Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất cho doanh nghiệp được sử dụng cho các doanh nghiệp mới thành lập mà vẫn chưa biết rõ các quy định của pháp luật. Nhằm tránh việc tự đưa mình vào thế bất lợi khi thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa mời bạn đọc theo dõi nội dung tư vấn ở bài viết dưới đây.

Mục Lục
- 1 Hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật
- 2 Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất cho doanh nghiệp
- 3 Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cho doanh
nghiệp
- 3.1 Thông tin các bên giao kết:
- 3.2 Nội dung hợp đồng
- 3.2.1 Điều 1: Nội dung công việc giao dịch
- 3.2.2 Điều 2: Chất lượng và quy cách hàng hóa
- 3.2.3 Điều 3: Bao bì và ký mã hiệu
- 3.2.4 Điều 4: Phương thức giao nhận
- 3.2.5 Điều 5: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
- 3.2.6 Điều 6: Phương thức thanh toán
- 3.2.7 Điều 7: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
- 3.2.8 Điều 8: Thời điểm chuyển rủi ro
- 3.2.9 Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
- 3.2.10 Điều 10: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
- 3.2.11 Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng
- 4 Những vấn đề cần lưu ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật
Căn cứ Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định:
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể và chi tiết hơn về cách thức thực hiện cũng như những điều cụ thể hơn về hàng hóa. Các quy định chung về hình thức hợp đồng, đề nghị giao kết, hiệu lực hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,… được quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015
>>Xem thêm: Thời Điểm Chuyển Giao Quyền Sở Hữu Trong Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất cho doanh nghiệp
Thông tin các bên giao kết
- Bên A
- Bên B
Nội dung hợp đồng
- Nội dung công việc giao dịch
- Chất lượng và quy cách hàng hóa
- Bao bì và ký mã hiệu
- Phương thức giao nhận
- Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
- Phương thức thanh toán
- Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
- Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Các thỏa thuận khác (nếu cần)
- Hiệu lực của hợp đồng
Phần ký tên của 2 bên
Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa cho doanh nghiệp
Thông tin các bên giao kết:
Điền đầy đủ, chính xác các thông tin
- Về tên doanh nghiệp
- Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, tài khoản số, mở tại ngân hàng nào.
- Về người đại diện
- Tên, chức vụ, nếu được ủy quyền thì ghi thêm giấy ủy quyền số bao nhiêu, ngày tháng năm cấp, do ai, có chức vụ gì ký.
Nội dung hợp đồng
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch
- Đây là các thông tin về hàng hóa cần được xác định để thực hiện việc giao hàng vì thế yêu cầu phải nhập một cách chính xác để tránh các trường hợp đến lúc thực hiện hợp đồng thì hàng hóa giao lại khác loại, khác tên,..
- Các thông tin bao gồm: STT; Tên hàng; Đơn vị tính; Số lượng; Đơn giá; Thành tiền; Ghi chú
- Tổng cộng là bao nhiêu tiền ghi chính xác bằng số
- Tổng trị giá điền bằng chữ
Điều 2: Chất lượng và quy cách hàng hóa
- Chất lượng mặt hàng hóa phải như thế nào, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa được công bố hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền quy định thì sẽ phải ghi thêm vào văn bản về tiêu chuẩn đã công bố hoặc văn bản pháp luật quy định.
Điều 3: Bao bì và ký mã hiệu
- Thông tin về bao bì làm bằng chất liệu gì cần được ghi rõ cần được làm rõ để tránh việc bao bì sử dụng không đúng chất liệu có thể gây ảnh hưởng đến các loại hàng hóa như thực phẩm, mỹ phẩm,…
- Quy cách bao bì bao gồm cỡ, kích thước, cách đóng gói, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh ghi theo những gì các bên đã thỏa thuận. Phần này để tránh việc giao sai khối lượng, sai tình trạng, bị tác động từ bên ngoài bằng cách mở lớp đóng gói,…
Điều 4: Phương thức giao nhận

- Bên A giao cho bên B theo lịch như thế nào. Nếu giao từng đợt thì cần ghi rõ ngày tháng năm, địa điểm và giờ giao hàng. Sáng chiều cần ghi rõ ràng chính xác tránh nhầm lẫn
- Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên nào chịu.
- Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc thỏa thuận thanh toán theo cách khác)
- Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ……….đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
- Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
- Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (…) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn … ngày tính từ khi lập biên bản. Sau … ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
- Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ các loại giấy tờ nào cần ghi chính xác để tránh phát sinh sau này.
Điều 5: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
- Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng cho bên mua trong thời gian là bao nhiêu ngày/tháng.
- Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 6: Phương thức thanh toán

- Bên B “ thanh toán ” cho bên A bằng hình thức gì ( chuyển khoản, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt,..) trong thời gian bao nhiêu cần ghi đầy đủ
Điều 7: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
- Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới…….. % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 8%).
- Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành… Mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 8: Thời điểm chuyển rủi ro
- Các bên thỏa thuận với nhau về thời điểm nào thì rủi ro sẽ được chuyển từ bên A sang bên B
- Vd: Như thời điểm chuyển rủi ro sẽ là lúc bên B nhận được hàng. Thì lúc này mọi rủi ro phát sinh sẽ do bên B chịu, bên A không còn liên quan
- “ Rủi ro ” ở đây được hiểu là các trường hợp xảy ra do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.
Đây là điều khoản vô cùng quan trọng để biết rõ hơn về việc soạn thảo điều này bạn đọc có nhu cầu có thể tham khảo trực tiếp với Luật sư tư vấn của chúng tôi theo link sau:
>> Tham khảo thêm: Tư vấn luật hợp đồng
Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung). Các bên nên ưu tiên việc thỏa thuận trước khi đưa ra tòa.
- Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về vấn đề khởi kiện trong tranh chấp này tại đây:
>> Tham khảo thêm: Khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Điều 10: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
- Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.
- Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá … ngày.
- Bên nào có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
- Hợp đồng này được làm thành…bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ…bản.
Những vấn đề cần lưu ý khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
- Đảm bảo chất lượng hàng hoá
- Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm giao hàng
- Tranh chấp về thanh toán do không quy định rõ
- Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan
- Chuộc lại hàng đã bán
- Hướng dẫn sử dụng hàng hóa
- Phạt vi phạm cũng như các vấn đề về bồi thường thiệt hại
- Thời điểm chuyển rủi ro
Trên đây là bài viết về mẫu đơn mua bán hàng hóa mới nhất cho doanh nghiệp. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT HƠP ĐỒNG, nhu cầu về LUẬT SƯ VỀ HỢP ĐỒNG, LUẬT SƯ KHỞI KIỆN hoặc các vấn về pháp lý khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn. Xin cảm ơn.