xin hỏi luật sư : con riêng của bố tôi có được hưởng phần nào thừa kế không
    (Bố mất trước mẹ)
    Tôi xin trân trọng cảm ơn

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật theo hàng thừa kế (Điều 651 BLDS 2015).Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      Như vậy, vì bạn là con của cha bạn, cho nên theo quy định của pháp luật thì bạn được hưởng một phần di chúc từ tài sản cho cha bạn để lại và trường hợp bạn là con duy nhất của mẹ bạn thì bạn sẽ được hưởng toàn bộ di sản do mẹ của bạn để lại.
      Trân trọng!

  6. Trúc Linh says:

    Chào luật sư.cho e hỏi về việc tranh chấp đất đai ạ.
    Bà nội e có 8 người con 2trai 6 gái trong khi đó ctrai lớn đã được chia đất còn ba e trai út nên ở nhà thờ được hưởng đất còn lại và giấy tờ đất sổ hộ khẩu đã chuyển sang tên ba e hết rùi cũng có chia cho cô út e mảnh đất giấy tờ làm xong hết giờ thời gian trôi qua mái chục năm còn 5 người cô của e lấy chồng có gđ riêng hết giờ họ thấy đất có giá trị giờ muốn về chia đất lại nữa xin hỏi luật sư như vậy có được không ạ..trong khi đó lúc bà nội e còn sống đã cầm cố hết đất khi bà nội e mất ba mẹ e làm đã chuộc lại tất cả đất giờ cô e thây có đất giờ muốn chia được không của …với lại đất bà nội e chia cho bác e đã bán hết rùi…Còn ba e còn đất giờ 5 người cô muốn chia lại đất được không ạ

  7. Nguyễn Trần Phương Tiến says:

    Xin chào Luật sư ! Nhờ Anh tư vấn giúp em : Gia đình em có 7 người : Ba , mẹ và 5 người con. Ba và Mẹ em đã ly hôn khoảng hơn 20 năm. Tài sản hiện đang đứng tên Mẹ. Mẹ em mất không để lại di chúc. Ông bà ngoại em đã mất trước khi mẹ mất. Vậy thì Ba, cậu và dì ruột của em có quyền tranh chấp trong việc phân chia tài sản không ? Thủ tục sang tên em cần chuẩn bị những giấy tờ gì ạ. Mong luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Nguyễn Trần Phương Tiếng,
      vì mẹ của bạn mất mà không để lại di chúc nên theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế. theo đó, di sản sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm những người sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      Như vậy, chỉ những người nêu trên được quyền hưởng di sản do mẹ bạn để lại, theo đó, vì ba của bạn và mẹ của bạn đã ly hôn, do đó, cả ba, cậu và dì ruột của mẹ bạn không có quyền tranh chấp trong việc phân chia di sản do mẹ bạn để lại.
      Thủ tục sang tên cho bạn, cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của những người đồng thừa kế bao gồm 5 người con của mẹ bạn. bạn vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được tư vấn cụ thể chi tiết hơn.
      Trân trọng!

  8. Khách says:

    Chào Luật Sư
    Cho con xin hỏi. Bà nội con có 2 người con trai,bà nội con mất năm 1989 không để lại di chúc, do nợ nần nên đến 1992 chú con có đến nhà nói với cha con là giờ gia đình chú trốn đi tp làm ăn nhờ cha con chăm sóc mảnh đất tre đó cùng mộ màng và lo giỗ chạp, từ năm 1992 đến nay cha con là người thờ cúng ông bà, đến năm 1997 chú con âm thầm đi kê khai tài sản làm sổ đỏ mảnh đất của bà nội con để lại nhưng không thông qua cha con, vì cha con nghĩ đất đó là để sau này làm thổ mộ cho gia tộc, nên cha con hoàn toàn k biết là chú con đã làm sổ đỏ, từ năm 1997 chú con làm giấy kê khai tài sản xin đăng kí quyền sử dụng đất đến năm 2003 thì đc cấp QSD, đến năm 2019 thì chú con sang tên qua cho con trai, năm 2020 con trai chú con kêu người bán, cha con mới phát hiện đc cha con mới làm đơn yêu cầu tạm ngưng quyền chuyển nhượng mua bán để Cha có ý kiến rằng có bán thì chừa là 1/3 diện tích để sau này lấy hài cốt bà nội con và ông bà cố về đó. Vì hiện tại bà nội và ông bà cố con đang chôn nhờ đất của người ta. Nhưng chú và con trai chú con không đồng ý, xin cho con hỏi với sự việc như trên cha con có thể yêu cầu tranh chấp để giữ lại 1 phần đất làm thổ mộ cho ông bà con đc k ạ. Vì con nge nói điều623 thời hiệu thừa kế, thì tính là trong vòng 30 năm với bất động sản và 10 năm đối với động sản, nhưng từ lúc chú con âm thầm đi kê khai là năm 1997 đến 2003 mới đc cấp giấy CNQSD cho đến nay thì cha con có đc khỏi kiện fdeer xin lại 1/3 đất làm thổ mộ k ạ. Trước chú con đi là giao lại cho cha con quản lí vì đó là đất giồng k có trồng trọt hay chăn nuôi j trên mảnh đấy đó. Thay chú con cúng ông bà mấy mươi năm k hưởng đc j, mak giờ xin 1 phần đất để rước mộ ông bà về chú cũng k cho, ra hội đồng hòa giải họ bảo chú con đc cấp QSD đất hợp lệ nên đc bán ạ. Xin luật sư tư vấn giúp con ạ

      • Khách says:

        Chào luật sư. A tư vấn dùm e . Ông bà ngoại e mất có để lại mãnh đất bây giờ làm thừa kế kế chia 4 mà cậu e lại không chịu kí vậy có chia được không luật sư tư vấn dùm e ạ

        • Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc email để đội ngũ luật sư chúng tôi có thể tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.
          Trân trọng!

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Những thông tin mà bạn cung cấp chưa đủ để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn, bạn vui lòng liên hệ hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp văn phòng luật sư để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
      Trân trọng!

  9. Dung says:

    Tôi sống chung với cha mẹ từ nhỏ đến lớn gần bốn mươi năm giờ cha mẹ đã qua đời không để lại di chúc và tôi còn8 anh chị vậy tôi làm thế nào xin ý kiến ạ

    • Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn,
      Vì cha mẹ của bạn mất mà không để lại di chúc nên theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế. theo đó, di sản sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm những người sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Như vậy, di sản của cha mẹ bạn để lại sẽ được chia đều cho 8 người con và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (nếu có).
      Trân trọng!

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Cháo bạn,
      Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin chi tiết về yêu cầu tư vấn đê chúng tôi có thể tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.
      Trân trọng!

  10. Tran thi My Trinh says:

    Bà noi em đung tên họ khẩu ba em là con trai duy nhất ở coi nhà thờ những ba em mới mất như vậy mẹ em và anh chị em có được hưởng nhà thờ đó không.ba cô em ở chung đang làm giấy thừa kế riêng cho cô em để dành nhà thờ . vậy em nên làm gì để giúp mẹ em được thừa hưởng

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Vì cha của bạn mất mà không để lại di chúc nên theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế.
      Theo đó, di sản sẽ được chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm những người sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Mẹ bạn, anh chị em bạn và bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Cô bạn không có quyền tự mình sang tên nhà của gia đình bạn.
      Bạn nêu thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản theo pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
      Trân trọng!

  11. Võ văn trình says:

    Xin chào luật sư xin luật sư giải đáp và tư vấn giúp tôi trường hợp của tôi như sau tôi có một thửa đất của bà nội đứng tên sổ đỏ để lại cho tôi không có đi chúc bây giờ tôi muống làm thẻ Hồng và chia ra một phần để làm nhà thờ ông bà tổ tiên trong đó bà nội tôi có sáu người con nhưng ba tôi đã mất và giờ tất cả mấy o mấy chú của tôi đã đồng thuận chuyển sang tên cho tôi còn giữ lại một phần đẻ làm nhà thờ thì như vậy tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm được sổ Hồng mà tôi đứng tên vậy kính nhờ luật sư giải đáp và tư vấn giúp tôi xin cám ơn luật sư và xin luật sư phản hồi sớm giúp tôi

    • Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Khi các bên có quyền hưởng di sản thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản trong trường hợp không có di chúc, sự thỏa thuận này được ghi lại bằng văn bản và được gọi là văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
      Theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Luật Công chứng 2014, khi tiến hành đăng ký biến động đất đai là di sản thừa kế, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký này cho người được hưởng di sản thừa kế sẽ dựa vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng.
      Như vậy, muốn thực hiện sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế, cá nhân phải thực hiện hai thủ tục sau đây:
      a. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế:
       Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014.
       Nếu tài sản quyền sử dụng đất và là trường hợp thừa kế theo pháp luật, hồ sơ yêu cầu công chứng phải bao gồm các giấy tờ sau:
      • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
      • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản.
       Việc công chứng này được thực hiện tại Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
      b. Đăng ký chuyển quyền sử dụng đất:
       Sau khi thực hiện việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người hưởng thừa kế sẽ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ ( Đăng ký chuyển quyền sử dụng đất).
       Thủ tục này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
       Hồ sơ thực hiện thủ tục này bao gồm:
      • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo (Mẫu quy định)
      • Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế
      • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
      • Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế (đã công chứng)
       Việc thực hiện đăng ký này được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
      Trước tiên, anh(chị) cần lập một văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế do bà nội anh(chị) để lại, có chữ ký của tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất với nội dung đồng ý để lại toàn bộ di sản thừa kế của bà nội anh (chị) cho anh(chị), sau đó anh (chị) tiến hành việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Cuối cùng, anh (chị) chuẩn bị hồ sơ đã trình bày ở trên để tiến hành đăng ký biên động đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

  12. Khách says:

    luật sư cho e hỏi ngoại e có 5 người con 4 trai 1 gái 4 người con trai điều được chia đất đầy đủ còn mẹ e thì không có mẹ nuôi ngoại được 30 năm rồi nên ngoại cho nền nhà để ở nuôi ngoại giờ ngoại đã mất nhưng ngoại không có để lại gi chúc cho mẹ giờ cậu thứ út không cho mẹ ở muốn lấy lại vì nền nhà mẹ ở thờ ngoại chưa được cắt ra còn chung với cậu út nhưng lúc trước mẹ được nhà nước cất cho căn nhà thì cậu út có ký tên là cho đất mẹ cất nhà giờ cậu út đuổi mẹ đi vậy thì mẹ e có được bồi thường gì k ạ nhờ luật sư giúp đỡ dùm mẹ e ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, theo nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi nhận thấy như sau: Bà cụ đã chia đất cho bốn người con trai, khi mất không để lại di chúc. Hiện tại phần đất người con gái được nhà nước xây dựng nhà nằm chung với mảnh đất của người con trai út. Và người con trai út đang muốn lấy lại mảnh đất đó.
      Với thông tin trên, chúng tôi xin có những nội dung tư vấn sau:
      Phần đất đó người con trai út đã đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có cho người con gái xây dựng nhà trên phần đất đó thì:
      Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 điều kiện để được công nhận sở hữu nhà ở như sau:
      • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
      • Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
      Đồng thời, theo quy định tại Điều 9 Luật Nhà ở 2014 thì: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.”
      Như vậy, cần xét xem người con gái đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chưa. Trường hợp chưa đăng ký Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cần liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được cấp. Việc cấp giấy chứng nhận này sẽ quyết định việc có được bồi thường khi người con trai út lấy đất lại.
      Vì theo thông tin thì nếu mảnh đất đó do người con trai út đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người con trai út có quyền lấy lại đất. Tuy nhiên, vì người con trai út đã đồng ý cho người con gái xây nhà và người con gái có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nên người con gái chính là chủ sở hữu căn nhà. Nếu người con trai út lấy đất lại thì phải bồi thường giá trị của căn nhà cho người con gái.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi theo nội dung câu hỏi của bạn. Nếu có vướng mắc, khó khăn thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn miễn phí. Rất mong nhận được sự hợp tác!

    • Hương says:

      Xin hỏi luật sư
      Bà ngoại tôi có 4 người con gái , bà hiện tại đang bị liệt và đựoc 4 ngừoi con thay nhau chăm sóc, cho tôi hỏi nếu bà mất đi mà chưa viết di chúc thì mảnh đất bà ngoai tôi ở sẽ phân chia như thế nào ?

  13. Khách says:

    xin luật sư giúp đỡ dùm cho gia đình này ạ bà có 5 người con 4 trai 1 gái ạ bà chia đất cho 4 người con trai còn con gái thì chưa có chia nhưng bà không ở với con trai út bà ở cùng với con gái nên bà có cho con gái 1 cái nền nhà nhưng chưa có cất ra riêng còn chung với người con trai út nhưng người con gái ở nuôi dưỡng bà được 30 mấy năm rồi giờ bà mất nên người con trai út muốn lấy cái nền nhà lại nhờ luật sư giúp đỡ dùm cho gia đình này ạ giờ người con gái nghèo khổ không có tiền để đi nhờ luật sư giúp đỡ dùm là người con gái đi thì có được bồi thường không ạ nhưng lúc trước cất nhà là nhà nước cho tiền cất người con trai út có ký giấy tờ cho người con gái là cho đất cất nhà ạ vậy người con gái đi thì người con út có bồi thường cho không ạ

    • Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn, theo nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi nhận thấy như sau: ông bạn đã chia đất cho bốn người con trai, khi mất không để lại di chúc. Hiện tại phần đất mẹ bạn được nhà nước xây dựng nhà nằm chung với mảnh đất của Cậu Út bạn. Và Cậu bạn đang muốn lấy lại mảnh đất đó. Tuy nhiên, bạn chưa nói rõ là hiện Cậu Út bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất đó chưa.
      Với thông tin trên, chúng tôi xin có những nội dung tư vấn sau:
      Trường hợp thứ nhất, nếu Cậu bạn chưa đứng tên thì phần đất ông Ngoại để lại không có di chúc sẽ được chia đều cho các người con theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
      Trường hợp thứ hai, phần đất đó Cậu bạn đã đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì:
      Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 thì điều kiện để được công nhận sở hữu nhà ở như sau:
      • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.
      • Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây: Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
      Đồng thời, theo quy định tại Điều 9 Luật Nhà ở 2014 thì: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.”
      Như vậy, bạn cần hỏi mẹ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở chưa. Trường hợp mẹ bạn chưa đăng ký Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì cần liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được cấp. Việc cấp giấy chứng nhận này sẽ quyết định việc mẹ bạn có được bồi thường khi Cậu bạn lấy đất lại.
      Vì theo thông tin thì nếu mảnh đất đó do Cậu bạn đứng tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cậu bạn có quyền lấy lại đất. Tuy nhiên, vì cậu bạn đã đồng ý cho mẹ bạn xây nhà và mẹ bạn có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì mẹ bạn chính là chủ sở hữu căn nhà. Nếu Cậu bạn lấy đất lại thì phải bồi thường giá trị của căn nhà lại cho mẹ bạn.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi theo nội dung câu hỏi của bạn. Nếu có vướng mắc, khó khăn thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900.63.63.87 để được Luật sư tư vấn miễn phí. Rất mong nhận được sự hợp tác!

  14. Phương says:

    Chào luật sư.cho e xin hỏi là bố em và mẹ đã li dị và có chung 4 anh chị em.và bố em đi thêm bước nữa với người dì sau.và hiện tại bố em vừa mất.cho em hỏi như vậy 4 anh chị em dc hưởng tài sản tất cả hay sao ạ.và người dì sau này có được thừa hưởng hay ko ạ.và hưởng như thế nào.(không đăg kí kết hôn.và không cùng hộ khẩu với bố em)xin cảm ơn ạ

    • Vũ Viết Năng says:

      Cơ sở pháp lý
       Theo quy định tại Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về thi hành Luật hôn nhân và gia đình:
      • Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 dù không đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
      • Nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 phải tiến hành đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm (01/01/2001 đến ngày 01/01/2003). Nếu sau 01/01/2003 mà họ vẫn không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
      • Nam nữ sống chung như vợ chồng sau ngày 01/01/2001 mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng.
       Theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, quan hệ tài sản của nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo quyết định của Tòa án.
       Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
      Hướng giải quyết
       Theo như trình bày của bạn, dì sống chung với bố không có đăng ký kết hôn nên khi bố chết, dì không được hưởng thừa kế trừ trường hợp bố bạn có di chúc để lại tài sản cho dì.
       Xét đến trường hợp không có di chúc, tài sản của bố bạn để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật, được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất kể trên.
       Tuy nhiên, trước tiên phải xác định được các tài sản thuộc sở hữu của bố bạn, trong đó có bao gồm tài sản chung với người dì.
       Theo cơ sở pháp lý ở trên, khi sống chung với nhau như vợ chồng, tài sản của dì bạn với bố bạn sẽ được phân chia theo thỏa thuận, nhưng bố bạn đã mất nên tài sản đó sẽ được chia theo quyết định của Tòa án. Sau khi có quyết định chia tài sản của Tòa án, phần tài sản của bố bạn để lại sẽ được chia như đã phân tích ở trên.

  15. Dương says:

    Chào luật sư ạ!
    Nhờ luật sư tư vấn giúp e với ạ!
    Gia đình ông bà nội em có 6 người con. Con đầu là bố em, tiếp theo có 4 cô và 1 chú út. 4 người con gái thì đi lấy chồng. Chú út được ông chia 1 nửa đất. Bố mẹ e thì ở đất xã hội cắt. Ông em mất trước, sau đó năm 2003 thì bà nội e mất. Khi ông bà mất k để lại di chúc cho ai. Sau khi bà mất, bố mẹ e có đến canh tác trên đất ông bà khoảng 5 năm rồi mới chuyển đến sống hẳn trên mảnh đất đó. Năm 2017 thì bố e mất. Bố e để lại di chúc viết tay nhưng k có xác nhận của xã là để mảnh đất lai cho e. Từ lúc bố mẹ e đến canh tác và ở trên đất ông bà thì k xảy ra vấn đề gì. Năm 2019 e có nhờ được người quen làm bìa đỏ và đã đc cấp bìa. Năm 2021, em định xây nhà thì 4 cô và 1 chú con ông bà đến muốn phân chia tài sản.
    Vậy luật sư cho e hỏi nếu các cô và chú khởi kiện thì em có mất bìa đỏ không. Và có phải phân chia tài sản cho các cô và chú không ạ?
    Mẹ e vẫn sống ạ!
    E xin cám ơn luật sư, mong luật sư giải đáp giúp e với ạ!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Theo như nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin có những tư vấn như sau:
      Ông bà bạn có 6 người con và đã chia cho Chú út của bạn ½ số đất. Ông bạn mất trước, sau đó đến năm 2003 bà bạn mất và đều không để lại di chúc. Như vậy, trong trường hợp này phần di sản do ông bà để lại sẽ được thừa kế theo pháp luật căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015. Phần tài sản sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
      Khi ông bạn mất, tài sản còn lại là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, phần đất còn lại sẽ chia làm đôi. Ông bạn một phần và bà bạn một phần. Sau khi xác định được phần tài sản của ông bạn, lấy phần tài sản đó chia đều cho bà bạn và 6 người con. Lúc này, phần đất của ông bạn sẽ chia thành 7 phần bằng nhau. Năm 2003, bà bạn mất thì cũng chia phần tài sản tương tự như ông bạn. Lúc này tất cả phần tài sản của bà sẽ được chia đều cho 6 người con. Như vậy, theo quy định pháp luật các cô và chú của bạn có căn cứ để yêu cầu chia tài sản của ông bà bạn để lại.
      Tuy nhiên, bạn chưa nêu rõ là ông bạn mất khi nào. Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 xác định thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Mà theo quy định tại Điều 611 Bộ luật này, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết. Do đó, nếu ông bạn mất từ năm 1990 trở về trước thì phần di sản đó sẽ thuộc về người đang quản lý là ba bạn. Nếu mất từ năm 1991 trờ về sau thì phải chia phần di sản đó theo quy định pháp luật khi có yêu cầu từ những người con còn lại. Đối với phần di sản của bà bạn vẫn còn trong thời hạn yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, các cô và chú bạn có quyền yêu cầu phân chia phần tài sản này.
      Như vậy, nếu các cô và chú của bạn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì phần đất bố bạn để lại vẫn phải được phân chia theo quy định pháp luật. Lúc này bạn chỉ có quyền yêu cầu cấp sổ đỏ đối với phần đất bố bạn được thừa kế từ ông bà.
      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với nội dung câu hỏi bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc, khó khăn hay cần tư vấn pháp lý về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ qua Tổng đài: 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!

  16. Thủy says:

    Chào luật sư, tư vấn giúp em vấn đề sau với. Ông bà ngoại em già yếu, không minh mẫn tỉnh táo đã mất. Trước đó 2 năm, cậu em tức là con trai trưởng trong nhà đi chuyển quyền sở hữu đất đai của ông bà sang tên mình mà chỉ cho cậu thứ 2 biết, 2 chị em gái trong nhà thì không biết cho đến khi ông bà đã mất. Xin hỏi việc làm của cậu em có đúng luật pháp không. Nếu bây giờ có tranh chấp thì sẽ giải quyết như thế nào. Cảm ơn luật sư

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Trong trường hợp của bạn, dựa trên thông tin mà bạn cung cấp thì sẽ có hai giả thiết có thể xảy ra:
      Thứ nhất, lúc ông bà bạn mất không để lại di chúc thì trình tự thủ tục chia thừa kế sẽ diễn ra như sau:
      1. Ai có quyền thừa kế quyền sử dụng đất khi ông bà bạn mất?
      Cơ sở pháp lý:
      • Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015;
      • Điều 649 Bộ luật dân sự 2015;
      • Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
      Áp dụng:
      Theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
      ● Không có di chúc;
      ● Di chúc không hợp pháp;
      ● Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
      ● Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
      Từ quy định trên, có thế hiểu khi người chết mất mà thuộc các trường hợp nêu trên thì việc chia di sản thừa kế sẽ áp dụng dựa trên thừa kế theo pháp luật.
      Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 theo thứ tự sau đây:
      ● Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      ● Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
      ● Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
      Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
      Nếu trường hợp của bạn rơi vào tình huống ông bà bạn mất và không để lại di chúc mảnh đất do ông bà đứng tên như vậy thì điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp này được xem là thừa kế theo pháp luật. Và ông bà của bạn có 4 người con, theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì mẹ bạn và các cậu trong gia đình đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được phân chia phần tài sản bằng nhau trong phần di sản mà ông bà bạn để lại.
      Kết luận:
      Mẹ bạn và 3 thành viên còn lại của bạn sẽ là người thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản do ông bà nội để lại và phần di sản mà 4 người thừa kế sẽ là ngang nhau.
      Thứ hai, trước khi ông bà của bạn mất thì đã đồng ý sang tên cho cậu cả mảnh đất thì trường hợp này ông bà của bạn không nhất thiết phải thông báo cho mọi người trong gia đình. Vì mảnh đất này vốn dĩ là tài sản riêng của ông bà bạn nên ông bà của bạn có quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… mà không cần thông báo hay sự đồng ý của các con trong gia đình. Vậy nên, cậu Hai của bạn sẽ là chủ sở hữu hợp pháp của miếng đất (trừ những trường hợp bạn chứng minh được ông bà của bạn bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc có sự nhầm lẫn khi ký giấy chuyển nhượng đất này). Bởi để thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cậu bạn cần trải qua các trình tự thủ tục như sau:
      2. Điều kiện để có thể thực hiện thủ tục chuyển quyển sử dụng đất là gì?
      Cơ sở pháp lý:
      ● Điều 188 Luật Đất Đai năm 2013.
      Áp dụng:
      Đầu tiên điều kiện tối thiểu để mọi người có thể thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất được quy định rõ tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 188 Luật Đất Đai năm 2013 với nội dung như sau:
      ● Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp lệ
      ● Đất không thuộc diện tranh chấp hay trong tình trạng tranh chấp
      ● Quyền sử dụng đất không bị kê biên nhằm đảm bảo thi hành án
      ● Còn thời hạn sử dụng đất
      ● Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
      3. Quy trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhà đất diễn ra như thế nào?
      Cả hai bên gồm bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng sẽ phải di chuyển đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh thành phố nơi có tài sản yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
      Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (1 bộ) gồm có: Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (điền đầy đủ thông tin theo mẫu quy định), bản dự thảo hợp đồng (nếu có), bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của cả 2 bên, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật nhà nước Việt Nam quy định phải có.
      Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm có 3 bước như sau:
      Bước 1: Ký hợp đồng giấy tờ chuyển nhượng đất tại văn phòng công chứng
      Giấy tờ hồ sơ cần chuẩn bị cho giai đoạn này bao gồm:
      ● Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
      ● Bản dự thảo hợp đồng (nếu có)
      ● Phiếu yêu cầu công chứng (điền đầy đủ thông tin theo mẫu tại phòng công chứng)
      ● Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên mua và bên bán
      ● Giấy tờ chứng minh tài sản chung / riêng như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân.
      ● Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất mà pháp luật quy định phải có.
      Sau khi đã nhận được đầy đủ bộ hồ sơ phía trên, văn phòng công chứng sẽ xem xét nếu đủ điều kiện và hợp pháp thì sẽ tiến hành công chứng hợp đồng mua bán nhà võ thị sáu quận 1 cho đôi bên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một vấn đề rằng có một số địa phương, tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, người yêu cầu công chứng phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất chuẩn bị chuyển nhượng do Phòng Tài Nguyên – Môi Trường cung cấp.
      Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài Nguyên – Môi trường ở địa phương nơi gắn liền tài sản
      Hồ sơ chuẩn bị cho bước 2 này bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
      ● Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 bản chính + 2 bản photo đã công chứng)
      ● Hợp đồng thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (2 bản đã công chứng)
      ● Chứng minh nhân dân / sổ hộ khẩu của cả bên mua và bán (2 bộ có công chứng)
      ● Giấy tờ chứng minh tài sản chung và riêng gồm giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng độc thân (2 bộ có công chứng)
      ● Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (1 bản chính)
      ● Tờ khai lệ phí trước bạ (gồm 2 bản chính)
      ● Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nộp 2 bản chính)
      ● Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2 bản chính)
      ● Tờ đăng ký thuế
      ● Sơ đồ vị trí nhà đất (1 bản)
      Bước 3: Căn cứ giấy hẹn đến bộ phận tiếp nhận để lấy kết quả
      Kết luận:
      Như vậy, để tiến hành thủ tục chuyển nhượng đất cần phải tuân theo các trình tự như thế, cần phải có bước ký hợp đồng giấy tờ chuyển nhượng đất tại văn phòng công chứng. Nếu ông bà của bạn không đồng ý ký tên thì cậu bạn khó có thể thực hiện các bước tiếp theo được. Mà theo thông tin mà bạn cung cấp thì cậu của bạn đã sang tên đất thành tên của mình trước khi ông bà mất thì có thể lúc này ông bà của bạn đã đồng ý với việc làm của cậu bạn nên việc chuyển nhượng này được xem là hợp pháp.
      KẾT LUẬN CHUNG:
      Nếu tình huống của bạn rơi vào trường hợp thứ 1 (tức ông bà của bạn mất mà không để lại di chúc) thì mẹ bạn vẫn có quyền thừa kế đối với phần di sản (đất) ông bà bạn để lại và phần di sản (đất) sẽ chia đều cho các thành viên trong gia đình. Nên mẹ bạn có quyền yêu cầu cậu của bạn trả lại phần đất cho mình.
      Nếu tình huống của bạn rơi vào trường hợp thứ 2 (tức ông bà của bạn đồng ý sang tên đất cho cậu cả của bạn trước khi mất) thì việc chuyển nhượng đất này được xem là hợp pháp.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  17. Nhung says:

    Chào luật sư. Em muốn hỏi là cha mẹ em ly hôn chỉ có mình em là con. Cha em kết hôn lần nữa với dì. Và em sống cùng Cha với dì. Dì và cha không có còn.Cha em và dì cũng không có tài sản chung. Đất Đai nhà cửa là của Cha em có trước khi kết hôn. Cha và dì sống chung nhau cũng được 10 năm. Nay Cha em chết mà không có di chúc. Vậy theo luật thừa kế em có phải chia cho dì 1 nữa tài sản hay không Vậy Luật Sư. Xin cho em biết ạ.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, dựa trên thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Thứ nhất, khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn. Theo như lời bạn nói thì nhà cửa, đất đai là của cha bạn có trước khi kết hôn. Do đó, nếu bạn chứng minh được điều này thì toàn bộ nhà cửa, đất đai là tài sản riêng của cha bạn (Ví dụ như cung cấp các giấy tờ giấy tờ liên quan chứng minh được đây là tài sản hình thành trước hôn nhân,…).
      Thứ hai, cha bạn chết mà không để lại di chúc nên căn cứ điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì phải chia thừa kế theo pháp luật .
      Điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;…”
      Trong trường hợp này, dì và cha bạn không có con nên bạn và dì đều là hàng thừa kế thứ nhất. Cũng theo khoản 2 Điều này quy định những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, bạn và dì mỗi người được hưởng ½ di sản do cha bạn để lại.
      Trân trọng

  18. honggiang9944@gmail.com says:

    Nhà em có 6 ace hồi cha còn sống thì e út nuôi dưỡng và ở chung nhà với cha. mẹ thì đã mất từ lâu. Khi cha còn sống thì đã chia hết cho tất cả ace nhưng út đc phần nhiều hơn. Đến khi cha mất thì út vẫn sd đất mà cha đã cho. Nhưng tất cả giấy tờ thì cha vẫn còn đứng tên chưa cắt cho ai cả. Và một thời gian sau út cũng mất bỏ lại vợ và 3 con nhỏ dưới 18t. Vậy tài sản mà vợ của út đc thừa hưởng là bao nhiêu. Trong khi giấy tờ vẫn đứng tên cha chồng. Luật sư tư vấn giúp em với.

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
      Theo quy định tại khoản 1 Điều 161, Điều 503 Bộ luật dân sự 2015; khoản 7 Điều 95, khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
      Như vậy, trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho… quyền sử dụng đất không có tài sản gắn liền với đất, thì quyền sử dụng đất được xác lập cho người nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng và nhận tặng cho,… quyền sử dụng đất kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính tại Văn phòng đăng ký đất đai.
      Đến thời điểm cha bạn mất, nếu thửa đất chưa được sang tên cho em út thì thửa đất được coi là di sản do cha bạn để lại và được chia thừa kế. Vì cha bạn không để lại di chúc thì di sản được chia cho những người thừa kế theo pháp luật.
      Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
      Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.

  19. Nguyễn Duy says:

    Chào Luật Sư, Xin tư vấn giúp em.
    Gia đình Bố em có 07 anh em gồm: 01 Gái , 06 trai. Ông nội mất còn bà Nội.
    Trước lúc ông Nội mất không để lại di chúc ( đất đai ông Nội đang đứng tên). Nhờ luật sư tư vấn giúp em chia tài sản như thế nào ạ.
    Xin chân thành cảm ơn luật sư.

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Long Phan PMT, về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Mặc dù giấy tờ nhà đất đứng tên ông nội bạn, tuy nhiên chưa thể xác định được nhà đất nói trên là tài sản chung hay tài sản riêng của hai ông bà nội. Trường hợp nhà đất là tài sản chung của hai ông bà thì di sản thừa kế của ông Nội bạn để lại là 1/2 giá trị nhà đất. Nếu tài sản nhà đất là tài sản riêng của ông thì di sản thừa kế là toàn bộ giá trị nhà đất đang đứng tên ông.
      Do ông nội mất không để lại di chúc nên di sản được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Bà nội và 7 người con là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất do đó, di sản nói trên được chia làm 8 phần bằng nhau và chia cho các đồng thừa kế.
      Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được Luật sự hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

  20. le thi quynh chau says:

    Chào luật sư. Nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp của gia đình em
    Ông bà có 5 người con (tất cả đều có gia đình và con) – 3 người còn sống và 2 người đã mất.
    Ông bà có 1 ngôi nhà, chưa có sổ đỏ, số hồng gì hết, chỉ có một vài giấy tờ chứng minh đã sống tại ngôi nhà từ trước và sau năm 1975 đến nay. Khi mất không có di chúc. Gia đình em hiện tại đang sống tại ngôi nhà này
    Ba em vừa mới mất. Bây giờ 2 người con còn sống: bác và cô muốn chia tài sản.
    Hai người đồng ý chia nhà làm 3 phần: bác, cô và ba em.
    Cho em hỏi:
    1. 2 người con đã mất: có vợ chồng cũng mất; chỉ còn con. Vậy con của 2 người con đã mất có được chia tài sản không?
    2. Ba em mất trước khi phân chia tài sản: bác và cô vẫn đồng ý chia phần cho mẹ em. Nhưng nếu họ đổi ý không chia thì mẹ em có được hưởng phần thừa kế của ba không?
    3. Trong thời gian này, mẹ em đã lớn tuổi, có sức khỏe yếu và tâm lý suy sụp mới mất chồng, nếu chẳng may qua đời: vậy em có được thừa kế thay không?
    4. Giá trị ngôi nhà được Tòa Án thụ lý thẩm định giá hay có thể thuê công ty bên ngoài thẩm định lại giá.
    Mong Luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
      Thứ nhất, đối với vấn đề “con của hai người con đã mất có được chia tài sản không”: Theo đó, nếu hai người cô/chú/bác của bạn mất trước ông bà thì quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về thừa kế thế vị sẽ được áp dụng.
      Điều 652. Thừa kế thế vị
      “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…”. Như vậy, trong trường hợp hai người này mất trước hoặc cùng thời điểm với ông bà nội thì di sản thừa kế mà ông bà đáng lẽ để lại cho hai người con đó sẽ được các cháu hưởng thế vị, và sẽ được hưởng phần thừa kế ngang bằng với các cô, chú, bác (những người ở hàng thừa kế thứ nhất của ông) nếu di sản được chia theo pháp luật.
      Thứ hai, “nếu cô/chú/bác còn sống đổi ý, không chia tài sản cho mẹ bạn thì mẹ bạn có được hưởng phần thừa kế của ba bạn hay không”: Vì trường hợp này ông bà bạn mất không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật.
      Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
      c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
      Trong tình huống trên, bạn có nói “ba bạn mất trước khi phân chia di sản”, nghĩa là ba bạn mất trước thời điểm mở thừa kế của ông bà, thì bạn sẽ được hưởng phần thừa kế đó của ba bạn theo quy định về Thừa kế thế vị chứ không phải là mẹ bạn. Tuy nhiên, cô/bác của bạn vẫn đồng ý chia cho mẹ bạn, tức là họ cũng thể hiện phần nào trách nhiệm của mình.
      Nếu trường hợp “ba bạn mất trước khi phân chia di sản” mang nghĩa khác, tức là ba bạn mất sau khi ông bà mất, chỉ có điều tài sản chưa đem ra chia khi ba bạn mất, còn tại thời điểm mở thừa kế (lúc ông bà mất) ba bạn vẫn còn sống thì ba bạn vẫn được xem là người thừa kế theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015. Sau khi ba bạn mất thì mẹ bạn và bạn sẽ là người được hưởng phần di sản đó do cả hai đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Cô/bác không chia phần di sản này cho gia đình bạn là trái quy định pháp luật.
      Thứ ba, giả sử mẹ bạn chẳng may qua đời, bạn vẫn được hưởng phần tài sản mà ba bạn được hưởng theo quy định về Thừa kế thế vị, nếu ba bạn mất trước thời điểm mở thừa kế, chứ không phải là mẹ bạn. Tương tự, nếu ba bạn vẫn được xem là người thừa kế tại thời điểm mở thừa kế thì tài sản được chia đó sẽ thuộc về bạn và mẹ. Nếu gia đình bạn chỉ còn một mình bạn thì việc bạn hưởng tài sản thừa kế đó của mẹ hoàn toàn được phép.
      Thứ tư, về thẩm định giá trị ngôi nhà: Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
      “2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
      3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
      a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
      b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
      c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.”
      Như vậy, đối với vấn đề thẩm định giá trị ngôi nhà, chủ thể có thể lựa chọn công ty bên ngoài chuyên thực hiện dịch vụ thẩm định giá hoặc yêu cầu Tòa án thực hiện việc này.
      Trên đây là những giải đáp của chúng tôi liên quan đến nội dung Hướng dẫn chia thừa kế đất đai không có di chúc. Trong trường hợp có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

  21. Bích says:

    Chào luật sư: cho tôi hỏi với ạ
    Hiện tại có một mảnh đất 400m2 từ thời cụ tôi để lại, khi các cụ tôi mất không để lại di chúc .Đến đời ông bà nội tôi sinh được 2 người con( là bố tôi va cô ruột tôi) đều ở trên mảnh đất này,sau đó cô tôi đi lấy chồng,bố tôi sinh được 4 anh em tôi đều là con trai,1989 thì bố tôi mất không để lại di chúc và chỉ còn mẹ tôi, năm 2017 mẹ tôi mất cũng không để lại di chúc gì!
    Mong luật sư tư vấn giúp tôi việc chia thừa kế với mảnh đất 400m2 trên khi đều không ai để lại di chúc ạ?
    Xin cảm ơn!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./

  22. Đinh Văn phúc says:

    Chào luật sư ạ
    Luật sư tư vấn giúp ạ
    Gia đình em có 3 thế hệ gồm ông nội, hai người cô có chồng trước năm 1993, bố mẹ em và chúng em. Năm 2000 mẹ e ly hôn đến năm 2005 bố em mất sau đó đến năm 2007 nội em bệnh nặng lúc đó mẹ em về ở rồi nhập khẩu lại. Sau đó nội em mất nhưng không để lại di chúc. Gia đình em đang ở trên và thờ cúng tổ tiên. Xin hỏi luật sư bây giờ hai người cô đòi chia đất thì như thế
    nào ạ
    Nhờ luật sư tư vấn giúp ạ. E cảm ơn ạ
    Nhờ luật sư tư vấn g

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  23. Đỗ thị Loan says:

    Mẹ tôi có hai người con gái (bố tôi là liệt sĩ hy sinh 1968) năm 1985 chị gái tôi lấy chồng. Năm 1989 tôi cũng lấy chồng. Từ năm 1989 cho đến khi chết (2006) mẹ tôi ở một mình. Khi mẹ mất tài sản để lại là một sổ đỏ mang tên mẹ tôi ngoài ra không có một giấy tờ tờ nào nữa. Nay chúng tôi (hai chị em tôi) muốn chị gái tôi được hưởng quyền sử dụng đất sổ đỏ của mẹ mình thì phải làm thủ tục gì ( sổ Hộ khẩu của mẹ tôi cũng không tìm thấy) rất mong văn phòng luật sư tư vấn giúp qua email….xin cảm ơn

  24. Hà hoàn says:

    Bố mẹ tôi đã mất để lại 1 căn nhà ko có di trúc, chúng tôi có 6 chị em vậy ai là người đc quyền thừa kế. Con dâu, con rể có quyền đc hưởng thừa kế đó ko

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  25. Khieu VI says:

    E chào luận sư ah !
    Xin anh tư vấn giúp em. Bố đẻ em đã mất từ năm 2009, nhà em còn có mẹ và 3 chị em gồm : 2gai,1 trai, bố mẹ em có nhận 1 cậu con nuôi từ năm 2008. Nhà em có thửa đất S 270 m2 đã có sổ đỏ . Bây giờ gđ em muốn làm thủ tục để tách sổ cho các con mỗi đứa một phần nhưng chỉ trên sổ chứ thực tế nhà bà vẫn đang ở chưa có đk làm nhà mới. Sổ đứng tên bà từ năm 2015 bố em ko có tên trong đó

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  26. Nguyễn Văn Sơn says:

    Chào luật sư .luật sư tư vấn dùm tôi
    gia đình tôi có một căn nhà trước đây thuê của nhà nước . Năm 1998 thì bố tôi qua đời ,đến năm 2000 tôi đi thanh lý nhà và sổ đỏ đứng tên mẹ tôi cùng con cháu trên sổ hộ khẩu của gia đình .Bố tôi có một người con riêng không ở chung với gia đình và cũng không có tên trong sổ đỏ .vậy khi bán nhà đi thì có phải chia phần cho người con riêng của bố tôi không ,
    mong luật sư tư vấn giúp gia đinh , Xin cảm ơn luật sư nhiều

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

    • Lê Bình says:

      Chào Luật sư Anh tư vấn giúp Em với!
      Trên mảnh đất hiện Bố mẹ em đang sống là đất của tổ tiên để lại, riêng phần đất của Bố mẹ em đã tách có sổ đỏ riêng rồi, chỉ còn phần đất sổ đỏ của Ông Nội là đang có 03 căn nhà: Gồm nhà thờ chung, và nhà của Bà vợ kế ông nội, nhà của chú ruột em. Hiện ông Nội Em có 4 người con 3 trai 01 gái (Bố em và Cô con gái đã có đất riêng rồi, chỉ còn bà vợ kế, 01 chú còn sống, 01 chú đã mất lâu rồi), và ông Nội Em cũng đã mất cách đây 10 năm, trước lúc mất có để lại di chúc cho Bà vợ kế, nhưng do thời gian bị mất di chúc, giờ chú còn sống, và Thím (vợ chú đã mất) của Em đòi tách đất làm sổ đỏ.
      Mong luật sư tư vấn giúp em với, em xin cảm ơn ạ

  27. Khách says:

    Tôi muốn luật sư tư vấn giúp. Ông bà nội tôi đều mất trên 20 năm tất. Ko để lại di chúc đất đai cho bác ruột và bố tôi. Và giờ bác tôi mất rồi. Chỉ còn vợ của bác tôi còn sống. Và giờ họ đòi về chia tài sản. Trong khi đó bác bá ruột tôi đã đi sinh sống tại nơi khác. Trên 55 năm và ko có chách nhiệm chăm sóc ông bà nội tôi khi còn sống

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  28. Mai says:

    Luật sư cho em hỏi.
    Bố mẹ em đã ly hôn từ năm 2010 (đất đai bị bố em chiếm hết vì hồi đó đất khai phá chưa được làm sổ, lấy cớ đất thuê mướn của đồng bào để canh tác để không bị kê biên tài sản khi ly hôn, trong khi bọn em cũng góp sức khai hoang nên e biết đó là tài sản chung của bố mẹ – khi làm thủ tục kê biên tài sản để ly hôn, địa chính xã cũng không xác nhận cho mẹ em vì em trai bố em cũng làm địa chính trên xã ) ly hôn xong mẹ em trắng tay. Sau đó bố cũng đã lấy vợ mới và có 1 con chung, bố không đoái hoài gì đến bọn em dù ở gần nhau – nói từ mặt bọn e, còn tìm mọi cách gây khó dễ với mẹ em. bố e chết không để lại di chúc, e cũng không biết bố e đã đứng tên lên những bất động sản nào? Vì e biết những bất động sản trước đây bố mẹ e khai phá bố em vẫn canh tác. Vậy làm sao để e xác minh được bố có những tài sản nào để chia thừa kế ạ? E cảm ơn luật sự. Chúc luật sư 1 ngày may mắn.
    Luật sư gửi câu trả lời qua gmail giúp em với ạ

  29. Nguyen thi dieu hien says:

    Chao luat su luat su tu van giup . Ong ba noi toi mat không co de lai di chuc chi de cho cha toi la con ut o chung nen de dat lai cho cha gio cô bac toi doi chia dat trong khi luc con song ba noi toi da chia phan cho bac toi moi nguoi 1 phan roi gio va noi toi mat co bac toi lai doi chia nua ma so do da sang ten cho cha toi ma nha nuoc chua tra lai cho cha toi vay gio cô bac toi doi chia dat nua co duoc không nho luat su tu van giup toi

      • Khách says:

        xin chao luật sư. Xin nhờ luật sư tư vấn cho việc sau: Bố mẹ tôi sinh được 4 anh em trai, 3 anh lớn ở riêng, em út ở chung với bố mẹ năm 2002 bố tôi mất, năm 2007 mẹ tôi mất. Bố mẹ mất không để lại di chúc việc chia tài sản thừa kế. Sau một thời gian em út tự ý làm bìa đỏ đất thổ cư trên 1 mảnh đất mang tên chú út ( bố mẹ tôi có 3 mảnh đất). Xin hỏi luật sư
        1. Chú út tự ý làm sổ đỏ đất thổ cư trên mảnh đất bố mẹ tôi trước kia ở có đúng không?
        2. 3 anh em chúng tôi muốn chia đất đai bố mẹ để lại cần làm những thủ tục nào?
        Xin nhờ luật sư tư vấn giúp- xin trân trọng cảm ơn.

        • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  30. Khách says:

    Luật sư cho e hỏi. Là sự việt như sao là mẹ e sống trên mảnh đất đã khai hoan từ năm 1969 là 540m2 và có tên trên sổ địa chính và đóng thuế đây đủ mang tên mẹ em và chưa làm sổ đỏ. vào năm 2005 mẹ em có cho cậu L cất nhà ơ nhơ và vào năm 2015 mẹ em co tranh chấp vơi cậu t về hợp đồng chuyên nhượng đất cho cậu t và thưa luôn câu L vi sống trên phần đất mà mẹ em đã chuyển nhượng đất cho ong khi ra tòa án giải quyết thì cậu L bảo mẹ em khai là đất này là của cha mẹ. Mẹ e đã lỡ khai theo như vây rồi tòa đã sử bat đơn khởi kiện của cậu t gi khong đủ chứng cứ là đất của ong đã bat đơn khoi kiện rồi có bản án phuc rồi. Nhưng khong phán là đất của ai Tới năm 2020 thì mẹ nói cậu L trả đất lại cho mẹ e thì cậu L nói là đất của cha me chung nên ong khong trả gi mẹ e đã khai trong bản án la đất của cha me gì vậy mẹ e khong co quyền đòi lại đất. Vậy lực sư cho e hỏi có khởi kiện đòi lại đất được khong em cảm ơn lực sư

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  31. Ka says:

    Chào luật sư ạ. xin tư vấn cho em với .
    Gia đình em gồm mẹ và 5 người con. Hiện tại mẹ đang sống chung với anh trai em và em gái út của em. Gia đình có mảnh đất 260m2 và một ngôi nhà. Ba em mất rồi thì quyền thừa kế chia như thế nào ạ? Ba em có để lại mảnh giấy với nội dung như sao: “ba để lại cho con gái út 60m2 , phần còn lại cho anh trai và anh trai có trách nhiệm phụng dưỡng mẹ già” và ký tên. Vậy cho em hỏi như vậy có gọi là di chúc hợp pháp không? Nếu không hợp pháp thì phân chia tài sản như thế nào ạ?
    Mong luật sư tư vấn giúp em ạ. Em xin cảm ơn.

  32. Nguyễn Vân says:

    Chào luật sư!
    Mong anh tư vấn giúp em ạ.
    Cô 3 của em là người độc thân, Cô 3 đã mất cách đây 10 năm. Cô 3 có 1 phần đất do trước kia cô 3 mua lại của người khác, không phải là đất ông bà để lại. Nhưng không để lại di chúc cho ai! Từ ngày Cô 3 mất ba em là người canh tác trên phần đất đó và giữ giấy tờ đất. Ngoài ba em ra thì vẫn còn 3 người Bác khác.
    Vậy anh cho em hỏi là phần đất đó sẽ chia như thế nào? Bây giờ sang tên cho ba em hay chia điều làm 4 phần ạ?

  33. Hồ thái hoàng says:

    Chào luật sư
    Gia đình e có thắc mắc .
    Ông bà nội chết không để lại di chúc.Mọi rảu sản đều đứng tên ba e.Nhưng có một người không vừa ý ,nên có nhờ Bà(là e của bà Nội) chia tài sản dùm. Chia cho 5ng con4 trai ,1gái)
    Nhà e dài 50m,chia 2phần.
    30m nhà e ở hiện tại,20m chú Út.
    4 xào đất chia 3 người còn lại.
    1phần xào đất kia quản của Cô e,mấy năm nay cô đi ở với các bà nay bà già bệnh,mất.Cô về đây.
    Vậy cho hỏi ai người chăm.lo cho cô,cô không có chồng con..
    Trong khi phần thì chia rùi.,1,2_bắt gđ e lo.trong khi phần tài sản chú kia giữ.

  34. Đặng Huệ says:

    Chào luật sư ạ, anh cho e hỏi chút ạ,
    Nhà e khi bà nội chết k để lại di chúc ,mà bà e có 4 người con, 2 người chết trước bà, 1 người chết sau bà, hiện còn 1 người còn sống, vậy người chết sau bà có đc hưởng di sản k ạ và người còn sống mà từ chối nhận tài sản thì cháu có đc hưởng di sản k ạ, trong khi bố cháu chết trước bà rồi ạ

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Căn cứ vào quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì cả 4 người con của bà nội đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tại thời điểm bà bạn chết thì người con chết sau bà vẫn còn sống cho nên căn cứ theo Điều 613 BLDS 2015 thì người con chết sau bà cũng sẽ thuộc diện được hưởng di sản.
      Bên cạnh đó thì ba của quý khách cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất tuy nhiên ba của quý khách lại chết trước bà nội, do vậy căn cứ theo Điều 652 BLDS 2015 thì quý khách sẽ được thừa kế thế vị đối với phần di sản mà cha quý khách được hưởng.

  35. Nhung Tran says:

    Chao luat su. Xin tư vấn giúp cháu ạ.
    Bà nội chồng cháu có 6 người con, 3 con trai và 3 con gái. Trong đó 5 ng đã lập gia đình, bố chồng cháu là con trưởng, 1 chú đã cho đi làm con nuôi từ lúc 5 tuổi và đã đổi sang họ của bố mẹ nuôi, 1 bà cô đã mất đc 2 năm, 1 bà cô đi trung quốc khoảng 20 năm, 1 bà cô lấy chồng ở bắc giang, chỉ có 1 ông chú hiện chưa có gia đình ( hơn 50 tuổi) Chú làm công việc ko ổn định và ko ở địa phương đã rất lâu rồi. Mấy tháng trở lại đây chú quay trở về và đã gửi đơn lên toàn án huyện đòi phân chia tài sản thừa kế ông bà để lại. Bố mẹ cháu đã nhận được giấy mời từ tòa án huyện. Do ông bà mất đã lâu và không có để lại di chúc. Trước đấy bà nội đã giao toàn quyền sử dụng đất cho bố mẹ cháu để làm sổ đỏ. Sổ đỏ đc làm năm 2009, thì 2011 là bà mất. Diện tích đất là 180m2, nhà cháu đc xây từ năm 2002 là bà cho 70m2 để làm nhà, phần còn lại là 110m2 vẫn để trống chưa sử dụng. Từ trc tới nay nhà cháu ko có tranh chấp với ai, sống hòa thuận cùng làng xóm. Vậy luật sư cho cháu hỏi trường hợp ông bà mất ko để lại di chúc thì tài sản đc chia như thế nào? Ngôi nhà bố mẹ cháu hiện đang ở có bị chia không ạ và chú đã cho đi làm con nuôi người ta và đổi sang họ khác thì có được đòi quyền thừa kế nữa không ạ? Cháu cảm ơn và tha thiết mong câu trả lời ạ.

    • Trần Hường - Chuyên viên pháp lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  36. nguyễn tiến thắng says:

    thưa văn phòng luật . cha mẹ tôi mất đi không để lại di chúc. để lại thửa đất cho ba chị e chúng tôi nhưng chúng tôi không đồng thuận và ngồi lại với nhau để bàn bạc nay chúng tôi muốn đưa ra chính quyền và pháp luật chia hộ, mong quý luật sư hướng dẫn thủ tục , trình tự hiof sơ và nơi tiếp nhận giải quyết giùm

  37. lâm huy dũng says:

    Chào luật sư. anh tư vấn giúp em về vấn đề này với.
    gia đình gồm có cha và mẹ có 4 người con trong đó 3 người con trai đều đã lấy vợ và người con gái lấy chồng và ly dị có người con trai hiện đang sống cùng với cha và mẹ, luật sư cho em hỏi là nếu người mẹ muốn để phần tài sản của mình cho người con gái thì khi để tài sản cần có chữ ký của những ai ạ
    người con trai đầu và con trai 2 không đồng ý cho người con gái tài sản người con trai 3 thì không rõ
    mong luật sư tư vấn giúp em.

  38. Lê Khánh Ly says:

    Chào luật sư. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp ạ.
    Trường hợp đất của ông bà mất đi để lại mà không có di chúc. Nhà có 3 người con. Trong đó có 1 mảnh có sổ đỏ đã bán. Nhưng trong quá trình ở A trai nhờ chữ ký của 2 em gái tự ý đi làm 1 mảnh đất sổ Hồng đứng tên a trai. Và giờ không chia cho 2 người em gái.Bây giờ có cách giải quyết nào để chia đều lấy lại không ạ.

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu để luật sư chuyên môn nghiên cứu, phản hồi bằng thư tư vấn. Trân trọng./.

  39. Ưng văn Hoàng says:

    Thưa luật sư cha mẹ tôi ly hôn có bản án ly hôn của tòa án Q1 xử và chia căn nhà làm 2 phần nay cha mẹ tôi chết đi không để lại di chúc nay em tôi chiếm dụng và không chịu khai di sản thừa kế mà muốn chiếm đoạt không cho tôi vào nhà vậy nay tôi muốn khởi kiện thì xin luật sư tư vấn giúp tôi phải làm sao và khởi kiện thế nào gồm giấy tờ gì. Xin chân thành cảm ơn luật sư

  40. Ngọc says:

    Cho em hỏi ông nội em mất cách đây 10 năm, cha em mất cách đây 8 năm, nội có 4 người con, lúc chuyển quyền sử dụng đất cho bà nội do cha em chết nên mẹ em và các chú bác ký tên. Lúc trước nội có nói chia 4 miếng đất cho 4người con, 3người kia cất nhà rồi, do cha em có mua đất ở chỗ khác nên đất nội cho vẫn để trống. Tuy nói cho nhưng nội vẫn chưa sang tên sổ. Cho em hỏi nếu bà nội mất mà không có di chúc thì em có được hưởng không ạ, hoặc bà nội đi sang tên cho các chú bác mà không có phần em thì em có được dành lại không ạ, hoặc nội viết di chúc mà để lại cho chú, bác mà không có phần của cha em thì sao ạ?? Em xin cảm ơn

  41. Thuỷ says:

    Luật sư tư vấn giúp em ạ
    Ông nội em mất đi có để lại 1 mảnh đất không có di chúc ( đất tổ tiên) . Nhà có 5 người gồm bố em và 4 bác gái. Ông có lấy vợ hai ( có đăng kí kết hôn). Các bác gái đã kí hết vào văn bản từ chối nhận tài sản rồi. Vậy cho em hỏi vợ hai của ông có phần tài sản gì không ạ( về phần đất) hay chỉ có phần liên quan đến phần tài sản trên mặt đất thôi ạ. ( sau khi bà nội mất thì ông mới vợ hai).
    Em cảm ơn ạ

  42. Thu says:

    Chào luật sư . Tôi muốn hỏi là nếu ông bà tôi đã mất và không để lại di chúc mà đất đai vẫn đứng tên ông nội . Trong khi đó ông có 3 người con trai , hiện bố tôi đang sinh sống trên đất của ông nội , 2 người con còn lại của ông đều đã có đất riêng , một người là con cả đã mất và có 1 người con trai ( tức cháu trai trưởng) và bây giờ muốn chia đất thì như thế nào ạ

  43. Trần Quốc Mẫn says:

    Chào Luật Sư
    Mong Luật Sư tư vấn giúp e vấn đề sau:
    – Ba e mất năm 2016,mẹ mới mất được 100 ngày.Ba mẹ e có để lại 2 miếng đất.Giấy tờ mẹ e đứng tên.Nhà e có 5 chị em.
    – Tại thời điểm mẹ e mất thì ông bà nội và bà ngoại đã mất.
    – Nên giờ mở thừa kế thì sẽ có phần của ông ngoại.Vì ông ngoại đã bỏ mẹ e đi lấy vợ khác từ nhỏ nên anh em không muốn ông ngoại được thừa kế.Vì tài sản do ba mẹ e tự làm nên.Nếu bây giờ ông ngoại ký từ chối tài sản thì dòng con sau sẽ không chịu.Ông ngoại hiện hơn 90 tuổi.
    – Vậy đợi ông ngoại mất rồi gia đình e mở thừa kế cho 5 chị em có đúng không ạ
    Mong luật sư tư vấn giúp.E cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  44. Nguyễn Hường. says:

    Chào luật sư. Xin tư vấn.
    Gia đình Ông ngoại có 7 nguoi con gái, trong đó 6 người lập gia đình. Trong 6 nguoi lập gia đình, có một nguoi đã làm nhà ở trên mãnh đất của ông ngoai. Và ông ngoại còn 1 nguoi chưa lập gia đinh đang ở với ông Ngoại. Vây bây giờ ông bà ngoai đã qua đời nhưng ko để lai di chúc nên bây giờ muốn chia đất cho 2 dì sống trên đất đó thì làm thế nào ạ. Xin cảm ơn.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  45. Lời says:

    Chào luật sư ạ anh tư vấn giúp em với . Nhà em có hai chị em. Em là trai út trong nhà và đã có vợ con còn chị em thì đã có chồng Mẹ em mất cha em muốn lấy vợ mới . Nếu ra tòa thì tài sản gia đinh em sẽ chia như nào ạ . Tài sản gia đình em gồm một cân nhà cây đan thờ cúng mẹ em và một cân nhà tường 43 công đất ruộng ạ mẹ em mất không có để lại di chúc ạ mong luật sư tư vấn giúp em ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87