Quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng có được hưởng thừa kế không?

Có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng có được hưởng thừa kế không? luôn là câu hỏi được quý bạn đọc quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra và làm rõ các thông tin về quyền này và cung cấp cho quý bạn đọc những điều kiện để việc hưởng thừa kế đối với những người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau đúng theo quy định pháp luật.

Quyền được hưởng thừa kế

Quyền được hưởng thừa kế đối với người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng

>> Xem thêm: Cha Dượng Có Được Quyền Hưởng Di Sản Từ Con Riêng Của Vợ Hay Không?

Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

(Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015)

Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Theo như quy định về hàng thừa kế đã được đề cập ở phần trên, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên có quyền được hưởng thừa kế khi cha nuôi, mẹ nuôi qua đời. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp con nuôi đều được hưởng thừa kế như đối với con đẻ mà người con nuôi phải đáp ứng một số điều kiện của Luật nuôi con nuôi, cụ thể:

Theo Luật Nuôi con nuôi 2010 người nhận nuôi và con nuôi đều phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Người nhận nuôi phải có hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện sức khỏe, kinh tế, chỗ ở; Có tư cách đạo đức tốt;
  • Con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; Nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi;
  • Việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài.

Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập. Khi cha mẹ nuôi chết, con nuôi mới được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật như con đẻ.

Quyền hưởng thừa kế của con riêng

Di sản thừa kế

Quyền hưởng thừa kế của con riêng

Đối chiếu quy định về hàng thừa kế được nêu tại mục 1 của bài viết ta thấy rằng con riêng không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp con riêng được hưởng thừa kế như sau.

>>>Xem thêm:  CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ TỪ CHA DƯỢNG, MẸ KẾ

Người có di sản để lại di chúc cho con riêng

Quyền để lại di sản là quyền của người để lại di sản, như vậy trong trường hợp cha, mẹ có di chúc để lại tài sản cho con riêng thì con riêng hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc con riêng có quyền hưởng thừa kế thì trước đó di chúc phải hợp pháp. Cụ thể di chúc cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

>>>Xem thêm: QUY TRÌNH SOẠN THẢO DI CHÚC ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Khi cha dượng, mẹ kế chung sống với con riêng

Ngoài trường hợp thừa kế theo di chúc, pháp luật còn quy định thêm một trường hợp về quyền thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Cụ thể, tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Luật sư tư vấn về thừa kế

Tư vấn quyền thừa kế

Luật sư tư vấn về thừa kế

Quyền thừa kế là một trong những quy định được quan tâm hiện nay. Vì nhiều lý do khác nhau mà có những người sẽ để lại di sản cho người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với mình chứ không phải là người có cùng huyết thống. Tuy nhiên, việc để lại di sản cũng phải tuân theo quy định pháp luật để tránh những tranh chấp, bất cập.

Thấu hiểu được những nỗi băn khoăn của quý khách hàng về vấn đề thừa kế, Luật Long Phan chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng những công việc sau đây:

  • Tư vấn về các quy định thừa kế;
  • Tư vấn lập di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về thừa kế;
  • Đại diện tham gia tranh chấp về thừa kế.

Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề thừa kế giữa những người có mối quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thừa kế giữa những người có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cần tư vấn luật thừa kế xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư dân sự tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

4 thoughts on “Quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng có được hưởng thừa kế không?

  1. Khách says:

    Tôi là 1 người cháu con của chú ruột sự việc là trong 1 gì 2 bác cực khổ và sinh ra có 2 người con gái nhưng 1 chị dạ có chồng và ở riêng còn 1 chị thì tàn tật vào nằm 1004 ông bác bị dấu dạ dày và dạ mất và ông mệ nói cho tôi dắt ở nên tôi dạ chi tiền dễ mai táng và sau den năm 2007 mệ lại dấu nên dạ họp gì và có chính quyền thôn và 1 ông làm trưởng ban nông nhân ở xã dạ làm văn bản dễ phân chia dắt cho chị con của ông mệ một nửa còn một nửa cho tôi và tôi dạ bỏ tiền làm lại nhà cho mê và Chi tàn tật ở nhưng văn bản không dòng dấu xã và năm 2008 mệ lại mất còn người tàn tật thì vẫn ở do vì tôi chủ quan nói có văn bản 2 gì và thôn ký nên tôi chưa làm sổ do dền bây giờ thì con tôi có vợ và tôi nói làm lại nhà thì chỉ ấy nói dắt của bố mẹ chị chỉ không cho ai làm thì tôi nói trả tiền tôi bỏ ra thời trước dễ mai táng ông mệ và tiền làm nhà cho mê và chị tàn tật ở thì chị ấy nói không biết nên tôi muốn tư vấn xem trong luật có cách nào giải quyết dược không

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu để luật sư chuyên môn nghiên cứu, phản hồi bằng thư tư vấn. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87