Cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì để kinh doanh bất động sản?

Cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì để kinh doanh bất động sản.  Bất động sản (sau đây gọi tắt là BĐS) là một loại tài sản không thể thiếu của mỗi cá nhân. Kinh doanh BĐS là hoạt động mua bán khá năng động trong những năm gần đây trên thị trường, nó những đặc điểm riêng biệt. Theo quy định của pháp luật hiện hành, để kinh doanh bất động sản, cá nhân cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý độc giả cái nhìn tổng quan về câu hỏi này.

Cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì để kinh doanh bất động sản?

Cá nhân cần đáp ứng điều kiện gì để kinh doanh bất động sản?

Kinh doanh bất động sản là gì?

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản (Luật KDBĐS) 2014

Kinh doanh BĐS là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS; thực hiện dịch vụ môi giới BĐS; dịch vụ sàn giao dịch BĐS; dịch vụ tư vấn BĐS hoặc quản lý nhằm mục đích sinh lợi.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi kinh doanh bất động sản

Cơ sở pháp lý: Điều 8 Luật kinh doanh BĐS năm 2014

  • Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
  • Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.
  • Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.
  • Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
  • Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật này.
  • Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.

Kinh doanh BĐS là một hoạt động phức tạp và tiềm ẩn những rủi ro và kẽ hở pháp lý. Do đó, pháp luật về kinh doanh BĐS hiện hành đã nghiêm cấm những hành vi được liệt kê ở trên để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia giao dịch.

Điều kiện để kinh doanh bất động sản đối với cá nhân

Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 9 Luật KDBĐS 2014, để kinh doanh, nhà, công trình xây dựng phải có đủ ba điều kiện sau đây:

  • Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều này, các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất cũng phải đáp ứng đủ một số điều kiện, cụ thể là:

  • Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, nhìn chung, những BĐS muốn được đưa vào kinh doanh cần đáp ứng đủ ba điều kiện cơ bản. Đầu tiên, cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là một chứng thư pháp lý quan trọng để chứng minh quyền sử dụng đất của cá nhân. Nếu kinh doanh nhà, công trình xây dựng thì ngoài việc phải sở hữu giấy chứng nhận trên, còn cần phải đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận đó.

Tiếp theo, BĐS đưa vào kinh doanh phải là những BĐS đang không có tranh chấp. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng mà nhiều người chủ quan bỏ qua khi tiến hành các giao dịch liên quan đến BĐS. Để xác định được vấn đề này, cần phải liên hệ với UBND phường/xã nơi có BĐS. Cuối cùng, BĐS đó phải không bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Để xác nhận điều này, cần phải liên hệ với cơ quan thi hành án hoặc văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/huyện.

Điều kiện đối với cá nhân

Điều kiện của cá nhân kinh doanh bất động sản

Điều kiện của cá nhân kinh doanh bất động sản

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ – CP thì Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có các điều kiện sau đây:

  • Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
  • Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật), thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản, thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có), thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.
  • Đối với các thông tin đã công khai quy định tại điểm này mà sau đó có thay đổi thì phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi;
  • Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.

Đối với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư đó phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên. Khi thực hiện kinh doanh bất động sản thì chủ đầu tư dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Việc xác định vốn chủ sở hữu quy định tại khoản này được căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc kết quả báo cáo kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đang hoạt động (được thực hiện trong năm hoặc năm trước liền kề); trường hợp là doanh nghiệp mới thành lập thì xác định vốn chủ sở hữu theo vốn điều lệ thực tế đã góp theo quy định của pháp luật.

Luật sư tư vấn hoạt động kinh doanh bất động sản

  • Tư vấn tính hợp pháp của hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở.
  • Tư vấn thủ tục mua bán, tặng cho, thuê, nhà đất
  • Hồ sơ, thuế và lệ phí phải thực hiện khi thực hiện các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất

Kinh doanh bất động sản là một hoạt động mua bán đem lại nguồn lợi khổng lồ cho các cá nhân trong xã hội hiện nay. Cùng với những lợi ích to lớn mà hoạt động kinh doanh này có thể mang lại, nó cũng chứa đựng nhiều vấn đề luật pháp phức tạp và những rủi ro nhất định. Để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời về các vụ việc cụ thể, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 63 63 87. Trân trọng cảm ơn.

Scores: 4.5 (38 votes)

: Trần Hường - Chuyên viên pháp lý

#tranhuonglegal-Chuyên viên pháp lý về Đất đai tại công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn giải quyết thành công vụ án tranh chấp về đất đai, thu hồi, quy hoạch treo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87