Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước là loại tranh chấp phổ biến trong hoạt động mua bán. Phương án giải quyết khi gặp những tranh chấp này được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Trong bài viết dưới đây, Luật Long Phan sẽ hướng dẫn Qúy bạn đọc về hợp đồng mua bán hàng hóa, một số tranh chấp thường gặp khi thực hiện và phương thức giải quyết theo đúng trình tự pháp luật.

giai quyet tranh chap hop dong mua ban hang hoa
Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa giải dưới sự chủ trì của bên thứ ba

>>> Xem thêm: Cách Xác Định Hàng Hóa Không Đúng Tiêu Chuẩn Trong Hợp Đồng Gia Công

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước

Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước là một dạng của Hợp đồng mua bán tài sản, nhằm phục vụ hoạt động mua bán diễn ra trên lãnh thổ của nước Việt Nam.

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005, thì đối tượng của Hợp đồng là hàng hóa bao gồm: động sản (ví dụ như ô tô, xe máy,…), kể cả động sản hình thành trong tương lai; và những vật gắn liền với đất đai.Theo đó, các bên tuần thủ quy định pháp luật thương mại, cũng như các quy định pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại mục 2 Chương II – mua bán hàng hóa Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên bán:

  • Bên bán phải giao hàng phù hợp với hợp đồng cùng các chứng từ liên quan đến hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
  • Bên bán cũng phải giao hàng tại địa điểm và thời hạn đã giao ước trước đó.
  • Bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa như không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, hàng hóa phải hợp pháp và được phép lưu thông trên thị trường.
  • Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa không bị tranh chấp với bên thứ ba.

Quyền và nghĩa vụ của bên mua:

  • Có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, được xác định trên mục đích sử dụng, ý định cụ thể của bên mua, chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa và sự bảo quản, cách thức đóng gói thông thường.
  • Bên mua có nghĩa vụ phải thanh toán và nhận hàng theo thỏa thuận và tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
cach thuc giai quyet tranh chap hang hoa trong va ngoai nuoc
Hoạt động mua bán trong nước đang diễn ra một cách sôi nổi

Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài nước

Hợp đồng mua ban hàng hóa ngoài nước (quốc tế) là loại hợp đồng nhằm chỉ quan hệ mua bán mà trong trong các bên là thương nhân nước ngoài, hoặc việc xác lập, thực hiện hợp đồng diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Loại hợp đồng này chịu sự điều chỉnh pháp lý của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).

Mặc dù giữa Luật Thương mại 2005 và CISG chưa thực sự tương thích với nhau về mua bán hàng hóa quốc tế. Theo CISG tại Điều 11 thì hình thức của hợp đồng không nhất thiết phải được lập bằng văn bản và có nhiều cách chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.

Theo quy định tại Chương II, III Phần III CISG, quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người bán:

  • Người bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng hoá và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá theo đúng quy định của hợp đồng và CISG.
  • Đảm bảo sự phù hợp của hàng hóa bao gồm số lượng, chất lượng, phẩm chất và mô tả như thỏa thuận, đúng bao bì hay đóng gói theo hợp đồng. Và quyền của cầu người mua thực hiện các nghĩa vụ của họ.

Quyền và nghĩa vụ của người mua:

  • Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định hợp đồng và CISG.
  • Họ phải kiểm tra hàng hóa hoặc bảo đảm đã có sự kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất. Và yêu cầu người bán thực hiện các nghĩa vụ của họ.
tranh chap hop dong mua ban hang hoa
Việc mua bán với các đối tác nước ngoài cũng đang diễn ra mạnh mẽ không kém

Các loại tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì các tranh chấp phát sinh chủ yếu liên quan đến việc:

  • Bên bán chậm giao hàng,
  • Bên mua chậm nghĩa vụ thanh toán, hoặc
  • Giao hàng không đúng chất lượng, chủng loại như đã cam kết trong hợp đồng.
  • Các loại tranh chấp khác.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại (Điều 317 Luật Thương mại 2005) thì có 04 phương thức giải quyết tranh chấp:

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng thương lượng

Các bên tự thương lượng với nhau.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng hòa giải

Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án

Tòa án: trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc có nhưng thỏa thuận này vô hiệu. Hoặc nếu thỏa thuận trọng tài thuộc các trường hợp không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử.

>> Tham khảo thêm: Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại

Giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại: được lựa chọn khi các bên có thỏa thuận trọng tài; tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại; hoặc có ít nhất một bên hoạt động thương mại được quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010. Và thỏa thuận trọng tài không thuộc các trường hợp vô hiệu theo Điều 18 của Luật này.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán hợp đồng

  • Giải thích điều khoản trong hợp đồng gây tranh chấp giữa các bên;
  • Tư vấn cách giải quyết đối với từng tranh chấp cụ thể mà khách hàng gặp phải;
  • Tư vấn soạn thảo đơn từ liên quan đến việc khởi kiện;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với bên thứ ba và cơ quan nhà nước;
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan theo yêu cầu khách hàng.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong và ngoài nước. Trường hợp quý bạn đọc có bất kỳ vấn đề liên quan đến doanh nghiệp hoặc cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chính xác nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.45 (11 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8