Ai có trách nhiệm bảo trì nhà ở theo quy định pháp luật?

Ai có trách nhiệm bảo trì nhà ở? Vấn đề này được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở 2023. Việc bảo trì nhà ở đảm bảo an toàn, kéo dài tuổi thọ công trình. Vậy ai là người chịu trách nhiệm bảo trì nhà ở? Chủ sở hữu nhà ở có phải là người duy nhất có nghĩa vụ này? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về trách nhiệm bảo trì nhà ở theo quy định pháp luật hiện hành.

Ai có trách nhiệm bảo trì nhà ở theo quy định
Ai có trách nhiệm bảo trì nhà ở theo quy định

Bảo trì nhà ở là gì?

Căn cứ khoản 17 Điều 2 Luật Nhà ở 2023, bảo trì nhà ở hiểu như sau:

Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng theo định kỳ và sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng, hoạt động bình thường, an toàn của nhà ở trong quá trình khai thác, sử dụng.

Ai có trách nhiệm bảo trì nhà ở theo quy định mới nhất?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Nhà ở 2023, trách nhiệm bảo trì nhà ở được quy định như sau:

  • Chủ sở hữu nhà ởcó trách nhiệm bảo trì nhà ở.
  • Trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu, người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó có trách nhiệm bảo trì.
  • Chủ sở hữu nhà chung cưcó trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Như vậy, chủ sở hữu nhà ở là người chịu trách nhiệm chính trong việc bảo trì nhà ở.

>>> Xem thêm: Cơ chế quản lý và sử dụng phí bảo trì nhà chung cư

Quy định về bảo trì nhà ở

Bảo trì nhà ở đang cho thuê

Tại Điều 132 Luật Nhà ở 2023 quy định trách nhiệm bảo trì nhà ở đang cho thuê như sau:

  • Bên cho thuê nhà ở có quyền bảo trì nhà ở khi có sự đồng ý của bên thuê nhà. Trừ trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng.
  • Bên thuê nhà có trách nhiệm tạo điều kiện cho bên cho thuê thực hiện việc bảo trì nhà ở.
  • Trường hợp bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì nhà ở thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm và tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì.Trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở.
  • Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra.Trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày.

Bảo trì nhà ở thuộc tài sản công

Căn cứ Điều 133 Luật Nhà ở 2023 quy định về bảo trì nhà ở thuộc tài sản công như sau:

  • Việc bảo trì nhà ở thuộc tài sản công phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về xây dựng.
  • Đối với nhà chung cư thuộc tài sản công, đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công giao đơn vị đang quản lý vận hành thực hiện bảo trì nếu có đủ năng lực. Trường hợp không đủ năng lực thì phải tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị có đủ năng lực.
Bảo trì nhà ở là tài sản công
Bảo trì nhà ở là tài sản công

Bảo trì nhà ở thuộc sở hữu chung

Căn cứ Điều 134 Luật Nhà ở 2023 quy định về bảo trì nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

  • Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình.
  • Trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì được chia đều cho các chủ sở hữu.
  • Việc bảo trì nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý.
  • Đối với nhà chung cư, việc bảo trì được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở, Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
  • Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung được phân chia tương ứng với phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu, trừ trường hợp các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

Dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo trì nhà ở

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi mang đến dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, đáng tin cậy về bỏa trì nhà ở. Sau đây là dịch vụ tư vấn của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn về trách nhiệm bảo trì nhà ở;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong bảo trì công trình;
  • Tư vấn cụ thể quy định về bảo trì nhà ở đang cho thuê, nhà ở thuộc sở hữu chung, nhà ở thuộc tài sản công;
  • Tư vấn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà ở liên quan đến bảo trì;
  • Tư vấn về thủ tục, quy trình bảo trì, cải tạo nhà ở;
  • Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng, văn bản liên quan đến bảo trì nhà ở;
  • Đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo trì nhà ở.
Tư vấn các quy định mới về bảo trì nhà ở
Tư vấn các quy định mới về bảo trì nhà ở

>>> Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư

Việc bảo trì nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, kéo dài tuổi thọ công trình và nâng cao chất lượng cuộc sống. Quý khách hàng cần nắm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm bảo trì nhà ở để bảo vệ quyền lợi của mình. Hãy liên hệ với hotline 1900.63.63.87 của Long Phan PMT để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Luật sư điều hành Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. 13 năm kinh nghiệm của mình, Luật sư đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87