Người đứng tên hợp đồng thuê nhà với Nhà nước chết thì con có được thuê không?

Người đứng tên hợp đồng thuê nhà với Nhà nước chết thì con có được thuê không là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, theo quy định pháp luật không phải đối tượng nào cũng được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. Hậu quả pháp lý sau khi đối tượng đứng tên hợp đồng thuê nhà mất là gì? Vấn đề này sẽ được luật sư giải đáp ở bài viết này.

Đối tượng đứng tên hợp đồng thuê nhà mất

Đối tượng đứng tên hợp đồng thuê nhà mất

Người đứng tên hợp đồng thuê nhà với Nhà nước chết thì có được chuyển giao cho các thừa kế của người đó?

Điều 133 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH 2020  ngày 15 tháng 7 năm 2020 về Luật nhà ở quy định “ Khi bên thuê nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì người đang cùng sinh sống với bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở, trừ trường hợp thuê nhà ở công vụ hoặc các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

Bên cạnh đó, VBHN số 03/VBHN-VPQH 2020 ngày 15 tháng 7 năm 2020 về Luật nhà ở còn quy định nếu bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án thì bị thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

>> Xem thêm: Mẫu Đơn Đề Nghị Chấm Dứt Hợp Đồng Thuê Nhà

Do đó, trường hợp người đứng tên hợp đồng thuê nhà với Nhà nước chết thì các thừa kế của người đó được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên thuê nhà.

Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Quy định pháp luật về các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại Điều 80 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH về Luật nhà ở, theo đó nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

  • Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc được xác lập thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Nhà ở để phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.
  • Nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.

Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Các loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Trong đó, nhà được nhà nước cho thuê được quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP bao gồm

  • Nhà ở công vụ
  • Nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
  • Nhà ở xã hội cũ thuộc sở hữu nhà nước.

Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Việc thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, không phải đối tượng nào cũng thực hiện được, quy định pháp luật về đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại VBHN số 03/VBHN-VPQH về Luật nhà ở, theo đó:

Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

>> Xem thêm: Nhà Được Nhà Nước Cho Thuê Trả Tiền Hàng Năm Có Được Coi Là Di Sản ?

Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:

  • Thứ nhất, đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này;
  • Thứ hai, đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này; nếu là đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 49 của Luật này thì còn phải thuộc diện chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư;
  • Thứ ba,đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư phải thuộc diện bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội;
  • Thứ tư,đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở cũ phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.

Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở

Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở

Quy định pháp luật về Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Các trường hợp thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Theo khoản 1 điều 84 VBHN số 03/VBHN-VPQH 2020 về Luật nhà ở, việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

  • Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
  • Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;
  • Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
  • Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này;
  • Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
  • Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

>> Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Nhà Đang Thuê Của Nhà Nước

Nghĩa vụ của người đang thuê, thuê mua thuộc diện bị thu hồi

Theo khoản 2 điều 84 VBHN số 03/VBHN-VPQH 2020 về Luật nhà ở, người đang thuê, thuê mua thuộc diện bị thu hồi, có nghĩa vụ sau:

  • Người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở;
  • Trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Người đứng tên hợp đồng thuê nhà với Nhà nước chết thì con có được thuê không?” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ nhanh nhất.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87