Cấp phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Cấp phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là một trong các lĩnh vực được phép hợp tác, đầu tư, hoạt động tại Việt Nam theo quy định pháp luật về đầu tư. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cho phép thành lập,… cũng là một trong các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm hàng đầu, hãy cùng Luật Long Phan tìm hiểu các quy định về chủ đề này.

Thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngàoi

Thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện thành lập về cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện về vốn

Điều kiện về vốn

Điều kiện về vốn

Căn cứ khoản 4, 6 Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định 86/2018/NĐ-CP) thì điều kiện vốn đầu tư như sau:

  • Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài chính theo quy định của Luật đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
  • Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không phải xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức quy định 1.000 tỷ.

>>> Xem thêm: Quy định về thành lập trung tâm ngoại ngữ

Điều kiện về cơ sở vật chất

Căn cứ khoản 4 Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất như sau:

  • Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;
  • Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03m2/sinh viên;
  • Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành và phương thức tổ chức đào tạo;
  • Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và ban giám hiệu bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 08 m2/người;
  • Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học – công nghệ;
  • Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;
  • Có khu công trình kỹ thuật, nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

>>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?

Điều kiện về nhân sự

Điều kiện về nhân sự

Điều kiện về nhân sự

Căn cứ vào khoản 4 Điều 38 Nghị định 86/2018/NĐ-CP nhà đầu tư nước ngoài còn đáp ứng điều kiện về nhân sự đối với cơ sở giáo dục đại học:

  • Giảng viên ít nhất phải có trình độ thạc sĩ trở lên trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 50% tổng số giảng viên, trừ những ngành đào tạo đặc thù do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;
  • Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế – quản trị kinh doanh;
  • Cơ sở giáo dục phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành đào tạo;
  • Giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải có kinh nghiệm giảng dạy đại học trong cùng lĩnh vực giảng dạy trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
  • Giảng viên là người bản ngữ nước ngoài dạy kỹ năng ngoại ngữ tại cơ sở giáo dục đại học phải có bằng đại học trở lên và có chứng chỉ giảng dạy ngoại ngữ phù hợp.

>>> Xem thêm: Điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán điều

Thủ tục cấp phép cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài

Thành phần hồ sơ

Căn cứ vào khoản 2 Điều 41 Nghị định 86/2018/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cho phép thành lập bao gồm:

  • Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Đề án thành lập cơ sở giáo dục;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp đất tỉnh đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) hoặc thoả thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 86/2018/NĐ-CP và các giấy tờ pháp lý liên quan;
  • Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;
  • Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định.

Cách thức thực hiện

Căn cứ Điều 48 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thủ tục cho phép hoạt động giáo dục được thực hiện như sau:

  • Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định các điều kiện theo quy định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép hoạt động.

Thẩm quyền cho phép thành lập

Căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thẩm quyền cho phép thành lập đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trên đây là nội dung tư vấn về cấp phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần sự giúp đỡ của TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH vui lòng liên hệ Hotline 1900.63.63.87. Hotline 1900.63.63.87 Luôn sẳn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87