Thủ tục đại diện cho người nhà bị tâm thần khi mua bán đất

Để có quyền Đại diện cho người bị tâm thần mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng,.. cần thực hiện thủ tục gì? Ai có quyền đại diện cho người bị tâm thần? Các thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được bài viết sau giải đáp.

dai dien cho nguoi tam than mua ban dat
Người tâm thần sẽ có đại diện thay mình tham gia các giao dịch có lợi cho bản thân

Khi nào thì xem là người bị tâm thần theo pháp luật?

  • Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 : Mất năng lực hành vi dân sự là khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
  • Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần của các y, bác sĩ.

Như vậy:

  • Một người được xem là bị tâm thần (hay bị mất năng lực hành vi dân sự) khi CÓ QUYẾT ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC CỦA TÒA ÁN tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
  • Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều kiện để làm người giám hộ?

dieu kien giam ho cho nguoi tam than
Giám hộ cho người tâm thần không phải là một công việc dễ dàng

Để làm người giám hộ cho người nhà bị tâm thần thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Lưu ý:

  • Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, người được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.
  • Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
  • Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.

Khi đó, người nhà của người bị tâm thần trở thành người giám hộ và được thực hiện các quyền để đảm bảo quyền và lợi ích cho người bị tâm thần khi mua bán đất.

Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp không có người giám hộ được người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ chỉ định thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định theo Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
  4. Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
  5. Trường hợp có tranh chấp về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Người tâm thần vẫn được mua bán đất?

mua ban nha dat tu nguoi tam than
Người bị tâm thần làm cách nào để sở hữu nhà đất?

Vì là người bị mất năng lực hành vi dân sự nên theo quy định của pháp luật, họ không được thực hiện giao dịch, nhưng họ không bị mất quyền sở hữu đối với tài sản. Do vậy, họ có thể được mua bán đất thông qua người giám hộ (cũng là người đại diện hợp pháp) căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết trước khi ký kết hợp đồng mua bán đất đai

Cụ thể cần thực hiện các bước sau:

Yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (Chương XXIV Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

  1. Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan nộp đơn yêu cầu tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự.
  2. Yêu cầu giám định pháp y tâm thần.
  3. Sau khi có kết quả giám định, tòa án mở phiên họp để xét đơn yêu cầu của người yêu cầu.
  4. Ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.

Thủ tục đăng ký giám hộ cho người bị tâm thần

  1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch (UBND cấp xã)
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định “pháp luật” thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Đăng ký giám hộ đương nhiên (Điều 21 Luật Hộ tịch 2014)

  1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, các bên có thể thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, SANG TÊN đất đai theo quy định của pháp luật thông qua người giám hộ.

Trên đây là toàn bộ các vấn đề liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất của người bị tâm thần. Trường hợp quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc gặp những vấn đề liên quan đến đất đai, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật đất đai một cách hiệu quả nhất. Xin cảm ơn./.

Scores: 4.2 (10 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

10 thoughts on “Thủ tục đại diện cho người nhà bị tâm thần khi mua bán đất

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Như vậy, mọi giao dịch cho người mất năng lực hành vi dân sự là d0 người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
      Trân trọng!

  1. Đỗ Thị Ngọc Kim says:

    Cha em bị bệnh tâm thần phân liệt, mẹ thì bị rối loạn tâm thần phân liệt. Nhưng cả 2 không chấp nhận mình bệnh nên không muốn con cái giám hộ luôn ký các giấy tờ đất đai mất ranh giới nhưng không dám khai bệnh. Làm con cái em sẽ giúp như thế nào cha mẹ. Xã cố tình gây rối bắt ép người tâm thần ký các văn bản khi không có con cái ở nhà xem xét cùng dẫn đến tranh chấp hiện tại. Việc viết đơn khiếu nại. E sẽ viết như thế nào mong pháp luật Việt Nam giúp đỡ gia đình em.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      – Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mất năng lực hành vi dân sự là: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần của các y, bác sĩ.
      – Trường hợp này, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố cha mẹ bạn mất năng lực hành vi dân sự, theo khoản 2 Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
      Như vậy, trường hợp đã có quyết định của Tòa án công nhận cha mẹ bạn là người mất năng lực hành vi dân sự thì con cả trong gia đình bạn sẽ đương nhiên là người giám hộ cho cha mẹ bạn.
      Đối với tranh chấp mà bạn đề cập, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, chưa rõ nội dung. Vì vậy, chúng tôi chưa thể giải đáp được. Đề nghị bạn ghi rõ nội dung câu hỏi và nội dung thắc mắc muốn được giải đáp, hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline bên dưới trình bày chi tiết hơn về vụ việc để được luật sư tư vấn chi tiết hơn. Trân trọng!
      Chào bạn,
      – Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mất năng lực hành vi dân sự là: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần của các y, bác sĩ.
      – Trường hợp này, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố cha mẹ bạn mất năng lực hành vi dân sự, theo khoản 2 Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
      Như vậy, trường hợp đã có quyết định của Tòa án công nhận cha mẹ bạn là người mất năng lực hành vi dân sự thì con cả trong gia đình bạn sẽ đương nhiên là người giám hộ cho cha mẹ bạn.
      Đối với tranh chấp mà bạn đề cập, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, chưa rõ nội dung. Vì vậy, chúng tôi chưa thể giải đáp được. Đề nghị bạn ghi rõ nội dung câu hỏi và nội dung thắc mắc muốn được giải đáp, hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline bên dưới trình bày chi tiết hơn về vụ việc để được luật sư tư vấn chi tiết hơn. Trân trọng!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty.
      Dựa trên thông tin bạn cung cấp, tôi tư vấn như sau:
      Theo Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mất năng lực hành vi dân sự là: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần của các y, bác sĩ.
      Như vậy, để kết luận một người mắc bện tâm thần cần có quyết định của Tòa án.
      Theo Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc giám sát việc giám hộ như sau:
      ● Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
      Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
      Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
      ● Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
      ● Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
      ● Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
      ● Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;
      ● Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
      Theo Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc quản lý tài sản của người được giám hộ như sau
      ● Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
      Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
      Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
      Để tránh việc tẩu táng tài sản của người giám hộ, thì theo quy định của pháp luật nên có thêm cơ chế giám sát bằng việc cử người giám sát người giám hộ để tránh tình trạng người giám hộ xâm phạm đến tài sản của người được giám hộ.
      Để tránh việc người bị giám hộ bị ngườ giám hộ bán đi tài sản thì bạn nên áp dụng cơ chế giám sát bằng việc cử người giám sát người giám hộ. Việc cử giám sát người giám hộ phải được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  2. Nguyễn Đạo Huyền says:

    Cho tôi hỏi : Tối có người em bệnh tâm thằn, mẹ mất, bố còn sống nhưng già yếu ( 85t) tôi có di chúc của cha mẹ đã làm sẵn cho một mình tôi mà kg cho ai khác ( vì sợ em tôi phải ra ký giấy tờ rắc rối) tôi có thể dk làm giám hộ quản lý về nhà cửa của em tôi kg? việc giám định Pháp y bệnh tâm thằn Là do toà án có thầm quyền Giám định hay là tôi phải tự xin tại bệnh viện cho em tôi ?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8