Hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là nhu cầu cần thiết, nhằm soạn thảo bản thỏa thuận giữa những người chủ sở hữu công ty với nhau, với tính chất cam kết, ràng buộc các thành viên trong một luật lệ chung, căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật, để ấn định các nguyên tắc về cách thức thành lập, quản lý, hoạt động và giải thể của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý độc giả hiểu rõ hơn về cách soạn thảo điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Mục Lục
Quy định của pháp luật về Điều lệ công ty
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có bản dự thảo điều lệ công ty gửi lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính.
Trong điều lệ phải có họ, tên và chữ ký của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Nội dung của Điều lệ công ty
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
- Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Mẫu điều lệ Công ty TNHH một thành viên
Chương I: Những quy định chung (Gồm hình thức, tên gọi, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu, vốn điều lệ, việc tăng giảm vốn điều lệ, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, con dấu công ty);
Chương II: Tổ chức, quản lý hoạt động (Gồm quyền hạn, nghĩa vụ công ty, cơ cấu tổ chức quản lý,…);
Chương III: Tài chính kế toán (Gồm năm tài chính, báo cáo tài chính, thù lao, phân phối tài chính của công ty,…);
Chương IV: Tố tụng tranh chấp, giải thể, thanh lý, phá sản;
Chương V: Tổ chức thực hiện.
>>> Xem thêm: Mẫu điều lệ công ty
Những lưu ý khi soạn thảo điều lệ công ty
Thứ nhất, cần lưu ý về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty:
- Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quy mô vừa và nhỏ thì nội dung này là vô cùng quan trọng.
- Thành viên không chỉ góp tiền vào doanh nghiệp mà còn cần phải đóng góp công sức, trí tuệ, kỹ năng để doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và ngày càng lớn mạnh;
Thứ hai, các quy định hạn chế đối với việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên hoặc các quy định về tiêu chuẩn để được làm thành viên góp vốn vào công ty. Đây cũng là một trong các nội dung các bạn cần chú ý thiết lập để đảm bảo các thành viên tham gia góp vốn trong tương lai sẽ đáp ứng được các tiêu chí mà doanh nghiệp đặt ra;
Thứ ba, cần quy định cụ thể các vấn đề mà thành viên được quyền phản đối và yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp;
Thứ tư, xác định thù lao tiền lương và thưởng của người quản lý trong công ty cũng là nội dung rất quan trọng mà các thành viên cần chú ý xây dựng ngay từ đầu.
- Lương và cơ chế thưởng là đòn bẩy cho bộ máy quản lý và nhân sự của công ty hoạt động.
- Nếu nội dung này được xây dựng khoa học và hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và ngược lại;
Cuối cùng là phương thức xử lý các tranh chấp giữa các thành viên góp vốn để nhằm ngăn chặn và hạn chế tranh chấp kéo dài gây thiệt hại cho tất cả các bên và đặc biệt làm đình trệ hoạt động kinh doanh của công ty.
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Soạn Thảo Điều Lệ Công Ty
Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến nội dung hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nếu có vấn đề nào còn vướng mắc về soạn thảo điều lệ công ty hay có nhu cầu được TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.