Cha mẹ có quyền để lại tài sản thừa kế cho con gái nhiều hơn con trai? Hiện nay xu hướng lập di chúc ngày càng nhiều vì có những người cha mẹ chăm chỉ tích góp những khối tài sản khá lớn và có nhu cầu để lại những tài sản này cho con của mình mà tránh được việc tranh chấp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lập di chúc có được quyền chia cho con gái nhiều hơn con trai hay phải chia đều một cách công bằng.
Cha mẹ để lại di sản cho con như thế nào là đúng pháp luật?
Thừa kế và các loại thừa kế
Thừa kế là việc chuyển dịch di sản của người đã chết cho người còn sống. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Thừa kế được chia thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc thừa kế theo di chúc được quy định tại Chương XXII Bộ luật Dân sự 2015.
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản trong trường hợp tính mạng của người đó bị cái chết đe dọa (hấp hối) thì có thể di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản có thể công chứng, chứng thực hoặc không; nhưng người lập di chúc phải minh mẫn, không bị đe dọa và nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015:
- Không có di chúc.
- Di chúc không hợp pháp.
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Người thừa kế và hàng thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế cũng có thể được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Bộ luật dân sự quy định chi tiết về hàng thừa kế
Hàng thừa kế được Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định theo thứ tự:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.
Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền như:
- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
Cha mẹ có quyền để lại tài sản thừa kế cho con gái nhiều hơn con trai
Từ những cơ sở pháp lý trên, có thể thấy, cha mẹ hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại tại sản cho bất kỳ đứa con nào và số lượng tài sản cho mỗi người là bao nhiêu. Cha mẹ có thể dựa trên mức độ hiếu thảo, công sức nuôi dưỡng của con cái mà chia di sản thành các phần không bằng nhau. Tuy nhiên, việc này phải được cha mẹ thực hiện hoàn toàn tự nguyện và khi ý thức còn minh mẫn.
Ngoài ra, trường hợp con chưa thành niên hay con thành niên mà không có khả năng lao động không được người lập di chúc cho hưởng hoặc hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất. Đây là trường hợp Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015.
Con gái vẫn có thể được cha mẹ chia phần tài sản nhiều hơn
Từ chối nhận di sản và người không được hưởng di sản
Từ chối nhận di sản
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác trước thời điểm phân chia tài sản.
Trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác là trường hợp mà pháp luật không cho phép.
Người không được hưởng di sản
Những người thuộc trường hợp theo Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 không được quyền hưởng di sản, cụ thể là những người có hành vi sau:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, những người trong trường hợp nói trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Trên đây là những quy định của pháp luật về chia thừa kế cho con trai và con gái. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được Tư vấn pháp luật thừa kế, có thể liên hệ Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chào luật sư, gia đình tôi bao gồm: cha, mẹ, anh 2 chị 3 và tôi. Mẹ tôi giấu tôi chi tài sản cho anh tôi và chị thứ 3 của tôi là nhà và đất, tôi không có ở nhà thường xuyên nên giấy tờ bằng khoáng bây giờ mẹ tôi đã sang tên cho anh và chị của tôi cách đây vài năm trước, bây giờ tôi phải làm đơn như thế nào để kiện đòi lại công bằng về tài sản. Hiện tại ba và mẹ tôi vẫn còn sống.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Em xin chào luật sư. Ba em được bà nội để lại cho miếng đất đã làm sổ đỏ năm 2001 rồi. Nhưng năm 2005 thì ba em mất. Mẹ e hiện tại bây giờ chưa làm thủ tục thừa kế . Xin luật sư tư vấn dùm e mẹ e muốn làm thủ tục thừa kế thì cần những giấy tờ gì ạ. Ba mẹ e đã lấy nhau lâu rồi lúc đó không có giấy kết hôn. Ba mẹ em có 4 người con. Chị 2 sinh năm 1978. Nhưng anh trai thứ 4 và chị gái thứ 3 đã mất. Anh trai mất năm 2004. Chị 3 mất 2013. Hiện tại chỉ còn chị 2 và em . Bà nội em mất 2009.ông nội em mất lúc còn chiến tranh không tiềm được xác. Bà nội em thì có 5 người con. Nhưng 4 người đã chết. Chỉ còn cô út còn sống. Mong được luật sư tư vấn ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Chao cac anh chi Tu van luat , toi ten chau Nguyen 65 Tuoi ,toi muon lam di chuc cho 3 dua con cua toi ,hai dua o viet nam va mot dua o my , hien Gio toi dang dinh cu o my voi con gai toi , truoc Khi di my toi co uy quyen can Nha 5 nam cho con gai ut ,bay Gio da qua Han , toi can Phai lam gi , va thu tuc Nhu the nao , bo ho so nay lam bao nhieu Tien , lam on email cho toi hienphan12975@gmail.com
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Gì tôi không có chồng con sống với tôi. Gì va cậu tôi chứng nhận cho tôi là người giám hộ nuôi dưỡng gì tôi và dược quyền sử dụng tài sản đất ở của gì tôi đứng tên năm 1998. Vừa rồi tôi tự chạy chuyển quyền sử dụng đất cho tôi và nay tôi định bán mảnh đất đó đi. Nhưng các cậu và gì không nhất trí vì nói đất ông bà chỉ dc ở không nhất trú để tôi bán. Vậy tôi có dc phép bán không? Xin luật sư tư vấn giúpa. Xin cảm ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Chào luật sư, có thể cho em hỏi:
Ba mẹ ly hôn, sau đó mẹ tự gầy dựng tài sản và trao tặng cho con cái. Thì sau này nếu con cái gặp vấn đề gì. Thì người ba đó có quyền quay về đòi thừa hưởng tài sản từ con mình không ạ? (Tài sản đó là được mẹ tặng cho như nhà đất, xe cộ)
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Chào luật sư, cho tôi hỏi bố tối mất năm 2001. Hiện tại mẹ tôi đứng tên chủ sử hữu toàn bộ đất ở và đất canh tác. Khi bố tôi mất không để lại di chúc. Vậy mẹ tôi có được toàn quyền quyết định phân chia tai sản cho 1 trong 5 chị em chúng tôi mà không cần ý kiến của những thành viên còn lại không thưa luật sư?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Chào luật sư, gia đình tôi có 4 người bố, mẹ, tôi và em gái. Bố mẹ tôi ly hôn được 3 năm thì bố tôi mất, sau khi bố tôi mất thì tôi và em gái thừa kế tài sản bố để lại, vậy mẹ tôi có cần ký hay liên quan gì nữa không? Và khi tôi và em gái kế thừa 1 manhr đất của bố, muốn cắt cho mỗi chị em một nửa thì cần những giấy tờ gì? Xin chân thành cám ơn luật sư đã giải đáp
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.