Tư vấn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế là đất đai đã được cấp sổ cho người khác

Đòi chia di sản thừa kế là một trong các nguyên nhân gây tranh chấp đất đai phổ biến. Đặc biệt khi di sản thừa kế là đất đai bị cấp sổ đỏ cho người khác lại là tranh chấp gây khó khăn trong việc giải quyết của Tòa án. Để hiểu rõ hơn những vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung trên, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Người thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật
Người thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Quyền hưởng thừa kế là đất đai

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là (điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013) thì cá nhân sử dụng đất có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

>> Xem thêm: Đòi Lại Tài Sản Thừa Kế Do Bố Để Lại Cho Con Riêng Như Thế Nào?

Luật Đất đai năm 2013 quy định một trong những quyền của người sử dụng đất là được quyền thừa kế, cho phép người để lại thừa kế và người nhận thừa kế quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện:

  • Đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Căn cứ Điều 656 Bộ luật dân sự 2015, sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của họ
  • Cách thức phân chia di sản

Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Đất đã sang tên có đòi lại được không?

Sang tên sổ đỏ
Sang tên sổ đỏ

Đòi lại quyền sử dụng đất chỉ xảy ra khi việc sang tên sổ đỏ thực hiện trái quy định pháp luật. Theo quy định tại (khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013) thì Nhà nước phải hủy (thu hồi) sổ đỏ đã cấp trong các trường hợp sau:

  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền;
  • Giấy chứng nhận không đúng đối tượng sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng diện tích đất;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đủ điều kiện được cấp;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Trình tự, thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phân chia di sản thừa kế là đất đai
Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phân chia di sản thừa kế là đất đai

Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Theo quy định tại (Khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
  • Theo đó khi giải quyết vụ án dân sự đòi phân chia di sản thừa kế là đất đai mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự xem xét hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Tại giải đáp số 02/2016/GĐ-TANDTC ngày 19/09/2016 quy định Tòa án phải đưa cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

>>> Xem thêm: Quy định về thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế

Yêu cầu đòi phân chia di sản thừa kế

Sau khi sổ đỏ cấp cho người khác bị hủy, quyền sở hữu đất thuộc về người sử dụng đất. Việc phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Tranh chấp đất đai thừa kế không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực thì đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

Theo quy định tại (Điều 651 Bộ luật dân sự 2015), thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế là đất đã bị cấp sổ cho người khác. Nếu bạn đọc đang gặp phải trường hợp trên và mong muốn có cách giải quyết tốt nhất để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, quý bạn đọc có thể liên hệ Tư vấn luật thừa kế qua hotline 1900636387 để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Scores: 4.7 (12 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

18 thoughts on “Tư vấn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế là đất đai đã được cấp sổ cho người khác

  1. Hoành Hồng Hạnh says:

    Tôi Tôi xin hỏi, gia đình tôi có ngôi nhà do bố mẹ chết không để lại đi chúc, hiện nay đã được cấp sổ đỏ mang tên người đại diện cho những người thừa kế và có ghi đủ tên những người được thừa kế trong sổ. Như vậy, chúng tôi có bị chế tài bởi Điều 623 Bộ Luật Dân sự năm 2015 không, có buộc phải có thỏa thuận phân chia tài sản không, bố tôi mất năm 2000, mẹ mất năm 2002. Cám ơn các Luật sư.

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Theo khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
      “1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
      a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
      b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
      Quy định này có nghĩa rằng, bạn có quyền yêu cầu chia di sản (ngôi nhà của bố mẹ bạn để lại) trong vòng 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hạn này mà bạn không yêu cầu chia di sản thì căn nhà này thuộc về người thừa kế đang quản lý ngôi nhà. Thời điểm mở thừa kế theo khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 là thời điểm người có tài sản chết. Như vậy, trong vòng 30 năm kể từ thời điểm mẹ bạn mất, bạn cần yêu cầu phân chia căn nhà. Như bạn đã cung cấp thông tin, bố mẹ bạn không để lại di chúc, trong trường hợp này tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 650 Bô luật dân sự 2015).
      Về thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có ba hàng thừa kế, những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; những người thừa kế cùng hàng sẽ được phân chia phần di sản bằng nhau. Ba hàng thừa kế được liệt kê theo thứ tự sau đây:
      Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
      Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
      Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  2. Tạ thị thuỳ my says:

    Chào luật sư. E có điều muốn nhờ luật sư giúp đỡ . Ông ngoại e thì có 2 người vợ , và bà ngoại e là người vợ thứ 2 nhưng được ông cưới hợp pháp ,và mảnh đất hiện tại có là khi 2ông bà sống cùng nhau và mua nó. Sau khi ông và bà mất , để lại đất nhưng không viết di chúc . Giờ thì các con của bà ngoại thứ 1 đứng ra chia đất nhưng không có ý định chia cho những người con của vợ thứ 2 . Luật sư cho em hỏi , sự việc như vậy liệu mẹ em ( con người vợ 2 ) có được chia quyền khởi kiện và chia đều ra không ạ ?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  3. Nguyễn Uy Lĩnh says:

    Tôi xin hỏi
    Ba tôi là con trai duy nhất trong nhà, sau khi ông nội mất. Ba tôi đứng tên tất cả sổ đỏ trong nhà. Một số đất lúc khai có tranh chấp nên chưa làm đc sổ đỏ. Nay hai cô của tôi tranh đất, một cô không ck được ba tôi chấp nhận chuyển nhượng 1 sổ đỏ. Còn 1 cô laya ck bây giờ đưa đơn kiện đòi ba tôi chia hết số sổ đỏ còn lại với bà ta. Tôi phải làm thế nào để bà ấy thua kiện đây ạ. Vì hầu như mỗi lần nhà tôi bị kiện thưa về nhà đất đều thất thế. Dưới trụ sở giải quyết toàn đưa hướng bất lợi hoặc chia đôi đất cho bên kiện

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  4. Thuy says:

    Chào luật sư!
    Cháu muốn hỏi muốn dừng cấp sổ đỏ cho người được thừa kế mà tất cả các anh em đã ký đồng ý cho thừa kế ạ, vì sau khi ký xong thì bố cháu phát hiện mảnh đất của nhà m đã bị thay đổi trên bản đồ địa chính ( đất của gia đình do ông bà cắt cho nhưng giờ vẫn mang tên cũ của ông bà). Không hiểu vì sao vị trí đất lại bị thay đổi nữa ạ. Rất mong luật sư giúp đỡ ạ.

  5. long says:

    Luật sư cho e hỏi :năm 1988 cha me e có mua 1 căn nhà và có giấy tờ mua bán đứng tên cha mẹ e có chứng nhận của các cơ quan phường xã tại thời điểm đó. đến nay vẫn chưa đăng kí làm sổ đỏ) Quyền sở hữu nhà đất, và cho các thành viên như Bà nội cùng các cô chú về ở cùng. những người này đều nhập hộ khẩu về địa chỉ căn nhà này, riêng cha mẹ e ko có chuyển hổ khẩu cư trú vào đây mà vẫn để nơi cứ trú tại cơ quan cha mẹ đang coong tác tại thời điểm đó đến giờ. các cô chú cứ xem như đây là nhà của bà nội và bà nội e cũng vậy suy nghỉ theo phong kiến hồi xưa. trong thời gian sinh sống mẹ e ko chịu được nhiều áp lực lo toan cuộc sống cho tấc cả những ngừoi này và những đòi hỏi quá đáng bên nhà chồng nên đã mua 1 căn nhà khác ra ở riêng. sau 1-2 năm chú e bị bệnh tâm thần và dưới áp lực của các cô chú ép cha e phải ghi 1 tờ giấy Hòa giải viết tay nội dung là căn nhà này có 2/3 là của Bà Nội.chỉ 1/3 là của cha e. Do cha e là 1 người con thiếu thảo nên cứ nghỉ viết cho bà nội vui lòng thôi vì Cha e đinh ninh rằng giấy tờ mua bán + quyền sở hữu là do Cha mẹ e đồng đứng tên cũng ko ảnh hưởng gì về sau., chủ yếu cho gia đình êm ấm a e thuận hòa( lúc ghi tờ giấy tay này chỉ có các thành viên trong gia đình, nhưng ko hiểu sao họ lại có chữ kí của ngừoi làm chứng và đóng dấu xác nhận tai ủy ban phường.) sau 1-2 năm các cô chú đã cùng bằng đủ các áp lực họ ép cha hăm dọa kêu người chú bị tâm thần hăm dọa đánh cha e nhiều lần, dứoi áp lực hàng ngày như vậy cha đã phải về nhà mẹ e ở. 3 ae e lúc đó người đi học người đi làm trên Sài gòn ko về cư ngụ tại căn nhà này khoảng 5-7 năm nhưng vẵn có tên trong hộ khẩu nhà này.sau đó e cùng vợ về cư ngụ nơi đây lúc bà nội già yếu để tiện chăm sóc cho bà. sau khi bà nội e mất thì họ đem ra 1 tờ giấy tay ghi là di chúc có dấu lăn tay của bà nội và nhờ người làm chứng ko phải là ngừoi trong gia đình cùng 1 người cô + chú ( tổng là 4 người) cùng kí trong tờ di chúc này. Họ thưa cha e ra tòa đòi chia tài sản thừa kế. sau vài ngày thi có 2- 3 cuộc hòa giải tài nhà có sự giám sát của các cơ quan địa phương Cha e đã bát bỏ tờ giấy tay thõa thuận lúc trước là có 2/3 giá trị căn nhà là của bà nội vì thức tế căn nhà là đồng sở hữu cha cùng mẹ đứng tên trên giấy tờ mua bán sở hữu căn nhà này + lúc cha kí là do áp lực tinh thần. e thành tâm xin hỏi Luật sư nếu ra tòa Cha mẹ e có thắng dc vụ kiện trời ơi này ko ạ? bao nhiêu năm cha mẹ lo toan hàng ngày rồi lúc bệnh lúc đau của bà nội các cô chú đó 1 tay gia đình e chăm sóc… mà giờ họ nở làm như vậy.họ mướn cả luật sư quyết tâm lấy cho bằng được căn nhà của cha mẹ e, họ rêu rao khắp nơi là nhà họ bỏ tiền ra sữa chữa mà trong khi đó mỗi khi sữa nhà là tiền của cha e trong đó( chỉ có 1 lần cách đây 3 năm cô e chuẩn bị lấy chồng Việt kiều nên bả muốn sỉ diện bả bỏ ra lót gạch mới cho cái nền nhà mà thôi+ lúc đó ba e ko đồng ý mà 1 hay bả vẫn làm) cha mẹ e cướp nhà của họ. xin hỏi luật sư nếu cha mẹ ko mướn luật sư thì có thắng dc vụ kiên này ko hay là bị đổi trắng thay đen 1 cách trắng trợn như vậy? e chân thành mong được luật sư cho e xin ý kiến trong cuộc thua kiện này. xin cảm ơn luật sự nhiều lắm ạ!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  6. Nguyễn Mỹ says:

    Tôi xin hỏi , gia đình tôi có ngôi nhà ông nội chết trước bà nội đứng tên đất ở 378m , ông bà sinh ra 4 người con nhưng 2 người con lớn xa quê để làm ăn và giao đất cho người e út sử dụng đất , bà mất năm 1993 , đất được giải tỏa đền bù năm 2007 nên ông chú ko nhận đất bị cưỡng chế , và năm 2022 ông chú nhận đất vậy gia đình tôi có thể làm đơn kiện được không ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87