Quyền thừa kế của con riêng, khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?

Quyền thừa kế của con riêng khi có tranh chấp là vấn đề tranh chấp nảy sinh khi tồn tại mối quan hệ bố dượng, mẹ kế và con riêng. Lúc này khi các tranh chấp xảy ra thì các quy pháp luật mới được quy định để điều chỉnh, trong đó phải kể đến pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, trên thực tiễn nhiều cá nhân vẫn còn bỡ ngỡ về quy định quyền thừa kế của con riêng, và không biết khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?

Quyền thừa kế của con riêng khi tranh chấp

Quyền thừa kế của con riêng khi tranh chấp

Quyền thừa kế của con riêng theo di chúc

Theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015, thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác, là ý nguyện, lời trăng trối cuối cùng của họ muốn định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời. Vì vậy, người bố dượng, mẹ kế có quyền chỉ định con riêng là người thừa kế và được quyền hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản theo ý chí của họ, được thể hiện trong di chúc. Do đó, trường hợp này người con riêng có quyền được hưởng thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế.

Tuy nhiên, thực tiễn trong một số trường hợp như người để lại di sản không lập di chúc, hoặc lập nhưng di chúc không hợp pháp, hoặc phần di sản không được định đoạt trong di chúc,… thì quyền thừa kế sẽ được xác định theo quy định của pháp luật pháp luật.

Quyền thừa kế của con riêng theo pháp luật hiện hành

Quy định về con riêng trong pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 654 BLDS 2015, nếu con riêng và bố dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về diện thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị. Như vậy, theo Điều luật này thì về nguyên tắc giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế không được hưởng di sản thừa kế của nhau. Tuy nhiên, vì quá trình chung sống, con riêng biết chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế và coi họ như cha, mẹ ruột của mình thì pháp luật vẫn công nhận quyền thừa kế của con riêng.

Theo đó, thứ nhất con riêng của bố dượng, mẹ kế có quyền được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015. Bởi lẽ, khi họ đã chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế và xem như bố mẹ ruột của mình, thì theo hướng ngược lại họ được công nhận như là con đẻ của bố dượng, mẹ kế. Vì vậy, trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn con riêng thì họ vẫn được quyền hưởng toàn bộ di sản của bố dượng mẹ kế, mặc dù vẫn còn tồn tại những người có mối quan hệ huyết thống với người để lại di sản như ông bà nội, hay ông bà ngoại, anh chị em ruột.

Thứ hai, con riêng cũng có quyền để thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015. Trường hợp này được hiểu rằng nếu con riêng của bố dượng, mẹ kế để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với họ thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

>> Xem thêm: Con nuôi có được quyền hưởng thừa kế từ ông bà?

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Thủ tục giải quyết tranh chấp

Mặc dù pháp luật đã quy định rõ quyền thừa kế của con riêng, tuy nhiên trên thực tiễn các tranh chấp liên quan đến quyền hưởng di sản của đối tượng này vẫn diễn ra phổ biến. Trước đây, để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên thì người Việt thường có truyền thống “đóng cửa bảo nhau” theo hướng hòa giải, thương lượng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay phương thức giải quyết tranh chấp đã có sự thay đổi, mà cụ thể tương tự như các quốc gia phương Tây, việc kiện tụng tại cơ quan Tòa án đã diễn ra phổ biến hơn. Theo đó, trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa án được điều chỉnh bởi pháp luật về tố tụng dân sự:

  1. Thứ nhất, đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế.
  2. Thứ hai, Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.
  3. Thứ ba, vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải. Tại giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung cấp chứng cứ cho các bên đương sự. Cuối cùng, Tòa án sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.

Như vậy, về nguyên tắc con riêng sẽ không được hưởng thừa kế của bố dượng, mẹ kế. Tuy nhiên, nếu trong quá trình chung sống con riêng biết nuôi dưỡng, chăm sóc và coi họ như cha, mẹ đẻ của mình thì pháp luật sẽ công nhận quyền hưởng di sản của con riêng. Trên thực tiễn, tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền thừa kế diễn ra ngày càng phổ biến bởi sự thay đổi của hình thái gia đình truyền thống theo thời gian. Vì vậy, thay vì các bên giải quyết tranh chấp bằng cách tự thỏa thuận như trước đây thì xu hướng khởi kiện tại Tòa án ngày càng tăng.

Dịch vụ Luật sư tại Luật Long Phan PMT

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện thừa kế;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ pháp lý;
  • Hỡ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan;
  • Đại diện khách hàng làm việc với Tòa an;
  • Đại diện khách hàng tranh biện tại phiên tòa.

Tóm lại, nội dung trên chúng tôi đã khái quát những nội dung về quyền thừa kế của con riêng. Và từ đó có những căn cứ xác định phương pháp giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật về vấn đề con riêng có được hưởng thừa kế từ cha dượng, mẹ kế vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan:

Scores: 3.8 (10 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

40 thoughts on “Quyền thừa kế của con riêng, khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?

  1. Nguyễn ngọc bảy says:

    Xin hỏi Luật sư . Bố tôi có gia đình rồi gặp mẹ tôi , sinh ra tôi ( bố tôi khai sinh cho tôi ) nhưng vẫn ở với vợ trước . Khi bố tôi mất tôi có thọ tang 3 năm , nhưng khi hết tang nhà của bố đã bán chia cho những người con của người vợ trước ( làm 4 phần , kg có tôi ) . Vậy xin hỏi LS tôi có được quyền thừa kế không ?.Cảm ơn LS

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào bạn Nguyễn Ngọc Bảy,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn
      Về vấn đề thừa kế mà bạn trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, bạn vẫn được pháp luật xác định là CON ĐẺ và thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vậy nên, bạn VẪN ĐƯỢC QUYỀN THỪA KẾ phần di sản do bố bạn để lại. (Tuy nhiên, bạn phải chứng minh được mối quan hệ cha – con giữa bạn với bố của mình).
      – Đối với trường hợp đã chia thừa kế như bạn vừa nêu, bạn buộc phải nộp Đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu phân chia lại di sản thừa kế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 0908.748.368
      Trân trọng !

  2. Nguyên thi thu truc says:

    Mẹ tôi là vợ sau va ba mẹ sinh ra mình tôi. Ba tôi làm khai sinh cho tôi nhung toi mang họ mẹ. Ba tôi mất thì gd vợ trước đòi lấy lại miếng đất tôi và mẹ dang o. Nhưng miếng đất ba tôi vẫn còn đứng tên. Như vay nếu chia tài san thì tôi có được chia k vì khai sinh tôi k có tên ba tôi trong đó.. Mong LS giải đáp giùm tôi ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào bạn Trúc,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Để chứng minh quan hệ cha con có rất nhiều cách không phải chỉ căn cứ việc giấy khai sinh không có tên cha. Vì bạn là con của người để lại di sản thừa kế nên bạn hoàn toàn có quyền đối với phần di sản cha bạn để lại. Trường hợp này, bạn có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu tòa án phân chia di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật. Những căn cứ chứng minh quan hệ cha con như xét nghiệm adn, xác nhận của mẹ bạn, giấy đăng ký kết hôn của mẹ…
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên môn của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.

  3. Trần thị huyền says:

    Tôi là con riêng của bố tôi .khi bố tôi lấy vơ 2 tôi vẫn ở cùng và đi làm cùng bố . Tôi cũng có công sức đóng góp để sây nhà trên mảnh đất bố tôi đang sử dụng .vậy tôi có được đòi quyền thừa kế trên mảnh đất đó ko .tôi xin cảm ơn

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Vì thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, nên chúng tôi không thể tư vấn cho bạn cụ thể được, bạn vui lòng liên hệ hotline bên đưới, cung cấp đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn một cách chính xác nhất.
      Trân trọng !

  4. Trần van an says:

    Luật sư cho em hỏi.
    Ma e có 2 ng con riêng.truoc khi về ở với bo duong.thi bo duong e va ng vo trước có 2 ng con riêng và tổng diện tích đất là 2410m.trong thời gian chung sống.bo duong và mẹ có sinh thêm 8 ng con.bo duong e mat 1991.me e mat 2012.khi bo mẹ mất.co để lại tai san la đất 2410m.me cũng dễ lại đi chúc cho thằng e út là 674 m.luat su cho e ?.e là con rieng cua mẹ có đc huong tai sản cua bo duong.hay tai san cua mẹ e nữa không.2410m đất do đc chia làm 2 phần cho mẹ e và bo duong.hay có chia cho ng vo trước cua bo duong ko.e cam on Luật sư a

    • Luật Long Phan PMT says:

      Chào bạn,
      Vì cha dượng bạn mất trước do đó, phần di sản của cha bạn để lại được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong đó có mẹ của bạn. Sau đó, mẹ bạn mất phần tài sản do mẹ bạn để lại cũng sẽ được chia đều cho những ngươi thuộc hang thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 651 BLDS 2015.. Riêng 2410m2 đất vì là tài sản được tạo lập trước hôn nhân, do đó, không được xem là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ được xem là tài sản riêng của bố dượng bạn.
      Chúng tôi kiến nghị bạn liên hệ qua hotline bên dưới hoặc đến gặp luật sư trực tiếp tại văn phòng để có thể được tư vấn chi tiết cụ thể hơn.
      Trân trọng!

  5. Hoàng mạnh Hùng says:

    Nhờ luật sư tư vấn thưa luật sư. Bố tôi với vợ trước có 4 người con đều là nữ nên bố tôi muốn có con trai nối dõi tông đường nên thêm mẹ tôi và sinh ra tôi ( cùng cha khác mẹ với mấy chị kia) khai sinh vẫn tên cha và mẹ ok .bố tôi mất tôi vẫn chịu tang 3nam, hết tang bà mẹ kế của tôi bán đất trong vườn cho mấy đứa con của bà còn lại tôi thì không có gì. Xin hỏi luật sư tôi có thể khởi kiện họ được không và tôi có các quyền lợi gì không ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn vì bạn là con ruột của bố bạn, khi bố bạn mất không để lại di chúc, do đó, bạn vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định pháp luật và vẫn được hưởng thừa kế phần di sản do cha bạn để lại. Chúng tôi kiến nghị bạn vui lòng liên hệ hotline bên dưới hoặc đến gặp trực tiếp luật sư của chúng tôi để được tư vấn chi tiết cụ thể hơn về quy trình, thủ tục khởi kiện.
      Trân trọng!

  6. Nguyễn Văn Chương says:

    Xin chào luật sư
    Tôi có câu hỏi về đất đai xin luật sư giải đáp giúp.
    Bố tôi và mẹ tôi cưới nhau năm 1960 đến năm 1969 sinh ra tôi là con trai duy nhất. Bố tôi có 2 người con riêng 1 người sinh năm 1979 1 người sinh năm 1981.
    Năm 1998 bố tôi mua 1 mảnh đất 200m2 trái thẩm quyền của thôn.
    Năm 2010 bố tôi mất không để lại di chúc gì, năm 2013 mẹ tôi mất không để lại di chúc gì.
    Tháng 9 năm 2020, người sinh năm 1979, người này từ ở nơi khác đến, về đòi đất tự, tự ý cắm móng xây nhà. Nhà tôi đệ đơn lên xã thì họ tạm dừng hoạt động hoạt động xây nhà lại và cung cấp cho nhà tôi “hợp đồng giao khoán đất” được viết năm 1999 anh trai của bố tôi có làm xác nhận với xã là người con sinh năm 1981 và bố tôi là 2 người sở hữu mảnh đất đó. Người sinh năm 1981 không có hộ khẩu ở gia đình tôi, là người ở nơi khác, trên tờ giấy xác nhận đó là chữ đánh máy, chỉ có tên người là viết tay. Không có giấy ủy quyền của bố tôi hay của người sinh năm 1981 kia cho bác tôi.
    Hiện tại tôi có 3 loại giấy tờ:
    1, Sổ hộ khẩu cũ trước khi bố tôi mất có tên Bố tôi, mẹ tôi, tôi, vợ tôi và 2 đứa con tôi.
    2, Khi bố tôi mất mẹ tôi có làm giấy xác nhận với thôn là bố tôi mua mảnh đất đó tháng 8 năm 2010
    3, Phiếu thu do việc tôi đóng thuế 13 năm nay từ khi mẹ tôi mất. Tôi đứng tên trong sổ bồ thuế trên huyện.

    Xin luật sư cho tôi hỏi quyền thừa kế của tôi với mảnh đất 200m trên.
    Chân thành xin cảm ơn.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Trường hợp này cả bạn và 2 người con riêng đều là những người đồng thừa kế đối với phần diện tích đất mà cha bạn để lại, theo đó, phần di sản này sẽ được chia đều cho tất cả các đồng thừa kế. Các bên có thể tự thỏa thuận chia di sản, trong trường hợp không thể tự thỏa thuận, bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
      Thủ tục khởi kiện chia di sản, vui lòng liên hệ hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp văn phòng luật sư của chúng tôi để được luật sư tư vấn chi tiết cụ thể hơn.
      Trân trọng!

  7. Phạm Bá Trí says:

    Xin hỏi luật sư. Chú tôi có vợ và 2 con tại Đồng Nai, sau đó vì lý do riêng vợ và con chú tôi di chuyển ra Khánh Hòa sinh sống nhưng vẫn giữ liên lạc. Thời gian sau chú tôi lấy thêm vợ khác và lại có thêm 2 con với người vợ sau. Chú tôi được gia đình chia 1 lô đất để làm ăn và sinh sống tại ĐN, hiện chú tôi đã mất và không lập di chúc, vậy xin hỏi 2 người con của vợ trước có được quyền thừa hưởng di sản cửa chú tôi không ? Hiện nay người vợ sau đang có ý định lập gia đình mới và xua đuổi không cho con vợ trước vào nhà . Cảm ơn luật sư

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Căn cứ khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, Chú bạn mất không lập di chúc. Vì vậy hai người con ruột của chú bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật. Có quyền thừa hưởng di sản của chú bạn để lại. Theo nội dung về trường hợp bạn trình bày, hai người con này nên thực hiện thủ tục khởi kiện đến Tòa án yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
      Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để tư vấn được rõ hơn cũng như hướng dẫn bạn các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ việc.
      Trân trọng!

  8. Mai says:

    Sau khi bố tôi mất sổ đỏ chuyển sang tên mẹ tôi. Vậy nếu mẹ tôi mất thì tôi và con riêng của bố với vợ đầu được hưởng tài sản như thế nào?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi

  9. Nguyễn Thị Vân Anh says:

    Luật sư ơi cho cháu hỏi ạ. Năm 1967 cụ bà N có nhận nuôi bố cháu (vì cụ ông T đã mất năm 1945 và người con trai V cũng mất vì chiến tranh năm 1968). Và ông X là cháu ruột của cụ ông T, bố ông X và cụ ông T là anh em ruột). Cụ bà X sống 1 mình và đã nhận nuôi bố cháu. Vì năm 1967 chưa có thủ tục nhận con nuôi nên cụ bà N chỉ sang nói chuyện với ông bà nội cháu xin nhận bố cháu làm con nuôi và ông bà nội cháu đồng ý. Bố cháu và cụ sống dựa dẫm vào nhau, quan hệ là bà cháu. Năm 1985 nhà nước chia đất cho nhân dân, vì theo phong tục lấy chồng theo chồng, cụ bà N sống toàn theo tên chồng nên trên sổ giao đất năm 1985 đất lại để tên cụ ông (mặc dù cụ ông mất năm 1945). Năm 2008 cụ bà N có lâm bệnh nặng và bố mẹ cháu đã chăm sóc nhưng do tuổi già sức yếu nên cụ mất. Bố cháu làm ma cho cụ và thờ cúng cụ suốt 13 năm nay. 2 năm trước cũng đã xây mộ cho cụ xong. Bây giờ thì ông X quay lại và đòi quyền lợi thừa kế tài sản của cụ ông T. Cho cháu hỏi ông T có được thừa hưởng k ạ?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  10. Thủy says:

    Xin hỏi luật sư chồng tôi là người nước ngoài đã có vợ và hai con riêng nhưng đã ly hôn năm 1998. Đến năm 2006 chúng tôi kết hôn với nhau và có 3 con chung trong thời gian sinh sống chúng tôi đã mua đất và xây nhà ở vn nhưng sổ đỏ chỉ có tên tôi vậy luật sư cho tôi hỏi sau này 1 trong 2 vợ và qua đời thì có phải chia tài sản cho con riêng của chồng tôi không? Lưu ý là 2 con riêng của chồng tôi không ở với chúng tôi và cũng không có tên trong ho khẩu của gia đình tôi. Xin luật sư tư vấn giúp tôi được vậy tôi xin chân trọng cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  11. lương thị thảo says:

    ông bà cháu kết hôn năm 1963 và có 7 người con. Ngoài ra, ông cháu còn có người con riêng sinh năm 1991. Năm 2014 bà cháu đã chết, năm 2017 ông cháu chết. Nay gia đình (các bác, cô, chú) cháu muốn họp gia đình để chia thừa kế theo pháp luật vì không có di chúc, nhưng người con riêng của ông cháu không đến họp. gia đình cháu đã làm đơn đề nghị ubnd xã tổ chức họp hòa giải hai lần nhưng không thành. Bây giờ gia đình muốn làm đơn khởi kiện ra tòa án để chia di sản thừa kế, nhưng các bác, cô, chú cháu muốn yêu cầu tòa giám định ADN của người con riêng đó có được không? nếu giám định được thì giám định cả 7 người với người con riêng đó hay chỉ cần 1 người đại diện ạ? cháu được biết là ông cháu có đứng tên là cha trong giấy khai sinh của chú đó, và chú đó cũng thỉnh thoảng qua lại với gia đình ạ. mọi người trước đó đều coi chú đó là con đẻ của ông, nhưng nay hàng xóm xì xào chú đó không phải con ông nên các bác, cô, chú cháu nghi ngờ và muốn khẳng định xem có phải con ông không ạ, nếu phải thì mới chia thừa kế, không thì không chia ạ. cháu mong sớm nhận được phản hồi từ các chú, các cô luật sư ạ.

  12. Tienhuynh says:

    Bame ruột cháu li hôn, mẹ cháu lập gđ mới , k có con chug với chồng sau. Mối quan hệ giữa mẹ và dượng sau rất tốt. Nhưng cho cháu hỏi nếu sau này mẹ cháu mất thì người thừa kế di sản là cháu hay dượng , và nếu sau này dượng cháu k cho cháu ở trong nhà vậy có vi phạm pháp luẬt k ạ ?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  13. Khách says:

    Xin hỏi luật sư.
    Bố tôi có gia đình đuoc 2 dua con .roi ly hôn .nhưng không nằm trong hô khâu. Sao đó cuoi me toi hiên gio sanh ra toi .trong khi đó me toi có con rieng nhưng nằm trong hộ khẩu .còn toi co đuoc chia tài san khong .ba me toi khong có giay ket hôn mà .me toi hien gio co giay khai sinh toi voi cha toi .có đuoc tín khong ạ.
    Mà con của nguoi vơ truoc khong cùng họ với cha toi ma cùng ho với cha duong hien giờ có đuoc chia tài sản ko. Hay chỉ đuoc chia cho toi

  14. Khách says:

    Chào Luật Sư
    Tôi là Cháu Ngoại Của Ngoại Tôi.
    Bà Ngoại Tôi Và Ông Ngoại tôi có 2 người con nhưng k kết hôn.
    Nhưng Ông ngoại tôi lại lại bỏ đi và kết hôn vs người phụ nữ khác và có người 3 người.
    Bà Ngoại tôi ở với Ông Bố Chồng Ông Ngoại tôi và 2 người con. Sau khi Ông Cố Mất để lại toàn bộ tài sản cho Bà Ngoại tôi đứng tên Số đỏ.
    Sau Này Bà Ngoại tôi mất. Vậy Tài Sản của bà ngoại tôi đứng tê sổ đỏ có phải chia cho 3 người con riêng của Ông Ngoại Tôi k ạ.
    Xin Luật Sư tư vấn giúp em ạ.
    Em xin cám ơn.

  15. Sun Ny says:

    Bố tô quen mẹ tôi có 1 đứa con là tôi bà bố tôi còn có 1 đứa con riêng tên Hùng. bố tôi mất có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho Hùng . Chúng tôi nên chia quyền thừa kế như thế nào ạ. Căn nhà giá 2 tỷ đều là của Ba tôi và Mẹ Hùng đó là tài sản chung vì ông bà mất đều không để lại tài sản cho ba và mẹ Hùng

  16. Pham Khac Tuan says:

    Tôi thừa kế nhà cho con riêng nhưng sau này khi con riêng qua đời thì vợ con của nó có được toàn quyền sử dụng hay ngôi nhà bị phân chia theo luật thừa kế

  17. Nguyen quang hoan says:

    Bo me toi bo nhau toi la con trai me toi nuoi toi.bo toi di buoc nua .khi bo toi lay vo thi bo toi van o tren dat ong ba noi de lai.bay gio bo toi bi benh .ba vo ke loi dung viec bo toi ong da ban het dat cat cua ong ba toi de lai.vay toi la con trai truong cua vo truoc co duoc huong dat dai de huong khoi cho ong ba noi va bo toi sau nay khong.

  18. Nguyễn Minh Trí says:

    con riêng của vợ được chồng nhập vào hộ, chung sống từ năm 1969. giờ chồng đã chết. vậy con riêng có được hưởng thừa kế tài sản hai vợ chồng để lại không

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  19. Thu Thái says:

    Xin chào luật sư, em có mong muốn luật sư đọc câu chuyện nhà em xem giải quyết như nào ạ.
    Ba em có vợ mà 5 người con . Sau đó vợ ba em mất ,thì có cưới mẹ em và sinh ra em và chị gái . Trước đây không có vấn đề gì nhưng đầu năm vừa rồi các con của ba đòi chia lại đất đai mà họ nói là của ba và vợ trước. Trước đó ba mẹ em có chia đất đai chung của ba và vợ trước cho các con của ba. Có 1 người con gái của ba em là không được chia vì ba em bảo chị này không làm gì giúp ích cho nhà nên không cho.Hiện tại chỉ còn 1 mảnh nhà đất do ba và mẹ em đứng tên ( mảnh đất này trước kia là ba và vợ trước ở sau này làm lại giấy tờ thì đứng tên ba và mẹ em), gần đây ba mẹ có làm sang tên trao tặng cho em và chị gái phần đất ông bà đang ở. Chị gái em phần đất có nhà vì ông bà ở với chị em.
    Các con của ba nghe tin vậy mới ra đòi chia . Nhưng ba mẹ không chịu. Và các con của ba đã viết đơn đi kiện ba em.
    vậy xin hỏi luật sư là nhà em ai đúng ai sai và pháp luật sẽ giải quyết trường hợp này như nào ạ. Em con cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87