Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang là vấn đề được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt là khi Việt Nam đang là một thị trường phát triển đầy tiềm năng như hiện nay. Vậy, khi thành lập doanh nghiệp FDI thì cần lưu ý gì? Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề này.

Doanh nghiep duoc thanh lap co von dau tu nuoc ngoai
Quy định pháp luật về Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

>>>Xem thêm: Bổ Sung Ngành Nghề Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp 100% Vốn Nước Ngoài

Các hình thức thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Theo quy định của Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư nước ngoài khi đủ điều kiện theo pháp luật Việt Nam thì có thể thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo một trong hai hình thức sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một công ty có 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam được hình thành trước đó.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP hay hợp đồng BCC

Trình tự thành lập Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tư thành lập doanh nghiệp mới

Thứ nhất, khi nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ cơ quan có thẩm quyền sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

>> Xem thêm: Điều Kiện Thành Lập Cơ Sở Bán Lẻ Công Ty Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Thứ hai, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận thì nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao các giấy tờ sau:
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Thứ ba, mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.

Thanh lap doanh nghiep moi la hinh thuc dau tu nuoc ngoai
Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mới

Đầu tư thành lập theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

  • Tìm kiếm, cử đại diện thành lập công ty Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư.
  • Nếu như các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại cơ quan đầu tư.
  • Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục nhận chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp của người được cử đại diện hoặc của cổ đông/thành viên.

Các điểm cần lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

  • Về lĩnh vực hoạt động, đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay bị cấm đối với mọi doanh nghiệp thì pháp luật có quy định thêm 18 ngành nghề đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, khi đầu tư vào các ngành nghề này, nhà đầu tư phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định.
  • Về việc sử dụng lao động, hiện nay đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu thuê người lao động nước sở tại về làm việc trực tiếp tại Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục xin cấp visa, xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, xin Thẻ tạm trú, GIẤY PHÉP lao động.
  • Về trụ sở đăng ký kinh doanh, phải có địa chỉ cụ thể: số nhà, tên phố, tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố.
  • Cần lưu ý một vài ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu cụ thể về tư cách đầu tư phải là cá nhân hoặc pháp nhân.
  • Hầu hết các ngành, nghề kinh doanh không có quy định giới hạn mức đầu tư mà chỉ nhà đầu tư chỉ cần đảm bảo tính khả thi của lượng vốn đầu tư tương xứng với quy mô dự án trừ các ngành trong lĩnh vực giáo dục, bất động sản, lữ hành.
  • Về góp vốn đầu tư thì thời hạn góp vốn không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và sẽ phải góp vốn theo hình thức chuyển khoản.

Về người đại diện theo pháp luật, phải đảm bảo có ít nhất một người đại theo pháp luật cư trú nghiệp tại Việt Nam. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú tại Việt Nam.

Thu tuc gop von vao doanh nghiep Viet Nam cua doanh nghiep nuoc ngoai
Góp vốn vào doanh nghiệp nước – một hình thức đầu tư nước ngoài

>>> Xem thêm: Quy định mới của Luật Đầu tư 2020 áp dụng từ năm 2021

Dịch vụ pháp lý Luật Long Phan sẽ cung cấp

  • Tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan về thành lập doanh nghiệp FDI cho khách hàng đồng thời định hướng cho khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, mô hình và cơ cấu tổ chức, quản lý theo pháp luật Việt Nam, điều kiện kinh doanh của các ngành, nghề….
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư.
  • Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cơ quan đăng ký kinh doanh gồm: soạn thảo hồ sơ, nộp và  giải trình hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh; nhận kết quả và bàn giao khách hàng.

Phí dịch vụ

Tùy thuộc vào việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đơn giản hay phức tạp mà sẽ có mức phí dịch vụ khác nhau. Nhưng thường phí dịch vụ sẽ được tính theo 2 mức:

  • Phí cố định: sẽ được thanh toán theo từng tiến độ giải quyết tranh chấp.
  • Phí kết quả: thanh toán theo mức độ kết quả mà luật sư thực hiện được.

Cam kết chất lượng

  • Chúng tôi luôn đặt ra nguyên tắc hàng đầu là TẬN TÂM – UY TÍN – HIỆU QUẢ, đảm bảo hoạt động tuân thủ quy định pháp luật và quy tắc đạo đức, hành nghề của luật sư.
  • QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG luôn là động lực để Long Phan PMT không ngừng cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ, mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình hợp tác và phát triển cùng chúng tôi.
  • CAM KẾT BẢO MẬT THÔNG TIN KHÁCH HÀNG, hạn chế và phòng ngừa tối đa các rủi ro trong quá trình kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như có thắc mắc về thủ tục thành lập hoặc các vấn đề liên quan đến DOANH NGHIỆP có thể liên hệ tới dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí.

Scores: 4.5 (10 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

4 thoughts on “Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý gì?

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào bạn Trang,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – Theo quy định tại Điều 169 Luật Lao động 2012 quy định, về Điều kiện để được cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
      + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
      + Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
      + Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
      + Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp thuộc diện không phải cấp giấy phép lao động.
      – Các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động bao gồm:
      + Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
      + Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
      + Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
      + Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
      + Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
      + Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
      + Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
      + Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
      + Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
      – Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm.
      – Theo Nghị định số 11/2016/NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hướng dẫn hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, như sau:
      + Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
      + Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
      + Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp.
      + Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài.
      + 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
      + Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
      + Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài
      + Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt
      + Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ
      + Bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
      – Thủ tục xin cấp giấy phép lao động như sau:
      + Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
      + Sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
      + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
      – Như vậy, nếu người nước ngoài muốn làm việc tại VN, nếu không thuộc trường hơp không phải xin cấp phép lao động, thì người lao động khi đủ điều kiện lao động tại Việt Nam phải làm thủ tục, hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động như trên.
      – Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
      Trân trọng !

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
      Thứ nhất, đối tượng áp dụng về việc thành lập công ty có vốn nước nước ngoài:
      Theo điểm b khoản 1 Điều 37 và Điều 23 Luật đầu tư 2020 thì Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:
      • Công ty có từ 1% đến 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp ngay khi thành lập;
      • Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thành lập mới hoặc góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
      • Các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (kể cả trường hợp mua tới 100% vốn góp của công ty) cũng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trừ trường hợp công ty kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nếu nhà đầu tư nước ngoài mua từ 1% phần vốn góp cũng cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
      • Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa cần xin thêm Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
      • Quy định đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước ngày 01/07/2015: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
      Lưu ý: Năm 2021, đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty (tức công ty liên doanh giữa bên Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài) thì phương án tối ưu và giảm thiểu thủ tục nên thực hiện theo trình tự như sau:
      • Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam;
      • Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề có điều kiện;
      • Bước 3: Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài hay còn gọi là thủ tục người nước ngoài đăng ký mua phần vốn góp;
      • Bước 4: Xin giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ(Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa).
      Đối với phương án này Công ty có vốn đầu tư nước ngoài dù có thành viên là nhà đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không có Giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Cụ thể:
      • Thủ tục thay đổi đơn giản: Khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khi có sự thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin chủ sở hữu,…thực hiện thủ tục giống như doanh nghiệp Việt Nam;
      • Không phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đầu tư,…;
      • Không phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.
      Thứ hai, về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
      Căn cứ theo Điều 38 Luật đầu tư 2020 thì đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
      Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây.
      Thứ ba, về quy trình thực hiện:
      • Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
      • Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
      • Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
      Thứ tư, về hồ sơ Nhà đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư bao gồm:
      • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
      • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
      • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
      • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
      • Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
      • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
      • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
      • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
      Thứ năm, về thời hạn giải quyết hồ sơ: Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 38 Luật đầu tư 2020, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
      Thứ sáu, về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
      Điều 40 Luật đầu tư 2020 quy định nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
      • Mã số dự án đầu tư.
      • Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
      • Tên dự án đầu tư.
      • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
      • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
      • Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
      • Thời hạn hoạt động của dự án.
      • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
      • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
      • Quy định đối với nhà đầu tư thực hiện dự án.
      • Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
      Thứ bảy, về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
      Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật đầu tư 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
      • Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
      • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
      Căn cứ khoản 2 Điều 39 Luật đầu tư 2020, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
      • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
      • Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
      Căn cứ khoản 3 Điều 39 Luật đầu tư 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
      • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
      • Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
      Thứ tám, về thủ tục thành lập công ty cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi nhà đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
      Đối với công ty TNHH:
      Căn cứ Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020, hồ sơ gồm:
      • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
      • Điều lệ công ty.
      • Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
      • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
      • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
      • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
      • Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
      • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.
      Đối với công ty Cổ phần:
      Căn cứ Điều 22 Luật doanh nghiệp 2020, hồ sơ gồm:
      • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
      • Điều lệ công ty.
      • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức).
      • Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
      • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
      • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
      • Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
      • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.
      Khắc dấu và thông báo mẫu dấu, công bố thông tin sau thành lập công ty:
      • Công ty thực hiện khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
      • Công ty có quyền quyết định mẫu dấu và số lượng con dấu.
      • Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
      • Thời gian xử lý: khoảng 5-8 ngày làm việc
      Thứ chín, về thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh (Chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa).
      Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh là:
      • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
      • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
      • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
      • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
      • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
      • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
      • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
      • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
      • Đáp ứng tiêu chí sau:
       Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
       Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
       Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
       Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
      Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh gồm:
      • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
      • Bản giải trình có nội dung:
       Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP;
       Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;
       Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;
       Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
      • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
      • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).
      Cơ quan tiếp nhận: Sở công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
      Thời gian xử lý: khoảng 30-45 ngày làm việc.
      Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87