Cha dượng có được quyền hưởng di sản từ con riêng của vợ là một trong những thắc mắc khá phổ biến trong vấn đề xác định quyền thừa kế. Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên cần hiểu rõ về quyền di sản thừa kế, quan hệ thừa kế giữa cha dượng và con riêng,… Sau đây, Luật Long Phan sẽ giải đáp cho quý bạn đọc về vấn đề này.
Cha dượng và con riêng của vợ trong vấn đề hưởng di sản thừa kế
>> Xem thêm: Con Riêng Của Vợ Được Hưởng Di Sản Thừa Kế Từ Cha Dượng Khi Nào?
Mục Lục
Quyền hưởng di sản thừa kế
Mọi công dân đều có quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Chủ sở hữu tài sản có quyền để lại tài sản do mình sở hữu cho người khác khi họ chết bằng cách lập di chúc để thể hiện ý chí của mình. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền và lợi ích cho những người có mối quan hệ huyết thống, gắn bó, thân thích với người để lại di sản khi không có di chúc hoặc di chúc không phù hợp với pháp luật thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Những người được người để lại di sản chỉ định chia tài sản là những người có quyền hưởng di sản thừa kế. Pháp luật cũng quy định về quyền hưởng di sản thừa kế khi không có di chúc. Di sản thừa kế được chia cho các hàng thừa kế theo pháp luật.
Cha dượng và con riêng của vợ có thuộc hàng thừa kế theo pháp luật?
Cha dượng và con riêng của vợ trong hàng thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự là những người có quyền thừa kế di sản thừa kế theo pháp luật. Theo đó, Điều 651 BLDS 2015 quy định thứ tự thừa kế di sản theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Cụ thể:
- Hàng thứ nhất gồm: vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Hàng thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Như vậy, theo quy định trên, cha dượng và con riêng của vợ không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của nhau. Do đó, về cơ bản cha dượng không được hưởng di sản thừa kế từ con riêng của vợ theo pháp luật và ngược lại.
>>> Xem thêm: Quyền thừa kế của con riêng, khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?
Cha dượng được hưởng di sản từ con riêng của vợ trong trường hợp nào?
Mặc dù cha dượng và con riêng của vợ không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của nhau nhưng cha dượng vẫn có thể được hưởng di sản từ con riêng của vợ trong những trường hợp sau:
Thừa kế di sản theo di chúc
Cha dượng được quyền hưởng di sản thừa kế từ con riêng của vợ khi họ lập di chúc phân chia tài sản của mình cho cha dượng.
Thừa kế do có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng
Cha dượng được quyền thừa kế di sản từ con riêng của vợ khi giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con (Điều 654 BLDS). Quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng giữa cha dượng và con riêng của vợ không được BLDS quy định cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền về nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng thì cha dượng thực hiện quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của vợ cùng chung sống với mình như cha đẻ đối với con đẻ thì có thể xem là căn cứ để chứng minh quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa cha dượng và con riêng của vợ.
Cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi
Đây là trường hợp khác đặc biệt, khi cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì mặc nhiên cha dượng trở thành người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật (cha nuôi). Trong trường hợp này, cha dượng cũng chính là cha nuôi được hưởng di sản từ con riêng của vợ (con nuôi) theo pháp luật.
Luật sư tư vấn pháp lý về quyền hưởng di sản thừa kế
Con riêng của vợ có được chia tài sản không?
Đối với các vấn đề liên quan đến di sản thừa kế cũng như quyền hưởng di sản thừa kế, luật sư với kiến thức sâu rồng và nhiều năm kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, giải thích cho khách hàng các vấn đề dựa trên các quy định pháp luật như:
- Tư vấn trong trường hợp nào, khách hàng được hưởng di sản thừa kế từ người chết;
- Tư vấn về hàng thừa kế khi hưởng di sản thừa kế theo pháp luật;
- Tư vấn, phân tích rõ tài sản được chia như thế nào cho các đồng thừa kế;
- Tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong vấn đề chứng minh quyền hưởng di sản thừa kế;
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin pháp lý nhằm trả lời cho câu hỏi cha dượng có được quyền hưởng di sản từ con riêng của vợ hay không? Nếu những thông tin trên chưa thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hoặc quý bạn đọc cần biết thêm thông tin về quyền hưởng di sản thừa kế, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ . Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.