Điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán điều mà các bên trong hợp đồng cần phải biết. Điều này sẽ đàm bảo được quyền và lợi ích của các bên. Bài viết dưới đây thông tin cụ thể về điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán điều .
Mục Lục
- 1 Đối tượng của hợp đồng
- 2 Giá trong hợp đồng
- 2.1 Đặt cọc
- 2.2 Tổng giá trị hợp đồng
- 3 Điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán điều về thanh toán
- 4 Điều khoản giao hàng
- 5 Quyền và nghĩa vụ giữa các bên
- 5.1 Đối với bên bán
- 5.2 Đối với bên mua
- 6 Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
- 7 Miễn trách nhiệm
- 8 Chấm dứt hợp đồng
- 9 Giải quyết tranh chấp
- 10 Hiệu lực hợp đồng
- 11 Tư vấn các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán gạo
Đối tượng của hợp đồng
Các bên đề cập rõ về tên hàng, số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận. Trong đó:
- Điều khoản về số lượng hạt điều xác định bằng các đơn vị tính số lượng, trọng lượng, khối lượng, chiều dài diện tích.
- Chất lượng chủng loại quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hạt điều.
Các bên phải đảm bảo với nhau về quy cách đóng gói để chất lượng sản phẩm đạt tốt nhất. Hạt điều được đóng gói thùng mới, sạch khô không rò rỉ. Công tác đóng gói phải đảm bảo chắc chắn để hàng hóa được toàn vẹn, bên ngoài có thêm các lớp carton không có côn trùng và nấm mốc xuất hiện.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất cho doanh nghiệp
Giá trong hợp đồng
Giá, tiền đặt cọc hay bất cứ khoản nào đều phải được ghi và thanh toán bằng Việt Nam Đồng. Vì theo Pháp lệnh Quản lý Ngoại hối, việc quy định giá bằng ngoại tệ và thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam trên cơ sở tỷ giá của bất kỳ ngân hàng nào đều bị cấm trên lãnh thổ Việt Nam.
Đặt cọc
Bên mua sẽ đặt cọc cho bên bán một khoản tiền của hợp đồng và sẽ thỏa thuận thống nhất, sau khi nhận đủ hàng hay kiểm tra hàng đúng chất lượng thì bên mua sẽ trả số tiền còn lại cho bên bán.
Tổng giá trị hợp đồng
Các bên thống nhất số lượng, giá tiền của hàng hóa, sau đó tính tổng giá trị hợp đồng là bao nhiêu, ghi rõ bằng số và chữ.
Điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán điều về thanh toán
Phương thức thanh toán
Các bên cần thống nhất với nhau về các thông tin cần thiết về thanh toán cũng như tiến độ thanh toán của bên có nghĩa vụ. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau như LC, Clean collection, D/A, D/P, T/T, M/T, CAD, Tiền mặt, cheque… Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì thế, các bên cần có sự thống nhất về phương thức thanh toán.
>>> Xem thêm: Cấp phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Thời gian thanh toán
Các bên có thể thỏa thuận một khoảng thời gian phù hợp để bên mua thanh toán tiền hàng cho bên bán. Thời hạn thanh toán được quy định cụ thể tại Điều 55 Luật Thương mại 2005, thời hạn thanh toán có thể là trả trước, trả sau hoặc trả ngay.
Các bên cần thỏa thuận rõ ràng để tránh nhầm lẫn về sau
Điều khoản giao hàng
Thời điểm giao hàng
Đối với bên mua, cần quy định thời điểm cụ thể phải giao hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận khi bên bán giao hàng (Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng). Trường hợp hợp đồng không quy định về thời điểm giao hàng, hoặc ghi thời hạn giao hàng chung chung, theo khoản 2 Điều 37 Luật Thương mại 2005 thì bên bán có thể giao hàng bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
Địa điểm giao hàng
Cần quy định rõ nơi mà bên mua sẽ nhận chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán trong hợp đồng để tránh những rủi ro cho các bên. Nếu không thỏa thuận được, căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Luật Thương mại 2005, địa điểm giao hàng được xác định là:
- Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở.
- Địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó.
- Nếu như quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua qua nhiều trung gian vận chuyển thì bên bán phải giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng thỏa thuận. Sau khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã được thực hiện xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian chịu.
Phương thức giao hàng
- Phương thức giao nhận bằng đường biển.
- Phương thức giao nhận bằng đường hàng không.
- Phương thức giao nhận bằng đường bộ.
>>> Xem thêm: Điều khoản chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Quyền và nghĩa vụ giữa các bên
Đối với bên bán
- Giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
- Giao hàng đúng địa điểm và vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận.
- Đảm bảo cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
Đối với bên mua
- Có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận, giao thừa hàng.
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. Khi bên mua chấp nhận mua số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tổ chức tiếp nhận nhanh, an toàn, dứt điểm từng lô hàng.
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Các trường hợp phạt vi phạm:
- Phạt chậm giao hàng.
- Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng.
- Phạt do chậm thanh toán: Phạt 1 tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh toán.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại theo khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015.
Miễn trách nhiệm
Nếu vi phạm hợp đồng do thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng, các bên trong hợp đồng không phải chịu trách nhiệm đối với vi phạm nghĩa vụ ấy. Các trường hợp sau đây sẽ được miễn trách nhiệm trong hợp đồng theo Điều 294 Luật Thương mại 2005:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận.
- Do xảy ra sự kiện bất khả kháng.
- Hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi của bên kia.
- Do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Chấm dứt hợp đồng
Chấm dứt hợp đồng là việc kết thúc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được khi giao kết. Tùy vào từng trường hợp chấm dứt hợp đồng mà hậu quả pháp lý đối với các bên trong hợp đồng cũng khác nhau. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015.
Soạn thỏa điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán điều
Giải quyết tranh chấp
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo Điều 317 Luật thương mại 2005 có các phương thức sau:
- Thương lượng: Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào.
- Hòa giải: Hòa giải là phương thức do cơ quan tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
- Trọng tài: Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước
Hiệu lực hợp đồng
Theo khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Bên cạnh đó, nếu các bên có thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng khác với thời điểm giao kết thì hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm đó.
Tư vấn các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán gạo
Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn hợp đồng mua bán gạo như sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng mua bán điều
- Tư vấn các điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán lúa điều
- Tư vấn, hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua mua bán điều
- Trực tiếp soạn thảo hợp đồng mua bán điều chuẩn nhất
- Tư vấn các rủi ro trong hợp đồng mua bán gạo và biện pháp khắc phục
- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điều
Điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán điều giúp các bên tham gia hợp đồng nắm rõ các quyền và nghĩa vụ của mình. Quý bạn đọc có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87 để gặp trực tiếp TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG. Luật Long Phan hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.