Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp huy động vốn thông qua hình thức vay vốn ngân hàng đang rất phổ biến. Một trong những đặc trưng cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng là tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao và dễ phát sinh tranh chấp. Vì vậy, hợp đồng tín dụng ngân hàng cần có những điều kiện quy định rất chặt chẽ. Để tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng tín dụng ngân hàng, Luật sư sẽ tư vấn về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ), về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thoả thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.

Trong điều khoản này, các bên phải thoả thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn.

Đối tượng của hợp đồng tín dụng

Đối tượng của hợp đồng tín dụng

Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay

Đối với hoạt động cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh thì theo quy định tại Điều 28 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:  Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.

Theo đó, các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày ký hợp đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước về khả năng này trong hợp đồng tín dụng, còn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thỏa thuận sau trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng (nếu thấy cần thiết).

Điều khoản về mục đích sử dụng vốn vay

Trong điều khoản này, các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì, tất cả mục đích vay vốn cần được liệt kê rõ ràng, chi tiết ví dụ như cần vốn để thu mua tài sản cố định, hay mở rộng kinh doanh, hoặc đơn giản để giải quyết vấn đề thu mua nguyên vật liệu và sản xuất hàng hóa.

Việc thỏa thuận điều khoản này được xem như giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho các tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tuỳ tiện vào các mục đích phiêu lưu, mạo hiểm.

>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện khi Ngân hàng xử lý tài sản thế chấp trái pháp luật

Điều khoản về thời hạn và phương thức trả nợ

Đây là một điều khoản rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay. Vì thế, các bên phải thỏa thuận rõ rằng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn để dự liệu trước về khả năng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với khả năng tài chính.

Theo Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngân hàng có thể xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của ngân hàng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong các trường hợp sau:

  • Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được ngân hàng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì ngân hàng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
  • Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được ngân hàng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Điều khoản về lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng không bị giới hạn ở mức lãi suất tối đa 20% của khoản tiền vay như theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng được quy định như sau:

  • Theo Khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
  • Theo Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa theo quy định tại Điều 2 Luật này.

Như vậy, đối với hợp đồng vay mà một bên là tổ chức tín dụng thì lãi suất của hợp đồng tín dụng được thực hiện theo thoả thuận mà không bị giới hạn mức trần 20%/năm theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng

Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng

>>Xem thêm: Cách Tính Lãi Suất Trong Vụ Án Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng

Nợ quá hạn và chuyển nợ quá hạn

Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:

  • Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ
  • Tổ chức tín dụng phải gửi thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.

Luật điều chỉnh và giải quyết tranh chấp

Đây là điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình. Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điều khoản này, có nghĩa là các bên không thoả thuận thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

>>Xem thêm: Quy Định Về Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng?

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý đọc giả còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hỗ trợ tốt nhất. Xin cám ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87