Cách sang tên sổ đỏ cha mẹ mất không để lại di chúc

Cha mẹ chết không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản là bất động sản cần thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan. Thông qua bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn Cách sang tên sổ đỏ cha mẹ để lại khi mất không di chúc.

Thua ke dat cua cha me theo phap luat
Cha mẹ chết để lại đất không có di chúc thì được chia theo quy định của pháp luật

Cha mẹ không để lại di chúc thì di sản được chia như thế nào ?

niem yet công khai tai uy ban nhan dan
Thủ tục thực hiện khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Các trường hợp di sản sẽ được chia theo pháp luật bao gồm:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, trường hợp cha mẹ chết không để lại di chúc thì tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế của người chết.

>> Tham khảo thêm:

Quy trình soạn thảo di chúc đúng quy định của pháp luật

Hướng Xử Lý Khi Cha Mẹ Bán Đất Mà Không Cho Con Biết

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật trong trường hợp di sản cha mẹ để lại mà không có di chúc sẽ được chia cho các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 BLDS 2015:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy trong trường hợp này, con là người thuộc hàng thừa kế thứ  nhất có quyền hưởng di sản là nhà đất mà cha mẹ để lại theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế không có di chúc

Thủ tục sang tên sổ đỏ cha mẹ chết để lại không có di chúc

truong hop duoc mien le phi truoc ba va thue
Thủ tục sang tên sổ đỏ nhà đất cha mẹ để lại không có di chúc

Thủ tục khai nhận thừa kế theo quy định của pháp luật

Người có quyền hưởng di sản là nhà đất do cha mẹ để lại phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế trước khi thực hiện thủ  tục sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang tên mình.

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014: Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện qua các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
  • Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế
  • CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
  • Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
  • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục

Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế

  • Theo quy định khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ để lại di sản theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật công chứng.
  • Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP .
  • Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.

Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc hay tranh chấp gì thì bạn hoặc VPCC sẽ đến UBND phường, xã để lấy Thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của UBND. Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất của cha mẹ để lại.

Thực hiện thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai

Thành phần hồ sơ

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Sổ đỏ/Sổ hồng (01 bản chính + 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật;
  • Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai bên mua và bên bán (mỗi thứ 02 bộ tương đương 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh tài sản chung (là: Đăng ký kết hôn)/hoặc giấy tờ chứng minh tài sản riêng (là: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/độc thân) (02 bản sao y có công chứng chứng thực);
  • Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu (01 bản chính – Kê khai theo mẫu);
  • Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
  • Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp (02 bản chính – kê khai theo mẫu) hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;
  • Sơ đồ vị trí thửa đất (01 bản chính – Kê khai theo mẫu)

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, bộ phận 1 cửa sẽ chuyển hồ sơ qua chi cục thuế để tiến hành thẩm định và ra thông báo nộp thuế.

Lấy kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới

Căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả, chúng ta thực hiện việc đóng các khoản thuế theo quy định và tới văn phòng đăng ký đất đai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Trường hợp này cha mẹ để lại đất cho con nên thuộc trường hợp được miễn Thuế, phí trước bạ Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Dịch vụ Luật sư Tư vấn – Soạn thảo thủ tục sang tên sổ đỏ đối với di sản do cha mẹ mất để lại

1. Tư vấn các vấn đề liên quan đến

  • Thừa kế theo di chúc/ thừa kế theo pháp luật;
  • Cách xác định hàng thừa kế, xác định thừa kế thế vị;
  • Thủ tục khai nhận di sản thừa kế, xác nhận nguồn gốc của di sản;
  • Thủ tục sang tên sổ đỏ/ cập nhật biến động đất đai theo đúng quy định của pháp luật;
  • Các vấn đề khác liên quan đến thừa kế.

2. Soạn thảo văn bản đơn từ: văn bản khai nhận di sản thừa kế, các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện thủ tục.

3. Nhận đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ

Như vậy, việc sang tên sổ đỏ khi cha mẹ mất không để lại di chúc được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Việc sang tên sổ phải được thực hiện xong khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu quý bạn đọc cần Tư vấn luật thừa kế hoặc sự giúp đỡ của luật sư dân sự thực hiện thủ tục liên quan đến thừa kế đất đai, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(173) bình luận “Cách sang tên sổ đỏ cha mẹ mất không để lại di chúc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Nguyen thi diem says:

    Xin luật sư tư vấn dùm tôi .tôi và chồng lấy nhau được 15 năm và có mua được mảnh đất trị gía là 2 tỉ .và lúc đó cả hai vợ chồng k có nhà nên bố chồng tôi nói là cho ông cái quyền .sau này ông để lại cho con cháu để sĩ diện với mọi người.nay ông mắc bệnh nặng ông muốn trả lại nhà cho chúng tôl .nhưng lại chỉ sang tên cho một mình chồng tôi .vậy nếu khi không còn ở với nhau tôi có quyền lợi gì không ah.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào bạn Diem,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – Nếu trường hợp, bố chồng của bạn sang tên cho chồng của bạn theo diện tặng cho thì theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014 quy định trường hợp vợ hoặc chồng được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng, thì tài sản đó không được xem là tài sản chung của hai vợ chồng mà là tài sản riêng của chồng bạn
      – Bạn nên thỏa thuận với chồng của bạn để làm thủ tục nhập tài sản riêng thành tài sản chung của hai vợ chồng theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014, hoặc tiến hành thủ tục bổ sung tên của mình vào sổ đỏ.
      – Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi gặp luật sư của công ty chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời, qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
      Trân trọng !

  2. Phạm tuyết minh says:

    nhà em có 4 anh chị em , bố mẹ mất không để lại di chúc, sổ đỏ đứng tên bố em , các anh chị em đều đồng í chuyển sang tên sổ đỏ cho em liệu có cần chữ kí của tất cả anh em không ạ vì các anh chị đều ở xa

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Tuyết Minh
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT;
      Đối với thắc mắc của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:
      Theo quy định của BLDS 2015, Trường hợp cha mẹ chết không để lại di chúc thì đi sản để lại được chia theo pháp luật cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất tại Điều 651 BLDS 2015
      Trường hợp này, những người được hưởng di sản có thể thỏa thuận về việc phân chia di sản nhưng việc thỏa thuận phải được thể hiện bằng văn bản mà ở đây là thủ tục đăng ký khai di sản thừa kế theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.
      Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, giấy tờ cần có trong hồ sơ gồm:

      Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa những người đồng thừa kế;
      Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ),quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất;
      Giấy chứng tử của người để lại di sản;
      CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người những người được thừa kế;
      Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).
      Vì vậy, nhất thiết phải có chữ ký xác nhận của tất cả những anh chị em của bạn trọng trường hợp này.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87

  3. xuân says:

    chào luật sư!
    gia đình chông em có 2chij em 1trai và 1 gái .chị gái đã đi lấy ck từ năm 1990 .tới năm 2007 mẹ ck em mất và ko để lại di chúc.luật sư cho em hỏi là giờ phần đất đai tài sản mẹ ck em để lại có phải chia cho chị gái đã đi láy ck ko .là do khi chị đi lấy ck mẹ đac cho tiền để mua một mảnh đất khác hiện tại vk ck anh chị vẫn sống ở đấy .và thủ tục sang sổ đỏ bao gồm những giấy tờ gì ạ
    em cảm ơn

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào Xuân,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Đối với trường hợp cha mẹ chết không để lại di chúc thì di sản được chia theo quy định của pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất căn cứ quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Như vậy, chồng bạn và chị gái chồng bạn là 2 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản cha mẹ để lại. Để sang tên sổ đỏ đối với trường hợp của gia đình bạn cần giấy chứng nhận QSDĐ cũ, biên bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được công chứng, giấy tờ tùy thân, chứng minh quan hệ nhân thân với người chết. Để cụ thể, bạn có thể liên hệ Chi nhánh vpdkdd để được hướng dẫn chi tiết.
      – Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.

  4. Ngoc thanh says:

    Xin luật sư tư vấn giúp. Cho e hoi gd e có 10 anh em nhưng 2 nguời đã chết còn lai 8 người nhưng những nguời kia đã có gd riêng chỉ còn lại 4 nguời con nằm chung sổ gd mẹ e là chủ hộ và bà có làm tờ di chúc trước đó cho 4 ae.và gd ae cũng ko thuận hòa nên nguời a và nguời chị đã cùng mẹ e đi làm giấy tờ sang tên hoặc trao tặng e ko biết. Rồi giờ mẹ e đã mất. Bà chi có đưa tờ giấy cho kí tên vô nói là giấy cho chị thừa kế chủ hộ lúc đó e ko đọc mà kí luôn. Vay luật sư cho e hỏi nếu 2 nguời đó có muốn bán hoặc cầm nhà thì có cần chữ kí của các con hay không. Cảm ơn luật sư

  5. Vương bá ly says:

    Cho em hỏi so do dùng tên bố mẹ em nhưng bố em đã mất năm Sinh trong sổ đỏ không đúng với cmtnhân dân còn mẹ em thì dung bây giờ mẹ em muốn tặng lại số đất trên bìa đỏ cho em thì làm những thủ tục gì ạ em xin cảm ơn

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Vương Bá Ly,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp theo đó:
      1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
      2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
      3. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
      Do đó, để tránh phức tạp thì có thể đầu tiên nên làm thủ tục đính chính lại thông tin sai trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai có nghĩa vụ kiểm tra; lập biên bản kết luận nội dung và nguyên nhân sai sót.
      Nếu nguyên nhân sai sót là từ phía gia đình bạn thì việc nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đính chính phải có đơn đề nghị đính chính.
      Điều 66 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, quy định:
      1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản…”
      Bố bạn qua đời không để lại di chúc và mảnh đất không có tranh chấp đòi chia di sản thừa kế thì theo quy định pháp luật mẹ bạn hiện là người quản lý mảnh đất này. Do vậy thủ tục đính chính và các thủ tục liên quan mẹ bạn có thể là đại diện đứng ra thực hiện.
      Đối với trường hợp bố bạn mất không để lại di chúc thì di sản được chia theo quy định của pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất căn cứ quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Vì tài sản trên thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng, do đó, đối với trường hợp của bạn,cần tổ chức cuộc họp gia đình và thống nhất với mọi người là không có tranh chấp gì về việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn. Sau đó, thực hiện thủ tục sang tên cho bạn.
      Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi kiến nghị bạn liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết hơn.
      Trân trọng!

  6. Nguyễn khắc nghĩa says:

    Chào luật sư…cho e hỏi….ba e mất nhưng ko.để lại di chúc nhưng bây giờ muốn sang tên giấy tờ đất qua tên mẹ e thì làm thế nào và thủ tục hồ sơ cần những gì ạ ?

    • Phan Mạnh Thăng says:

      chào bạn Nguyễn Khắc Nghĩa,
      Theo quy định tại Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp theo đó:
      1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
      2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra; lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót; lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót; đồng thời chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
      3. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
      Do đó, để tránh phức tạp thì có thể đầu tiên nên làm thủ tục đính chính lại thông tin sai trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nộp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai có nghĩa vụ kiểm tra; lập biên bản kết luận nội dung và nguyên nhân sai sót.
      Nếu nguyên nhân sai sót là từ phía gia đình bạn thì việc nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đính chính phải có đơn đề nghị đính chính.
      Điều 66 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, quy định:
      1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản…”
      Bố bạn qua đời không để lại di chúc và mảnh đất không có tranh chấp đòi chia di sản thừa kế thì theo quy định pháp luật mẹ bạn hiện là người quản lý mảnh đất này. Do vậy thủ tục đính chính và các thủ tục liên quan mẹ bạn có thể là đại diện đứng ra thực hiện.
      Đối với trường hợp bố bạn mất không để lại di chúc thì di sản được chia theo quy định của pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất căn cứ quy định tại Điều 651 BLDS 2015. Vì tài sản trên thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng, do đó, đối với trường hợp của bạn,cần tổ chức cuộc họp gia đình và thống nhất với mọi người là không có tranh chấp gì về việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn. Sau đó, thực hiện thủ tục sang tên cho bạn.
      Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi kiến nghị bạn liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết hơn.
      Trân trọng!

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      nếu mẹ bạn biệt tích và bạn đã áp dụng các quy định về thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp tìm kiếm người mất tích. Sau hai năm có thể tuyên bố mất tích hoặc sau năm năm biệt tích. có thể tuyên bố là đã chết. Nếu có tuyên bố mất tích thì phải áp dụng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 71 BLDS, nếu không tuyên bố mất tích thì biệt tích năm năm liền trở lên toà án có thể tuyên bố một người là đã chết.
      Như vậy, bạn có thể báo chính quyền địa phương về việc mẹ bạn biệt tích.
      Trân trọng!

  7. Khách says:

    xin luật sư tư vấn giúp tôi . tôi và ck tôi cười đc 7 năm rồi .bố ck tôi thì lấy vợ 2 nhưng đã chết và đã chuyển khẩu ko có tên trong hộ khẩu và mẹ ck tôi chết đc 6 năm lúc chết mẹ ck tôi ko để lại di chúc mà mẹ ck tôi đẻ đc 2 người con nhưng a trai đã lấy vợ và chuyển khẩu vào trong miền nam rồi nay vợ chồng tôi muốn sang giấy tờ nhà đất sang tên vợ chồng tôi thì cần những gì ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Thừa kế theo pháp luật trong trường hợp di sản cha mẹ để lại mà không có di chúc sẽ được chia cho các hàng thừa kế quy định tại Điều 651 BLDS 2015:
      Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      Như vậy, trường hợp cha mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì tài sản sẽ được chia cho những người đồng thừa kế. Để có thể làm thủ tục sang tên thửa đất mà bố mẹ bạn để lại cần phải có sự đồng ý của những người đồng thừa kế. Sau đó mới có thể làm thủ tục sang tên. Trường hợp có người không còn ở địa phương bạn có thể yêu cầu người này gửi văn bản xác nhận đồng ý cho bạn đứng tên phần di sản nói trên.
      Trân trọng!

  8. Lê Nam says:

    Xin Luật Sư tư vấn giúp Tôi : Tôi là con út trong gia đình có 06 Anh , Chị , Em , Năm 1986 tất cả các Anh Chị đều thoát ly và lập gia đình hết cả , Tôi là con Út nên ở cùng Bố Mẹ . Đến năm 1994 Bố Mẹ và Tôi được Chính quyền giao khoán 03 sào 06 đất nông nghiệp , nhưng năm 1998 Mẹ mất , năm 2015 Bố Tôi cũng qua đời , không để lại di chúc , hiện nay Tôi vẫn được Chính quyền Địa Phương gọi giấy thông báo về đóng thuế theo mùa vụ là Họ Tên của Tôi , Tôi có xin các Anh Chị cho Tôi 02 sào 04 của Bố Mẹ nhưng họ không cho , Tôi xin tách ra , các Anh Chị có Người đồng ý , nhưng lại có người không đồng ý , Tôi lại xin làm hết số ruộng trên lại cũng Người được Người không , nay Tôi muốn tách 01 sào 02 ra khỏi sổ của Bố Tôi có được không ? Nếu được thì cần làm những thủ tục gì ? Tôi xin chân thành cám ơn Luật sư .

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn
      trong trường hợp này, do bố mẹ bạn khi mất không để lại di chúc do đó, di sản sẽ được chia theo quy định pháp luật cho các hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 651 BLDS 2015:
      Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được bạn có đóng góp cho di sản này và có công quản lý bảo quản di sản, thì sẽ được nhận một khoản tiền tương xứng với khoản chi phí mà bạn đã bỏ ra.
      Trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận với nhau thì có thể khởi kiện ra Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
      Chúng tôi kiến nghị bạn nên đến trực tiếp văn phòng luật sư của chúng tôi để được Luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
      Trân trọng!

  9. Nguyễn đức thạch says:

    Kính thưa luật sư xin luật sư cho tôi hỏi gia đinh tôi có mảnh đất 720m2 đất ở nông thôn do ông nội tôi để lại . Ông nội tôi đã mất năm 2013 nhưng không để lại di chúc trước khi mất chỉ để lại giấy uỷ quyền cho bố mẹ tôi được quyền đóng thuế đất. Ông nội tôi có 6 người con 5 gái và 1 trai nhưng do các anh chị em của bố tôi không hoà thuận nên khi gia đình tôi xin làm thủ tục chuyển nhượng sổ đỏ cần được các kí của các bác và các cô tôi nhưng họ không kí. Trong khi đó gia đình tôi từ trước đến nay vẫn sống trên mảnh đất đó và năm 2015 gia đình tôi đã xây nhà 2 tầng kiên cố trên mảnh đất đó. Vậy luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi muốn làm sổ đỏ trên mảnh đất đó thù phải làm thế nào và có thể làm được không ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      trong trường hợp này, giấy ủy quyền đóng thuế đất không phải là một trong những chứng cứ chứng minh cha của bạn để lại phần di sản trên cho bạn, do ông bà bạn khi mất không để lại di chúc, do đó, di sản sẽ được chia theo quy định pháp luật cho các hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 651 BLDS 2015:
      Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      Như vậy, di sản do ông bà bạn để lại phải đucợ chia đều cho các hàng thừa kế thứ nhất, trường hợp bạn muốn thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mình thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của những người đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất.
      Trân trọng!

  10. Hoang says:

    Tôi xin chào luật sư. Tôi đang làm việc tại Nhật, có gửi tiền về cho bố mẹ mua 1 mảnh đất. Mảnh đất đó có sổ đỏ đang đứng tên bố mẹ tôi, do sợ sau này có tranh chấp với anh chị trong nhà nên tôi muốn hỏi luật sư là: Có cách nào để bố mẹ sang tên mảnh đất đó cho tôi đc không ạ. Tôi ở bên này không thể về Việt Nam được ạ. Tôi xin cảm ơn.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Đối với trường hợp của bạn, có quyền ủy quyền cho bố mẹ bạn thực hiện mua đất khi không có mặt tại Việt Nam thông qua hợp đồng ủy quyền quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
      Để tiến hành thủ tục để tiến hành công chứng hợp đồng ủy quyền.
      Theo quy định của Luật công chứng 2014, nếu như bạn và mẹ anh không thể đến cùng một tổ chức công chứng để tiến hành công chứng hợp đồng ủy quyền anh sẽ tiến hành theo thủ tục tại khoản 2 điều 55 Luật công chứng 2014 quy định, cụ thể :
      Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
      Trong trường hợp bạn có nhu cầu gặp Luật sư để tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu nhờ Luật sư tiến hành các công việc pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Bạn vui lòng liên hệ hotline (1900.63.63.87) của Công ty Luật Long Phan PMT hoặc liên hệ qua email: luatlongphan@gmail.com.
      Trân trọng!

  11. An nhiên says:

    Xin hỏi luật sư tư vấn dùm tôi.
    Cha mẹ tôi chết đều không để lại di chúc.
    Nay mấy anh chị tôi muốn bán phần đất của cha mẹ để lại. Mà gia đình tôi có 2 chị đang ở nước ngoài. Do dịch bệnh không thể về được.
    Vậy gia đình tôi phải làm sao có thể bán phần đất đó ạ. Và thủ tục sao ạ. Cám ơn luật sư

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, vì cha mẹ bạn chết mà không để lại di chúc, do đó, việc phân chia di sản do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, không có điều kiện về Việt Nam thì có thể gửi một văn bản, có chữ ký xác nhận việc đồng ý cho những người đồng thừa kế khác bán phân diện tích đất mà cha mẹ bạn để lại,
      Trân trọng!

  12. Võ Diện says:

    Cho e hỏi ạ.nhà e co 6 anh chị e nhung có gia dinh riêng.mình e ở chung voi cha mẹ.khi cha mẹ mất thi khong co đe lại di chuc.tai san dat ở sẽ duoc chia như nào ạ.va neu có 1 người tự ý chuyen tên quyền sử dụng đất khi không có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình thì có hiệu lực không ạ.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, đối với trường hợp của bạn, vì khi cha mẹ mất không để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia theo quy định pháp luật, tức là chia đều cho các đồng thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất, theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      Như vậy, chỉ khi có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế ở hàng thừa kế thứ 1 thì bạn mới được thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn.
      Trân trọng!

  13. Khách says:

    Chàc luật sư ,bố tôi đứng tên quyền sử dụng đất bố đã mất nhưng không có di chúc hay giấy ủy quyền và nay tôi muốn là sang tên sổ đỏ thì phải làm như thế nào ,bố tôi có 2trai 1gai còn mẹ bây giờ tôi muốn chia miếng đất thành 4 phần 2anh en tôi và 2 ông anh nhà bác thì cần làm như thế nào theo nguyện vọng bố tôi .Vậy cần làm giấy tờ như thế nào và làm ở đâu ,mong luật sư giúp đỡ.

    • Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn, trong trường hợp này, do bố bạn khi mất mà không để lại di chúc do đó, di sản sẽ được chia theo quy định pháp luật cho các hàng thừa kế thứ nhất quy định tại Điều 651 BLDS 2015 hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Như vậy, trường hợp bạn muốn chia theo nguyện vọng của cha bạn thì cần phải có văn bản thỏa thuận chia di sản và có xác nhận bằng chữ ký của những người đồng thừa kế là anh (em) của bạn và mẹ của bạn.
      Trân trọng!

  14. Nguyễn Đức Phong says:

    Xin luật sư tư vấn giùm tôi bố tôi hai bà tôi là con bà 2 bố tôi và bà cả đã mất thì làm sổ đỏ như nào ạ xin cảm ơn

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      những thông tin mà bạn cung cấp chưa đủ dữ kiện để chúng tôi đưa ra tư vấn chính xác, bạn vui lòng liên hệ hotline bên dưới để được luật sư tư vấn cụ thể chi tiết hơn
      Trân trọng!

  15. Mình tài says:

    Bố mẹ mất k để lại đi chúc nhà có 2 anh em nhưng anh muốn tặng cho em hết quyền sử dụng đất bố mẹ để lại phải làm tgees nào

    • Vũ Viết Năng says:

      Trước tiên cảm ơn bạn đã liên hệ đến công ty chúng tôi. Trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Bước 1: Hai anh, em (hoặc người được hai anh, em ủy quyền) ra tổ chức công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, xuất trình hồ sơ gồm:
       Giấy chứng tử của người để lại di sản.
       Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận cổ phần…
       Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu,…
       Di chúc (nếu có).
       Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người nhận di sản (áp dụng cho trường hợp thừa kế theo pháp luật).
       Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (nếu có).

      Bước 2: Sau khi hoàn tất kê khai hồ sơ theo quy định, tổ chức công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản.

      Bước 3: Tổ chức công chứng thực hiện việc niêm yết tại xã phường thị trấn 15 ngày (để thông báo cho những người liên quan biết về thừa kế).

      Bước 4: Sau 15 ngày niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo thì hai anh, em lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong văn bản này, người anh ghi: nhường toàn bộ quyền sử dụng đất bố mẹ để lại cho người em.

      Bước 5: Sau khi hoàn tất thủ tục trên, người em tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tại nơi có đất.

    • Vũ Viết Năng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan, đối với thắc mắc của bạn, tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người anh muốn tặng cho toàn bộ quyền sử dụng đất thừa kế cho người em được thực hiện theo các bước như sau:
      Bước 1: Hai anh, em (hoặc người được hai anh, em ủy quyền) ra tổ chức công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, xuất trình hồ sơ gồm:
       Giấy chứng tử của người để lại di sản.
       Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận cổ phần…
       Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu,…
       Di chúc (nếu có).
       Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người nhận di sản (áp dụng cho trường hợp thừa kế theo pháp luật).
       Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (nếu có).

      Bước 2: Sau khi hoàn tất kê khai hồ sơ theo quy định, tổ chức công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản.

      Bước 3: Tổ chức công chứng thực hiện việc niêm yết tại xã phường thị trấn 15 ngày (để thông báo cho những người liên quan biết về thừa kế).

      Bước 4: Sau 15 ngày niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo thì hai anh, em lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trong văn bản này, người anh ghi: nhường toàn bộ quyền sử dụng đất bố mẹ để lại cho người em.

      Bước 5: Sau khi hoàn tất thủ tục trên, người em tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tại nơi có đất.

  16. Khách says:

    Xin chào luật sư.xin luật sư tư vấn dùm e .đất sổ đỏ nhà e hiện do a trai cả đứng tên a đã có có vk con k may a mất va k để lại di chúc. Mẹ e vẫn còn sống do trước a lớn và là con cả nên để a đứng tên.hiện gd e muốn chuyển thừa kế sang cho mẹ e hoặc các e trai có được k ạ.do vk a ý đã đi lấy ck ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan, đối với thắc mắc của bạn, tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
      Theo những dữ liệu được cung cấp có thể hiểu mảnh đất này là tài sản riêng của anh trai cả do anh đứng tên trước khi lấy vợ.
      Do anh trai cả không để lại di chúc nên theo Điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì việc thừa kế sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật. Theo đó, di sản của anh trai cả sẽ được chia theo hàng thừa kế và những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, đồng thời hàng thừa kế tiếp theo chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước đó không có người thừa kế, không có đủ điều kiện thừa kế hoặc từ chối quyền thừa kế của mình.
      Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Trong trường hợp này, hàng thừa kế thứ nhất của anh trai cả là vợ, mẹ và các con của ảnh (cả con ruột và con nuôi nếu có). Như vậy, di sản của anh trai cả sẽ được chia đều cho những người thừa kế như trên.
      Đối với việc thừa kế quyền sử dụng đất đứng tên anh trai cả, trong trường hợp này, nếu mẹ của anh trai cả muốn hợp thức hóa quyền sử dụng đất, một mình đứng tên chủ sở hữu mảnh đất này thì: Hoặc là vợ và các con của anh trai cả từ chối quyền nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015; hoặc là vợ và các con đồng ý bằng văn bản để cho mẹ của anh trai cả hưởng toàn bộ di sản của anh trai cả để lại. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các con của anh trai cả đã đủ 18 tuổi. Còn nếu các con của anh trai cả dưới 18 tuổi thì theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì việc từ chối quyền nhận di sản hay đồng ý bằng văn bản để cho mẹ của anh trai cả hưởng toàn bộ di sản đều phải có sự đồng ý của người đại diện với điều kiện có cơ sở chứng minh quyết định này là nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người con chưa thành niên đối với tài sản trên, mà trong trường hợp này, theo Khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 thì người đại diện của những đứa trẻ là mẹ của chúng, tức vợ của anh trai cả.
      Trong trường hợp mẹ của anh trai cả không thỏa thuận với vợ của ảnh về việc thừa kế như trên thì mảnh đất trên sẽ có đồng sở hữu bao gồm mẹ của anh trai cả, người vợ và các người con do người mẹ của mình làm đại diện cho đến khi các con đủ 18 tuổi sẽ chuyển sang đứng tên các con.
      Nếu các bên không thống nhất với việc đứng tên chung mảnh đất trên thì có thể tiến hành bán mảnh đất rồi tiến hành chia đều số tiền thu được cho các người đồng thừa kế và người vợ của anh trai cả sẽ quản lý số tiền thừa kế của các con đến khi các con đủ 18 tuổi theo Khoản 2 Điều 660 Bộ luật dân sự 2015.

  17. Thảo says:

    Luật sư cho em trình bày việc như sao. Hiện tại ba em đang giữ sổ đỏ ruộng của bà em. Mà trong đó có khẩu phần của em và ba em nằm chung trong đó. Ông nội thì mất khi ba em 4 tuổi lúc chiến tranh. Nên ruộng này mới cấp cho nội em. Ba em và em. trong sổ đỏ em thấy năm cấp là 1995 . Nội em đứng tên sổ đỏ. Mà nội mất 25 năm này rồi.Ba em muốn sang tên cho ba em có được không và thủ tục như thế nào. Xin luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn nhiều

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm như sau:
      Cha mẹ mất không để lại di chúc thì theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Và cha của chị là con ruột nên sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Vì di sản trong trường hợp này là bất động sản cần thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan.
      Sau khi xác định ba chị là người có quyền hưởng di sản là phần đất từ mẹ để lại và ba chị muốn sang tên sổ đỏ từ mẹ qua tên của mình thì đầu tiên cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
      Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014 sửa đổi bổ sung 2015 và 2019 thì Người duy nhất được hưởng di sản hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
      Và theo khoản 2 điều 57 Luật Công chứng 2014 sửa đổi bổ sung 2015 và 2019 quy định Trường hợp thừa kế theo pháp luật, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
      Như vậy, để sang tên sổ đỏ do mẹ để lại khi mất không có di chúc thì ba của chị cần thực hiện các bước sau:
      Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
      ● Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai;
      ● Giấy chứng tử của mẹ (bà nội) là chủ của di sản thừa kế;
      ● CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục;
      ● Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã mất.
      Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế
      Theo quy định khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ trên để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của mẹ để lại di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP .
      Trường hợp di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện cả hai nơi:
      ● Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của mẹ (bà nội);
      ● Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
      Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP .
      Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.
      Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
      Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc hay tranh chấp gì thì bạn hoặc văn phòng công chứng sẽ đến UBND phường, xã để lấy thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của UBND. Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất của mẹ (bà nội) để lại.
      Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai
      Thành phần hồ sơ gồm có:
      ● Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho mẹ (bà nội) (01 bản chính + 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
      ● Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật;
      ● Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của mẹ (bà nội) và cha chị (mỗi thứ 02 bộ tương đương 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
      ● Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu (01 bản chính – Kê khai theo mẫu số 09/ĐK đính kèm của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT);
      ● Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
      ● Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
      ● Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp (02 bản chính – kê khai theo mẫu) hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;
      ● Sơ đồ vị trí thửa đất (01 bản chính – Kê khai theo mẫu)
      Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, bộ phận 1 cửa sẽ chuyển hồ sơ qua chi cục thuế để tiến hành thẩm định và ra thông báo nộp thuế.
      Lấy kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
      Căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả, chúng ta thực hiện việc đóng các khoản thuế theo quy định và tới văn phòng đăng ký đất đai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
      Trường hợp này là mẹ để lại đất cho con nên thuộc trường hợp được miễn Thuế, phí trước bạ Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

  18. Võ Thị Lài says:

    Chào luật sư
    Tôi xin tư vấn về quyền sở đất, mong luật sư giúp đỡ
    Gia đình tôi có 1 mảnh vườn thời xưa ông nội tôi sở hữu (1200m2), ông có 3 ng con 1 trai đầu ( ba tôi) và 2 con gái đã đi lấy chồng ở riêng trên 23 năm
    Ba tôi thời còn sống ( mất 2017) không được như người bình thường khác, bệnh bẩm sinh : điếc nặng, và gần như là người không có năng lực hành vi dân sự, nói không rõ ràng
    Lúc ông tôi còn sống(mất 2010) có người cô út lấy chồng nhưng không có chỗ ở, ông đã cho ở nhờ 1 góc khu đất (300m2), khi nào có tiền mua ra riêng
    và người cô này đã ra khỏi khu đất ông nội đã hơn 23 năm
    Nay nhà nước mở đường thì mẹ tôi ( con dâu) mới biết là khu đất cho vợ chồng cô út ở trước kia đã có sổ riêng, họ bảo là ba má tôi đồng ý ký tên khi ông tôi cho họ, nhưng thực tế mẹ tôi không biết vấn đề này , nếu ba tôi có ký mà ba tôi không có năng lực hành vi dân sự như vậy có hợp lệ không
    Hiện còn 900m2 còn lại vẫn đứng tên ông nội tôi, thì má tôi có quyền sở hữu hết không, vì còn 1 người cô
    Vì hơn 40 năm nay ba má tôi là người sống cùng và phụng dưỡng ông, 2 người cô lấy chồng ở riêng và không có cấp dưỡng cho ông
    Cảm ơn luật sư đã đọc thư

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Câu hỏi thứ 01: Khu đất (300m2) có sổ riêng, ba bạn – người bị điếc nặng, gần như không có năng lực hành vi dân sự (đây là nhận định của bạn) – là người ký tên khi ông bạn cho vợ chồng cô út ở nhờ, nhưng mẹ bạn không biết. Như vậy việc ký tên có hợp lệ không?
      Câu hỏi thứ 02: 900m2 đất còn lại đứng tên ông bạn, thì mẹ bạn có quyền sỡ hữu hết không? Vì bà là người sống chung và phụng dưỡng cho ông.
      Vì bạn chưa cung cấp các thông tin cụ thể, nên chúng tôi chưa thể biết được chính xác tình trạng pháp lý hiện nay của thửa đất. Do đó chúng tôi trả lời khái quát câu hỏi của bạn như sau:
      Câu hỏi 01: Việc ba bạn bị điếc, không nói rõ ràng, ký tên khi thì có hợp lệ?
      Đầu tiên: Đối việc bạn cung cấp thông tin rằng ba bạn là người điếc nặng, gần như không có năng lực hành vi dân sự. Bạn cần xác định lại đây là nhận định chủ quan của bạn hay đã quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án.
      Bởi lẽ, căn cứ Khoản 1, Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.
      Việc xác định một người mất năng lực hành vi dân sự phải dựa trên quyết định của Tòa án. Nói cách khác, nếu bạn chỉ đưa ra nhận định rằng người đó – cụ thể trong trường hợp này là ba bạn – bị điếc bẩm sinh, nói không rõ ràng, là mất năng lực hành vi dân sự mà không có thực hiện trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên ba bạn mất năng lực hành vi dân sự, thì theo pháp luật ba bạn chưa được coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
      Trường hợp 01: Ba bạn mất năng lực hành vi dân sự là do bạn và gia đình nhận định, và chưa có quyết định của Tòa án. Trường hợp này, theo pháp luật ba bạn chưa được coi là người mất năng lực hành vi dân sự. Nên mọi hành vi dân sự của ông được pháp luật công nhận. Việc ông ký tên, khi ông bạn cho đất cô, chú là hành vi được pháp luật thừa nhận.
      Trường hợp 02: Ba bạn mất năng lực hành vi dân sự là dựa trên quyết định của Tòa án. Căn cứ Khoản 2, Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” Theo đó, việc ba bạn ký tên nhưng không có sự đồng ý của mẹ bạn (Căn cứ Khoản 2, Điều 136, Khoản 1, Điều 53, Bộ luật Dân sự 2015 mẹ bạn là người đại diện theo pháp luật của ba bạn), thì việc ký kết này không được công nhận theo pháp luật.
      Thứ hai: Việc ông bạn cho cô út tạm sử dụng thửa đất 300m2, sau đó cô bạn chuyển đi, nhưng mãi sau này mới biết thửa đất có sổ riêng đứng tên cô bạn. Bạn phải xác định rõ nguồn gốc đất cô bạn đứng tên là gì? Được thửa thừa kế theo di chúc của ông bạn hay được hưởng thừa kế theo pháp luật.
      Trường hợp 01: Ông bạn để lại thừa kế cho cô út bạn theo di chúc, căn cứ Khoản 1, 2, Điều 626, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:
      “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
      2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế…”
      Theo đó, nếu nội dung di chúc thể hiện rõ ông bà bạn để lại thửa đất cho cô út bạn và di chúc hợp pháp theo Điều 630, Bộ luật Dân sự thì cô út có quyền sử dụng đối với thửa đất này. Việc ba bạn có ký tên hay không không đóng vai trò quan trọng.
      Trường hợp 02: Ông bà không để lại di chúc. Căn cứ Khoản 1, Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 về chia thừa kế theo pháp luật:
      “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
      a) Không có di chúc;
      b) Di chúc không hợp pháp…”
      Theo đó tài sản của ông bà bạn bao gồm thửa đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
      Mặt khác, căn cứ Điều 652, Bộ luật Dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…”
      Theo đó, ba mẹ, các cô bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên di sản thừa kế của ông bà bạn sẽ được chia theo nguyên tắc hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó trong trường hợp này, thửa đất là tài sản chung và ba mẹ, cô bạn đều có quyền với nó. Việc ba bạn có mất năng lực hành vi dân sự hay không thì cũng không ảnh hưởng đến quyền hưởng thừa kế.
      Câu hỏi thứ 02: Về mẹ bạn có quyền được hưởng 900m2 đất còn lại hay không?
      Tương tự như câu hỏi trên, câu hỏi này cũng có hai trường hợp:
      Trường hợp 01: Ông bạn để lại thừa kế cho mẹ bạn theo di chúc được hưởng hết 900m2, căn cứ Khoản 1, 2, Điều 626, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:
      “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
      2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế…”
      Theo đó, nếu nội dung di chúc thể hiện rõ ông bạn để lại thửa đất cho mẹ bạn và di chúc hợp pháp theo Điều 630, Bộ luật Dân sự thì mẹ bạn có toàn quyền sử dụng đối với thửa đất này.
      Trường hợp 02: Ông bà không để lại di chúc. Căn cứ Khoản 1, Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 về chia thừa kế theo pháp luật:
      “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
      a) Không có di chúc;
      b) Di chúc không hợp pháp…”
      Theo đó tài sản của ông bà bạn bao gồm thửa đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
      Mặt khác, căn cứ Điều 652, Bộ luật Dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…”
      Theo đó, ba mẹ, các cô bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên di sản thừa kế của ông bà bạn có bao gồm thửa đất 900m2 này sẽ được chia theo nguyên tắc hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó trong trường hợp này, thửa đất là tài sản chung và ba mẹ, các cô bạn đều có quyền với nó, dù cô bạn không phụng dưỡng ông bà bạn.

      Câu hỏi thứ 01: Khu đất (300m2) có sổ riêng, ba bạn – người bị điếc nặng, gần như không có năng lực hành vi dân sự (đây là nhận định của bạn) – là người ký tên khi ông bạn cho vợ chồng cô út ở nhờ, nhưng mẹ bạn không biết. Như vậy việc ký tên có hợp lệ không?
      Câu hỏi thứ 02: 900m2 đất còn lại đứng tên ông bạn, thì mẹ bạn có quyền sỡ hữu hết không? Vì bà là người sống chung và phụng dưỡng cho ông.
      Vì bạn chưa cung cấp các thông tin cụ thể, nên chúng tôi chưa thể biết được chính xác tình trạng pháp lý hiện nay của thửa đất. Do đó chúng tôi trả lời khái quát câu hỏi của bạn như sau:
      Câu hỏi 01: Việc ba bạn bị điếc, không nói rõ ràng, ký tên khi thì có hợp lệ?
      Đầu tiên: Đối việc bạn cung cấp thông tin rằng ba bạn là người điếc nặng, gần như không có năng lực hành vi dân sự. Bạn cần xác định lại đây là nhận định chủ quan của bạn hay đã quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án.
      Bởi lẽ, căn cứ Khoản 1, Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.
      Việc xác định một người mất năng lực hành vi dân sự phải dựa trên quyết định của Tòa án. Nói cách khác, nếu bạn chỉ đưa ra nhận định rằng người đó – cụ thể trong trường hợp này là ba bạn – bị điếc bẩm sinh, nói không rõ ràng, là mất năng lực hành vi dân sự mà không có thực hiện trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên ba bạn mất năng lực hành vi dân sự, thì theo pháp luật ba bạn chưa được coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
      Trường hợp 01: Ba bạn mất năng lực hành vi dân sự là do bạn và gia đình nhận định, và chưa có quyết định của Tòa án. Trường hợp này, theo pháp luật ba bạn chưa được coi là người mất năng lực hành vi dân sự. Nên mọi hành vi dân sự của ông được pháp luật công nhận. Việc ông ký tên, khi ông bạn cho đất cô, chú là hành vi được pháp luật thừa nhận.
      Trường hợp 02: Ba bạn mất năng lực hành vi dân sự là dựa trên quyết định của Tòa án. Căn cứ Khoản 2, Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” Theo đó, việc ba bạn ký tên nhưng không có sự đồng ý của mẹ bạn (Căn cứ Khoản 2, Điều 136, Khoản 1, Điều 53, Bộ luật Dân sự 2015 mẹ bạn là người đại diện theo pháp luật của ba bạn), thì việc ký kết này không được công nhận theo pháp luật.
      Thứ hai: Việc ông bạn cho cô út tạm sử dụng thửa đất 300m2, sau đó cô bạn chuyển đi, nhưng mãi sau này mới biết thửa đất có sổ riêng đứng tên cô bạn. Bạn phải xác định rõ nguồn gốc đất cô bạn đứng tên là gì? Được thửa thừa kế theo di chúc của ông bạn hay được hưởng thừa kế theo pháp luật.
      Trường hợp 01: Ông bạn để lại thừa kế cho cô út bạn theo di chúc, căn cứ Khoản 1, 2, Điều 626, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:
      “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
      2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế…”
      Theo đó, nếu nội dung di chúc thể hiện rõ ông bà bạn để lại thửa đất cho cô út bạn và di chúc hợp pháp theo Điều 630, Bộ luật Dân sự thì cô út có quyền sử dụng đối với thửa đất này. Việc ba bạn có ký tên hay không không đóng vai trò quan trọng.
      Trường hợp 02: Ông bà không để lại di chúc. Căn cứ Khoản 1, Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 về chia thừa kế theo pháp luật:
      “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
      a) Không có di chúc;
      b) Di chúc không hợp pháp…”
      Theo đó tài sản của ông bà bạn bao gồm thửa đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
      Mặt khác, căn cứ Điều 652, Bộ luật Dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…”
      Theo đó, ba mẹ, các cô bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên di sản thừa kế của ông bà bạn sẽ được chia theo nguyên tắc hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó trong trường hợp này, thửa đất là tài sản chung và ba mẹ, cô bạn đều có quyền với nó. Việc ba bạn có mất năng lực hành vi dân sự hay không thì cũng không ảnh hưởng đến quyền hưởng thừa kế.
      Câu hỏi thứ 02: Về mẹ bạn có quyền được hưởng 900m2 đất còn lại hay không?
      Tương tự như câu hỏi trên, câu hỏi này cũng có hai trường hợp:
      Trường hợp 01: Ông bạn để lại thừa kế cho mẹ bạn theo di chúc được hưởng hết 900m2, căn cứ Khoản 1, 2, Điều 626, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:
      “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
      2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế…”
      Theo đó, nếu nội dung di chúc thể hiện rõ ông bạn để lại thửa đất cho mẹ bạn và di chúc hợp pháp theo Điều 630, Bộ luật Dân sự thì mẹ bạn có toàn quyền sử dụng đối với thửa đất này.
      Trường hợp 02: Ông bà không để lại di chúc. Căn cứ Khoản 1, Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 về chia thừa kế theo pháp luật:
      “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
      a) Không có di chúc;
      b) Di chúc không hợp pháp…”
      Theo đó tài sản của ông bà bạn bao gồm thửa đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
      Mặt khác, căn cứ Điều 652, Bộ luật Dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…”
      Theo đó, ba mẹ, các cô bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên di sản thừa kế của ông bà bạn có bao gồm thửa đất 900m2 này sẽ được chia theo nguyên tắc hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó trong trường hợp này, thửa đất là tài sản chung và ba mẹ, các cô bạn đều có quyền với nó, dù cô bạn không phụng dưỡng ông bà bạn.

      Câu hỏi thứ 01: Khu đất (300m2) có sổ riêng, ba bạn – người bị điếc nặng, gần như không có năng lực hành vi dân sự (đây là nhận định của bạn) – là người ký tên khi ông bạn cho vợ chồng cô út ở nhờ, nhưng mẹ bạn không biết. Như vậy việc ký tên có hợp lệ không?
      Câu hỏi thứ 02: 900m2 đất còn lại đứng tên ông bạn, thì mẹ bạn có quyền sỡ hữu hết không? Vì bà là người sống chung và phụng dưỡng cho ông.
      Vì bạn chưa cung cấp các thông tin cụ thể, nên chúng tôi chưa thể biết được chính xác tình trạng pháp lý hiện nay của thửa đất. Do đó chúng tôi trả lời khái quát câu hỏi của bạn như sau:
      Câu hỏi 01: Việc ba bạn bị điếc, không nói rõ ràng, ký tên khi thì có hợp lệ?
      Đầu tiên: Đối việc bạn cung cấp thông tin rằng ba bạn là người điếc nặng, gần như không có năng lực hành vi dân sự. Bạn cần xác định lại đây là nhận định chủ quan của bạn hay đã quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án.
      Bởi lẽ, căn cứ Khoản 1, Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.
      Việc xác định một người mất năng lực hành vi dân sự phải dựa trên quyết định của Tòa án. Nói cách khác, nếu bạn chỉ đưa ra nhận định rằng người đó – cụ thể trong trường hợp này là ba bạn – bị điếc bẩm sinh, nói không rõ ràng, là mất năng lực hành vi dân sự mà không có thực hiện trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên ba bạn mất năng lực hành vi dân sự, thì theo pháp luật ba bạn chưa được coi là người mất năng lực hành vi dân sự.
      Trường hợp 01: Ba bạn mất năng lực hành vi dân sự là do bạn và gia đình nhận định, và chưa có quyết định của Tòa án. Trường hợp này, theo pháp luật ba bạn chưa được coi là người mất năng lực hành vi dân sự. Nên mọi hành vi dân sự của ông được pháp luật công nhận. Việc ông ký tên, khi ông bạn cho đất cô, chú là hành vi được pháp luật thừa nhận.
      Trường hợp 02: Ba bạn mất năng lực hành vi dân sự là dựa trên quyết định của Tòa án. Căn cứ Khoản 2, Điều 22, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.” Theo đó, việc ba bạn ký tên nhưng không có sự đồng ý của mẹ bạn (Căn cứ Khoản 2, Điều 136, Khoản 1, Điều 53, Bộ luật Dân sự 2015 mẹ bạn là người đại diện theo pháp luật của ba bạn), thì việc ký kết này không được công nhận theo pháp luật.
      Thứ hai: Việc ông bạn cho cô út tạm sử dụng thửa đất 300m2, sau đó cô bạn chuyển đi, nhưng mãi sau này mới biết thửa đất có sổ riêng đứng tên cô bạn. Bạn phải xác định rõ nguồn gốc đất cô bạn đứng tên là gì? Được thửa thừa kế theo di chúc của ông bạn hay được hưởng thừa kế theo pháp luật.
      Trường hợp 01: Ông bạn để lại thừa kế cho cô út bạn theo di chúc, căn cứ Khoản 1, 2, Điều 626, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:
      “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
      2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế…”
      Theo đó, nếu nội dung di chúc thể hiện rõ ông bà bạn để lại thửa đất cho cô út bạn và di chúc hợp pháp theo Điều 630, Bộ luật Dân sự thì cô út có quyền sử dụng đối với thửa đất này. Việc ba bạn có ký tên hay không không đóng vai trò quan trọng.
      Trường hợp 02: Ông bà không để lại di chúc. Căn cứ Khoản 1, Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 về chia thừa kế theo pháp luật:
      “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
      a) Không có di chúc;
      b) Di chúc không hợp pháp…”
      Theo đó tài sản của ông bà bạn bao gồm thửa đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
      Mặt khác, căn cứ Điều 652, Bộ luật Dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…”
      Theo đó, ba mẹ, các cô bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên di sản thừa kế của ông bà bạn sẽ được chia theo nguyên tắc hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó trong trường hợp này, thửa đất là tài sản chung và ba mẹ, cô bạn đều có quyền với nó. Việc ba bạn có mất năng lực hành vi dân sự hay không thì cũng không ảnh hưởng đến quyền hưởng thừa kế.
      Câu hỏi thứ 02: Về mẹ bạn có quyền được hưởng 900m2 đất còn lại hay không?
      Tương tự như câu hỏi trên, câu hỏi này cũng có hai trường hợp:
      Trường hợp 01: Ông bạn để lại thừa kế cho mẹ bạn theo di chúc được hưởng hết 900m2, căn cứ Khoản 1, 2, Điều 626, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc:
      “1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
      2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế…”
      Theo đó, nếu nội dung di chúc thể hiện rõ ông bạn để lại thửa đất cho mẹ bạn và di chúc hợp pháp theo Điều 630, Bộ luật Dân sự thì mẹ bạn có toàn quyền sử dụng đối với thửa đất này.
      Trường hợp 02: Ông bà không để lại di chúc. Căn cứ Khoản 1, Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 về chia thừa kế theo pháp luật:
      “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
      a) Không có di chúc;
      b) Di chúc không hợp pháp…”
      Theo đó tài sản của ông bà bạn bao gồm thửa đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
      Mặt khác, căn cứ Điều 652, Bộ luật Dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a, Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      b, Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…”
      Theo đó, ba mẹ, các cô bạn sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên di sản thừa kế của ông bà bạn có bao gồm thửa đất 900m2 này sẽ được chia theo nguyên tắc hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó trong trường hợp này, thửa đất là tài sản chung và ba mẹ, các cô bạn đều có quyền với nó, dù cô bạn không phụng dưỡng ông bà bạn.

  19. Nguyen Thi Huynh Mai says:

    Chào luật sư.. Xin luật sư tư vấn giúp e ạ chồng e là con út nuôi cha mẹ trong nhà… Mẹ mất không có di chúc .. Còn ba bị tai biến… Giờ ba chồng e muốn sang tên nền nhà cho chồng e… Nhưng bên cong chứng cần giấy tờ của các con… Mà bên chồng e có 1 người chị có chồng nước ngoài z cho e hỏi là có cần người đó về kí tên không ạ.. Mình bỏ ra được không ạ. Tại người đó không thể về được

    • Phan Mạnh Thăng says:

      1. Cơ sở pháp lý:
       Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết.
       Theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014, giữa những người thừa kế theo pháp luật có thể lập thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
       Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
      2. Hướng giải quyết
       Chị khách hàng không trình bày rõ về tình trạng sức khỏe của ba chồng chị bởi vì dựa tình trạng sức khỏe của người để lại di chúc chúng tôi sẽ tư vấn thủ tục để lại di sản thừa kế phù hợp nhất.
       Theo như trình bày của chị, cả ba chồng và chị chồng đều mong muốn sang tên giấy tờ nhà đất cho chồng chị. Vì vậy, sau khi ba chồng chị mất, chồng chị và chị của chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất, có quyền được thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản và công chứng văn bản thỏa thuận này theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 mà không cần chữ kí của người con rể đang ở nước ngoài vì hàng thừa kế thứ nhất không bao gồm con rể. Sau khi lập văn bản thỏa thuận về phân chia di sản thừa kế, chồng chị có thể tiến hành đăng ký sang tên nhà đất theo quy định.

      • Nguyen Thi Huynh Mai says:

        Thưa luật sư. Nhà chồng e có 7 anh chị em đều đã có gia đình và riêng 1 người chị chồng có chồng nước ngoài và quốc tịch bên đó luôn
        Và chồng e là con sống chung và phụng dưỡng cha mẹ.
        Tài sản có 1 mảnh đất vườn do 1 mình mẹ chồng đứng tên và 1 nền nhà đang ở do mẹ chồng và ba chồng đứng tên… Giờ mẹ chồng e mất. Ba chồng muốn làm di chúc hoặc sang tên sổ đỏ nền nhà đang ở cho chồng e thờ cúng. Vậy có cần những người con kí tên không ạ ? Nếu có và riêng về người chị chồng có chồng bên nước ngoài đã nhập quốc tịch bên đó có cần về kí tên không ạ

  20. Đoàn Mai Hoa says:

    Xin luận sư tư vấn: Mẹ tôi dã 78 tuổi có 1 gái 1 trai, mẹ có ngôi nhà tập thể có sổ đỏ tên mẹ.Khi mua nhà này là do bán biệt thự của nhà ngoại dạo đó 2 bộ mẹ còn ở với nhau. Mẹ và Bố tôi không đăng ký kết hôn và bố tôi rất ít khi về nhà khoảng 25 năm không gặp, được biết bố tôi có con khác. Vậy mẹ tôi muốn sang tên bằng di chúc hoặc mẹ chuyển quyền thừa kế sổ đỏ cho em trai được không?

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Như bạn trình bày, mẹ bạn có ngôi nhà có sổ đỏ mang tên mẹ. Tài sản có được do bán biệt thự của nhà ngoại. Do bố và mẹ bạn không đăng ký kết hôn và khoảng 25 năm không gặp nên tài sản này không phải là tài sản chung của bố và mẹ bạn, tức là bố bạn không có quyền được hưởng phần tài sản này.
      Theo như bạn trình bày, ngôi nhà do mẹ bạn đứng tên là nhà tập thể có được do bán biệt thự của nhà ngoại. Điều này được hiểu theo 2 cách:
      1. Nếu ngôi nhà tập thể đó là phần di sản mà mẹ bạn được hưởng thừa kế sau khi nhà ngoại mất thì nó là tài sản hoàn toàn thuộc về mẹ bạn. Theo đó, me bạn có quyền định đoạt đối với căn nhà tập thể này.
      Việc chuyển quyền thừa kế sổ đỏ cho em trai bạn là thực hiện được trong trường hợp bạn thỏa thuận nhường phần di sản thừa kế là một phần giá trị căn nhà của mình cho em trai. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế phải được công chứng. Bởi vì trên thực tế, sau khi mẹ bạn mất, bạn cũng có quyền được hưởng phần di sản thừa kế dù là mẹ bạn có lập di chúc hay phân chia thừa kế theo pháp luật.
      2. Nếu ngôi nhà tập thể này có sổ đỏ mang tên mẹ của bạn là do sau khi bán biệt thự nhà ngoại, các anh chị em của mẹ có thỏa thuận cho mẹ bạn đại diện đứng tên trên sổ đỏ ngôi nhà. Vậy, mẹ bạn không được toàn quyền định đoạt đối với ngôi nhà này. Theo đó, việc chuyển thừa kế sổ đỏ cho em trai của bạn là không thực hiện được.

  21. Mai says:

    Bà nội e mất chỉ Co mỗi bố e là Con trai Duy nhất e muốn hỏi thu tục để chuyển Sang tên bố ve như thế nào ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Đối với câu hỏi này của bạn, chúng tôi chưa xác định rõ bạn muốn hỏi gì, tuy nhiên chúng tôi có thể trả lời khái quát thủ tục liên quan đến việc chuyển sang tên bố bạn khi bà bạn mất như sau:
      Việc bà bạn mất bà chỉ có mỗi bố bạn là con nên sẽ phát sinh vấn đề thừa kế di sản, căn cứ điểm a, Khoản 1, Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015 quy định thừa kế theo pháp luật, theo đó bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và là con một nên toàn bộ di sản bà để lại sẽ thuộc về bố bạn (Gỉa sử ông nội bạn đã mất). Trong phần di sản bà nội của bạn để lại có đất đai, tài sản khác gắn liền với đất đai.
      Căn cứ Khoản 1, Điều 58, Luật Công chứng 2014, sửa đổi, bổ sung 2018 quy định: “1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”
      Như vậy để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn cần làm hai thủ tục sau:
      • Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản;
      • Thủ tục sang tên sổ đỏ
      Đối với thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản:
      Hồ sơ: Căn cứ Khoản 2, Điều 57, Điều 40, Luật Công chứng 2014, sửa đổi, bổ sung 2018, theo đó công chứng văn bản khai nhận di sản cần có giấy tờ sau:
      • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
      • Bản sao giấy tờ tùy thân của bố bạn: CMND, Sổ hộ khẩu, …
      • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người để lại di sản là quyền sử dụng đất;
      • Giấy chứng tử của người để lại di sản.
      Thủ tục thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản bao gồm các bước sau:
      Bước 01: Nộp hồ sơ gồm các giấy tờ đã nêu trên cho tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương;
      Bước 02: Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
      Bước 03: Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản;
      Bước 04: Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
      Bước 05: Sau thời hạn niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo nào thì Công chứng viên chứng nhận văn bản khai nhận di sản cho người yêu cầu công chứng.
      Đối với thủ tục sang tên sổ đỏ:
      Hồ sơ: Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT cần có các giấy tờ sau:
      • Đơn đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
      • Đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
      • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu tài sản gắn liền với đất được cấp;
      • Văn bản khai nhận di sản đã được công chứng;
      Thủ tục, trình tự sang tên sổ đỏ được thực hiện như sau:
      Bước 01: Nộp hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.
      Bước 02: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
      Bước 03: Người thực hiện thủ tục sang tên phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan;
      Bước 04: Nhận lại sổ đỏ khi hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính.

  22. Nguyễn Duy long says:

    Xin luật sư cho tôi ?. Nhà tôi có 4 người
    Tài sản của bố mẹ tôi là mảnh đất tôi đang ở( cùng đứng tên 2 người)
    Bố tôi mất 2011 không có di chúc ( ông nội tôi hi sinh trong kháng chiến, bà nội tôi mất sau bố tôi 1 năm, nhà có 4 anh chị e của bố tôi trong đó bác cả đã mất 2005)
    Mẹ tôi mất 2019 cũng không di chúc ( ông bà đều mất trước mẹ tôi)
    Chị gái của tôi được tòa án tuyên là đã chết
    Vậy khi khai nhận thừa kế tài sản để chuyển về cho tôi thì những ai dc hưởng cùng với tôi ??? Mong luật sư giúp đỡ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp của bạn là bố mẹ mất nhưng không để lại di chúc nên tài sản thừa kế là mảnh đất sẽ được chia theo pháp luật. Tài sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm bạn và chị gái của bạn. Nhưng trong câu hỏi bạn không nêu rõ, chị gái của bạn có con hay không, do đó, chia hai trường hợp:
      Thứ nhất, chị gái của bạn không có con thì bạn sẽ được hưởng số di sản là mảnh đất, bạn sẽ được quyền đứng tên trên mảnh đất này.
      Thứ hai, chị gái của bạn có con, chia hai trường hợp:
      – Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, nếu chị gái của bạn chết trước hoặc chết cùng thời điểm với bố mẹ bạn thì đứa con sẽ được nhận phần di sản mà nếu chị gái của bạn còn sống sẽ được nhận. lúc này, mảnh đất sẽ do bạn và con của chị gái bạn cùng hưởng.
      – Nếu chị gái của bạn chết sau thời điểm bố mẹ bạn mất, thì mảnh đất một nửa sẽ do bạn sở hữu, một nửa sẽ trở thành di sản của chị gái bạn. Khi đó, chồng hợp pháp và con của chị gái bạn sẽ được hưởng phần di sản của chị gái bạn. Lúc này, mảnh đất sẽ do bạn, chồng hợp pháp của chị gái bạn và đứa con của chị gái bạn sẽ cùng hưởng chung.

      Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là theo Bộ luật dân sự 2015 về yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, trường hợp của chị đã hết thời hiệu yêu cầu khởi kiện theo pháp luật dân sự
      Tuy nhiên, bạn có thể trình báo cơ quan công an cấp quận/huyện hoặc uỷ ban nhân dân xã/phường để trình báo về hành vi đánh đập và hành hung của chồng chị. Khi đó, việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập và hành hùng của chồng chị sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt tuỳ từng trường hợp như sau:
      1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình
      2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
      a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
      b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nận nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối;
      Bên cạnh đó, chồng của chị có thể bị khởi tố nếu đáp ứng các điều kiện để cấu thành tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bô luật hình sự 2015:
      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
      a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
      c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
      đ) Có tổ chức;
      e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
      i) Có tính chất côn đồ;
      k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
      Do đó, chị hay xem xét để lựa chọn biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình.

  23. Nguyen nguyet nhu says:

    Thưa luật sư, ông bà ngoại em đã mất trước lúc sống ông và bà từng sống trên miếng đất này không có giấy tờ đất hay di chúc gì khi mất, ông bà ngoại có 9 người con, cậu 2 cậu 3 dì 5 đã mất, còn dì 4 dì 6 cậu 7 cậu 8 cậu 9 và mẹ em là con út, mỗi người 1 nhà 1 miếng đất riêng không rõ là mua hay ông bà ngoại cho, mẹ em sinh sống cùng ông bà ngoại từ năm 2000 khi cha và mẹ em không sống cùng hiện tại cha em cũng đã mất, từ đó đến nay sinh sống cùng ông bà đến khi ông bà mất em và mẹ em vẫn ở nhà của ông bà ngoai trên miếng đất của ông bà ngoại, nay mẹ em định đi đo đạc để làm giấy tờ đất đứng tên mẹ thì cho em hỏi giấy tờ có phức tạp không mẹ em có được đứng tên trên miếng đất đó không. Hay là phải có sự đồng của mấy dì cậu còn sống đồng ý thì mới được ạ.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty. Qua thông tin bạn cung cấp, tôi tư vấn như sau:
      Hiện tại ông bà bạn đã mất mà cũng không để lại di chúc thì di sản ông bà bạn để lại sẽ được thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.
      Bên cạnh đó di sản cũng được chia theo hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
      Do đó, Việc mẹ bạn muốn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được sự đồng ý của các đồng thừa kế (các dì cậu còn sống). Trường hợp các dì cậu bạn không thỏa thuận được phân chia di sản thừa kế thì bạn có thể thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế.
      Mặt khác, mảnh đất mà ông bà bạn để lại không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan thì bạn muốn được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ xác định theo điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
      Ngoài ra theo Điều 101 Luật đất đai năm 2013 quy định:
      “Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
      1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
      2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
      3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
      Như vậy, trong trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thực hiện việc phân chia di sản thừa kế, mẹ bạn cần phải có đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau:
      – Nếu ông bà đã sử dụng đất này ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn,Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì trong trường hợp này gia đình bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
      – Nếu ông bà bạn sử dụng đất ổn định trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
      Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ địa chính.
      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Công ty chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý về yêu cầu Chia di sản thừa kế và khai nhận di sản thừa kế (Thủ tục khai nhận tại văn phòng công chứng và Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trường hợp còn vướng mắt hoặc có nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
      Trân Trọng.

  24. Nguyễn Hoài Thương says:

    Xin chào luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp em. Sổ đỏ đứng tên bố em nhưng bố đã mất mà không để lại di chúc vậy giờ mẹ em muốn sang tên sổ cho 2 anh em thì có phải xin ý kiến bà nội không ạ. Nhờ luật sư giải đáp giúp em

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Hiện tại bố bạn đã mất mà cũng không để lại di chúc thì di sản bố để lại sẽ được thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.
      Bên cạnh đó di sản cũng được chia theo hàng thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
      “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
      a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
      Do đó, Việc bạn muốn nhận thừa kế và đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được sự đồng ý của các đồng thừa kế (bà nội của bạn).
      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Công ty chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý về yêu cầu Chia di sản thừa kế và khai nhận di sản thừa kế (Thủ tục khai nhận tại văn phòng công chứng và Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trường hợp còn vướng mắt và có nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87.
      Trân Trọng.

  25. Nguyễn chí Trung says:

    Xin luật sư tư vấn. Trước đó ba e có vợ sống bên nhà vợ có được 1 đứa con. Xong ly dị. Rồi cưới mẹ em. Tín thời điểm ly dị vợ trước đến nay gần 30 năm. Nay ba e mất. Tài sản của ông nội để lại cho ba nay đứa con trước về muốn chia tài sản.. vậy có được khôngL luật sư.. trong khi đó 30 năm nay k liên lạc k qua lại chăm sóc gì cho ba hết. Mong luật sự tư vấn ạ. Giấy tờ đất thì e với mẹ đã sang tên rồi ạ…

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Đối với tình huống của anh Trung, quý công ty xin được giải đáp như sau:
      – Trường hợp thứ nhất, việc ông nội anh Trung để lại tài sản cho ba anh, nếu được thể hiện trong di chúc và di chúc này được công nhận là hợp pháp theo Điều 630 BLDS 2015 thì tài sản này sẽ thuộc về ba anh. Người con của người vợ trước của ba anh sẽ không được đòi.
      – Trường hợp thứ hai, nếu ông nội không để lại di chúc thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
      Theo đó, ba anh Trung sẽ thuộc hàng thừa kế thừa nhất, và được hưởng phần tài sản do ông nội để lại. Người con của vợ đầu tiên là cháu ruột, và thuộc hàng thừa kế thứ hai. Do đó, những người ở hàng thừa kế thứ hai (trong đó có anh Trung và người con của vợ đầu tiên của ba anh) chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
      Vì vậy, người con này sẽ không có cơ sở để đòi tài sản, nếu như ba anh Trung cùng những người ở hàng thừa kế thứ nhất còn sống, không bị truất quyền hưởng di sản hoặc không từ chối nhận di sản, dù có qua lại chăm sóc hay không đi nữa thì vẫn không được hưởng di sản.

  26. long says:

    gia đình em có mảnh đất ngày trc bố em bỏ tiền ra xin và nộp thuê các thứ giấy tờ nộp tiền vẫn còn giũ hết nhưng lúc lấy tên sổ đỏ thì lại lấy tên của bà nội em vì bố em làm cơ quan nhà nước.giờ bà nội đã chết và k để lại di trúc gì và bà nội có 5 người con và ai cũng biết bố em là người nộp tiền để xin nhưng 4 người con kia k chịu sang tên sổ đỏ cho nhà em mà bắt chia ra làm 5 vậy em hỏi trường hợp như của nhà em thì thế nào ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn bạn như sau:
      Sổ đỏ là cách gọi khác của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai 2013, theo đó giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
      Căn cứ điểm c, Khoản 1, Điều 5, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT theo đó hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình; địa chỉ thường trú của hộ gia đình, trạng thái.
      Như vậy, pháp luật xác nhận chủ thể có quyền sử dụng đất dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
      Theo đó việc ba bạn để cho bà nội bạn đứng tên trên sổ đỏ thì đồng nghĩa với việc pháp luật xác nhận quyền sử dụng đất đối với bà nội bạn.
      Bà bạn đã mất và không để lại di chúc căn cứ Khoản 1, Điều 167, Luật Đất đai 2013, Điều 612, Bộ luật Dân sự 2015 bà bạn được quyền để lại thừa kế và mảnh đất này là di sản của bà bạn theo pháp luật. Căn cứ Khoản 1, Điều 651, Bộ Luật Dân sự 2015, các cô, chú, bác của bạn thuộc hàng thừa kề thứ nhất nên có quyền được hưởng thừa kế.
      Việc bố bạn muốn thủ tục sang tên sổ đỏ trong trường hợp này và bảo bệ quyền lợi của mình thì có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án dựa trên Điều 186, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, kèm theo các văn bản, giấy tờ khác…chứng minh cho giao dịch mua bán trước đó của ba bạn với người chủ cũ thửa đất. Tuy nhiên trước khi khởi kiện, bạn cần tiến hành hòa giải cơ sở tại địa phương theo Điều 202, Luật Đất đai 2013.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi cho câu hỏi của bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc liên quan đến các vấn đề pháp lý khác cần được tư vấn. Vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn.

  27. Nguyễn Văn tâm says:

    Xin luật sư tư vấn giúp :
    Hiện tại ông bà có để lại 1 thửa đất chưa có sổ ( có 5 anh chị em) đã chia nhau hết và cha tôi được 1 thửa. Bây giờ cha tôi mất. Tôi về làm giấy tờ sổ đỏ cần những thủ tục gì. Có cần 4 người anh chị em của cha ký tên hay không nhờ tư vấn giúp

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Long Phan PMT, về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Đất này được các anh chị em trong gia đình cha bạn tự phân chia với nhau và sử dụng từ khi ông bà mất đến này. Cha của bạn sử dụng và canh tác ổn định không có xảy ra tranh chấp đất đai nên cha của bạn có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai 2013.
      Mặc dù cha của bạn không đi làm sổ đỏ nhưng đây được coi là di sản khi cha bạn mất. Nếu cha bạn không để lại di chúc thì tất cả tài sản để lại được chia thừa kế theo pháp luật. Những người được thừa kế theo pháp luật quy định theo thứ tự hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
      Như vậy, mẹ bạn và các anh/chị em của bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bạn làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất phân chia thừa kế theo quy định của Pháp luật Dân sự.
      Sau đó bạn đến văn phòng đăng ký đất đai thực hiện thủ tục làm sổ đỏ cho mảnh đất. Bởi vì cha của bạn đủ điều kiện làm sổ đỏ, và khi phân chia thừa kế thì bạn có quyền đối với mảnh đất trên nên không cần đến sự đồng ý của các anh, chị, em của bố bạn.
      Về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu được quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính. Bạn nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
      – Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu số 04/ĐK;
      – Một trong các giấy tờ tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP/ Trong trường hợp này thì nạn nộp các giấy xác nhận đất dử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc không có tranh chấp;
      – Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như biên lai nộp thuế,…;
      – Bản photo sổ hộ khẩu có công chứng, chứng minh mối quan hệ thuyết thống giữa bạn và cha bạn;
      – Sơ yếu lý lịch của bạn;
      – Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu của người để và người nhận di sản.
      Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được Luật sự hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

  28. Nguyễn Kim Đức says:

    Luật sư cho em hỏi. Ông bà nội e có 4 người con.( 3 trai 1 gái) ông bà có một mảnh đất . Khi ông nội còn sống có nói miệng là cho một người con trai mảnh đất chung với mảnh đất ông bà nội mua và có đóng thuế được >20 năm. Diện tích đất còn lại thì bà nội vẫn đóng thuế từ xưa đến giờ .nhưng do tuổi cao nên bà muốn chia phần đất còn lại làm 3 ( do cô không lấy) nên bà nội muốn chia 2. ( cô không lấy đất do cha mẹ cho và cũng không đồng ý ký vào bản thỏa ước để tách sổ .vậy luật sư có hướng nào để bà nội tách diện tích đất còn lại của bà và của chú( đất bà và chú là trên một diện tích có giấy tay từ năm 1947) làm 3 cuốn sổ .mong luật sư hỗ trợ ạ

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Căn cứ theo câu hỏi của bạn, chúng tôi cho rằng khi ông nội bạn còn sống thì có để lại một phần đất (giao dịch bằng miệng) cho một người con trai. Khi ông mất, do ông không để lại di chúc nên hiện tại gia đình bạn đang vướng mắc trong việc chia đất và tách sổ.
      Giả sử như phần đất đang tranh chấp là đất chung của ông bà nội. Khi ông mất đi, có thể xử lý theo hướng sau:
      Do không có di chúc nên phần đất trên được chia theo khoản 1 Điều 650 BLDS 2015, áp chia thừa kế theo pháp luật. Nghĩa là phần đất sẽ được chia cho bà nội và 03 người con còn lại (trong đó có cô của bạn). Nói cách khác là chia 4 phần.
      Cô của bạn không đồng ý nhận đất và không đồng ý ký vào bản thỏa ước. Căn cứ khoản 1, 2 và 3 Điều 621 BLDS 2015, nếu cô từ chối nhận di sản thì mảnh đất được chia 03. Tuy nhiên, để được xem là hành vi từ chối nhận di sản thì cần 03 điều kiện:
      1. Người thừa kế từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
      2. Người thừa kế lập văn bản về việc từ chối nhận di sản, và và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết, và
      3. Việc từ chối phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
      Căn cứ vào tình huống của bạn, chúng tôi cho rằng bà của bạn chỉ mới có ý định chia đất. Gia đình cũng chưa có quyết định chia đất chính thức.
      Nếu gia đình thống nhất chia đất thì cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
      • Văn bản thỏa thuận có chữ ký của tất cả những người thuộc hàng thừa kế.
      • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với người được hưởng di sản (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, v.v.)
      • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.
      • Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại cơ quan công chứng, chứng thực theo quy định tại Luật Công chứng năm 2014.
      Sau đó, gửi các hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế trên đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường để tiến hành thủ tục. Lưu ý trong hồ sơ cần có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc và giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế (CMND, CCCD, Hộ chiếu). Cuối cùng là đăng ký tách thửa tại UBND xã, phường nơi có đất.
      Trường hợp cần thiết, gia đình bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có đất tiến hành hòa giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật (sau khi đã hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường).
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  29. Thao tran says:

    Nhà có ba chị em ba mẹ mất hết giấy tờ đất đừng tên ba mẹ. Bay giờ em trai bảo nó làm giấy ủy quyền bắt tôi ký vô cho em trai tôi làm sổ đỏ đúng hay sai có được không

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Trước hết cần xác định nội dung giấy ủy quyền mà em trai bạn yêu cầu bạn ký là gì, công việc thực hiện ủy quyền là gì? Trường hợp của bạn theo như chia sẻ thì bố mẹ đã mất và không để lại di chúc phân chia di sản. Như vậy, trước tiên các anh chị em bạn cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Để làm thủ tục này không cần phải có mặt của tất cả ba chị em, vì vậy bạn có thể ký vào Giấy ủy quyền để em trai của bạn làm thủ tục khai nhận di sản. Khi thực hiện thủ tục này, một trong các giấy tờ em của bạn cần phải xuất trình là các giấy tờ về nhân thân của người thừa kế (tức giấy tờ tùy thân của ba chị em bạn) bao gồm Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…
      Sau khi em trai bạn đã hoàn tất kê khai hồ sơ theo quy định, tổ chức công chứng tiến hành công chứng và khai nhận di sản. Sau đó, tổ chức công chứng thực hiện việc niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong vòng 15 ngày để thông báo cho những người thừa kế biết về nội dung khai nhận di sản.
      Nếu bạn nhận thấy thông tin khai nhận di sản của em trai bạn không có thông tin đầy đủ những người được hưởng di sản. Bạn có thể làm thủ tục khiếu nại, tố cáo đến tổ chức hành nghề công chứng.
      Trường hợp sau khi nhận niêm yết mà bạn nhận thấy đã có đầy đủ thông tin người nhận di sản là ba chị em và bạn không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ: Nếu ba chị em đã có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản; Nếu chưa có thì Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của ba chị em, sau đó đọc lại nội dung, nếu đồng ý sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào văn bản khai nhận thừa kế. Cuối cùng, công chứng viên sẽ tiến hành ký chứng nhận và trả kết quả khi hoàn tất thủ tục.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  30. Trần Thị thảo says:

    Bố liệt sĩ mẹ mất 1993 gia dinh có 4 chị em hiện tại là chị thứ ba ở bố mẹ mất ko có di chúc chị và anh rể hương khói cho ông bà cha mẹ và ở miếng dat ông bà và cả dat cha mẹ còn khoảng 50 met v nằm gần dường di của xã hội 3 chị em bảo bán chia 5 phần là phần thứ 5 là p hương khói ,nhưng chị thứ ba ko chịu dòi hưởng hết vì chị bảo là làm sổ dỏ dứng tên ông rể ,nhưng mà chị kết hôn ko có dăng ký và cũng ko có công nuôi dưỡng và 3 chị em con cũng có gia đình ạ xin luật sư tư vấn giúp em với ạ ,( xin chân thành cảm ơn ạ )

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Theo thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn mất không để lại di chúc, di sản hiện do chị ba và anh rể quản lý. Nay các anh chị em yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Theo Điều 650 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp người chết mất mà không để lại di chúc thì tài sản của người chết sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Việc chia thừa kế theo pháp luật dựa trên quy định về hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015. Theo quy định trên, những người cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như nhau do đó chị ba của bạn sẽ không có quyền hưởng trọn phần di sản.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  31. Ngọc says:

    Cha mẹ đã mất không để lại di chúc, ông bà có 6 người con thì tài sản đất đai ông bà để lại sẽ được chia như thế nào? Khi giấy tờ đất đã mất thì có cá nhân (con của ông bà) nào có thể tự ý làm giấy tờ sang quyền sử dụng đất mà chưa được sự đồng ý của các người con còn lại được không?

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định pháp luật tại Điều 649, 650 Bộ luật dân sự 2015 khi người chết không để lại di chúc thì di sản được chia cho những người thừa kế theo hàng thừa kế phù hợp quy định pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Nếu đến thời điểm ông, bà mất và hàng thừa kế thứ nhất có sáu người con thì di sản ông, bà để lại được chia làm sáu phần bằng nhau cho từng người con. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”
      Về việc giấy tờ đất chứng minh tài sản của ông, bà mất thì không có người con nào được quyền tự ý xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất sang tên mình, vì phần đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất là di sản thừa kế.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  32. Khách says:

    sin luật sư tư vấn cho hỏi
    trường hợp tra mẹ mất ko để lại di chúc vạy ae e trong truyển quyên sử dụng cho 1 người hàng thừa kế thứ nhất
    nhưng vì những ae trong nhà ro tuổi cao ko còn giáy khai sinh và chỉ có cmnd và hộ khẩu mỗi người sống 1 lơi vạy vạy thì có cách nào để sác nhận đúng quy trình làm thừa kế khộng ạ sin cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Trong trường hợp này, Để thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế, bạn và những người thừa kế khác có thể làm hợp đồng ủy quyền cho một người để thực hiện thủ tục này. Những người thừa kế ở xa có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào nơi đang sinh sống để yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn.
      Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  33. TRẦN văn thành says:

    Cho tôi hỏi ông bà cha mẹ đã chết hết rồi để lại đất đai cho con giờ tôi muốn sang tên quyền sử dụng đất với tên mình thì cần làm những giấy tờ gì để sang tên cha mẹ sinh được 5 anh em

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
      Thủ tục khai nhận thừa kế theo quy định của pháp luật:
      Sau khi xác định người có quyền hưởng di sản cha mẹ để lại là nhà đất thì người được nhận di sản muốn sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang tên của mình thì đầu tiên cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
      Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014: “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”
      Bước 1: chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế
      • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
      • Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế
      • CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
      • Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
      • Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục
      Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế
      • Theo quy định khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ để lại di sản theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật công chứng.
      • Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
      • Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.
      Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
      Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc hay tranh chấp gì thì bạn hoặc VPCC sẽ đến UBND phường, xã để lấy Thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của UBND. Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với mảnh đất của cha mẹ để lại.
      Thực hiện thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai
      Thành phần hồ sơ
      • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Sổ đỏ/Sổ hồng (01 bản chính + 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
      • Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập tại Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật;
      • Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai bên mua và bên bán (mỗi thứ 02 bộ tương đương 02 bản sao y có công chứng chứng thực);
      • Giấy tờ chứng minh tài sản chung (là: Đăng ký kết hôn)/hoặc giấy tờ chứng minh tài sản riêng (là: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân/độc thân) (02 bản sao y có công chứng chứng thực);
      • Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu (01 bản chính – Kê khai theo mẫu);
      • Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
      • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính – Kê khai theo mẫu);
      • Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp (02 bản chính – kê khai theo mẫu) hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;
      • Sơ đồ vị trí thửa đất (01 bản chính – Kê khai theo mẫu)
      Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, bộ phận 1 cửa sẽ chuyển hồ sơ qua chi cục thuế để tiến hành thẩm định và ra thông báo nộp thuế.
      Lấy kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới
      Căn cứ vào thời gian ghi trên giấy hẹn trả kết quả, chúng ta thực hiện việc đóng các khoản thuế theo quy định và tới văn phòng đăng ký đất đai để nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
      Trường hợp này cha mẹ để lại đất cho con nên thuộc trường hợp được miễn Thuế, phí trước bạ Theo khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và theo điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
      Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.

  34. Thì trường says:

    Luc su ơi cho em hỏi chồng em làm giấy tờ đất cha mẹ mất không để lại di chúc mà út trong nhà cha mẹ chỉ nói lúc còn sống để lại cho 3 người trong khi một người không ký có làm kg .tư vấn giúp em với.

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Long Phan PMT, sau đây chúng tôi xin chia sẻ thông tin về vấn đề pháp lý anh/chị đã nêu như sau.
      Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 trong trường hợp người để thừa kế không để lại di chúc để chia thừa kế thì di sản để thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Về cơ bản, khi chia thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế trong cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản như nhau. Việc phân chia quyền sử dụng đất cũng như vậy: dựa trên số người được nhận di sản thừa kế để phân chia quyền sử dụng đất thành các phần bằng nhau. Như vậy, trong trường hợp của bạn thì chồng bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, còn 2 người còn lại thì bạn căn cứ khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 để xác định hàng thừa kế. Nếu 2 người này cùng hàng thừa kế với chồng bạn thì được hưởng phần di sản như nhau. Còn trong trường hợp 2 người này ở hàng thừa kế sau thì chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
      Đối với viêc chồng bạn muốn làm giấy tờ đất nhưng có một người không đồng ý ký. Theo quy định pháp luật, muốn thực hiện giao dịch như bạn nêu thì tất cả những người được hưởng di sản phải đồng ý, các văn bản phải được công chứng/chứng thực hợp lệ, trong đó những người không có điều kiện tham gia phải ủy quyền cho người khác quyết định thay mình. Nếu không thực hiện được nữa thì bạn có thể yêu cầu tòa án chia thừa kế. Lúc này, theo quyết định chia di sản của Tòa án bạn sẽ được thực hiện các quyền về tài sản đối với phần di sản mà bạn được hưởng thừa kế.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của anh/chị. Nếu như anh/chị có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

  35. Trần ngọc hưng says:

    dạ chào luật sư.
    Xin luật sư giải đáp giúp em.với ạ
    Bố mẹ em.có một thừa đất mua từ năm 2003 đứng tên cả 2 nay bố em.mất ko để lại di chúc thừa kế .em đi làm lại thì người ta bảo phải đi xin xác định lại nhân khẩu từ năm 2003 trong hộ khẩu gia đình.em đã ra công an thành phố xin xác nhận .nhưng công an thành phố nói ko thuộc Phạm vi trách nhiệm .vậy đúng hay sai .nếu ko xin được giấy xác nhận nhân khẩu em có làm lại được bìa ko ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Việc xin xác nhận nhân khẩu tai thời điểm cấp giấy CNQSDĐ là bắt buộc khi khai nhận di sản thừa kế đối với trường hợp đất được cấp cho Hộ gia đình. Do đó, bạn phải xác định lại GCN trên được cấp cho “hộ ông bà” hay cấp cho “ông bà”.
      Theo quy định Điều 21 Luật cư trú, trường hợp của bạn nếu bạn thường trú tại Thành phố trực thuộc trương ương thì xin xác nhận lại nhân khẩu tại Công an huyện, quận, thị xã tại nơi gia đình đăng ký hộ khẩu thường trú. Nếu bạn ở tỉnh thì xin xác nhận tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện hoặc công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh để xác nhận nhân khẩu trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng!

  36. nguyễn thị tú says:

    xin chào luật sư
    bác cho cháu hỏi ạ. đất hiện tại bố cháu đang ở là của ông nội cháu. nhưng ông nội cháu mất k làm di chúc. nhưng bà cháu vẫn còn. bây giờ bà cháu muốn tặng lại cho bố cháu. thì có cần chữ kí của các anh chị em của bố cháu hay không ạ.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  37. Vũ thế says:

    Bố mẹ đã mất chu út bây giờ nhận hết đất nhà có 5 chị Em muốn được hưởng thì hỏi luật sư chỉ dẫn cho tôi xin cảm ơn

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  38. Michael Nguyen says:

    Thân chào Luật Sư.Tôi Nguyen Đức đang sống ở Hoa Kỳ.
    Tôi sống với bố mẹ từ lúc sinh ra cho đến khi rời Việt Nam 1980 chung một căn nhà. Chị tôi lập gia đình ở xa về ở chung với bố mẹ sau khi tôi rời Viêt Nam cho đến khi bố mẹ mất. Chị tôi đứng sổ đỏ. cho đến 2016 chị tôi nói bán lại cho tôi 1 tỷ đồng (không có giấy cam kết vì tôi nghĩ là chị em ruột) nên không cần làm. tôi mang tiền về xây lại tốn phí 5 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất viêc xây lại nhà Tổ chj tôi nói không bán nữa. Thưa luận sư tôi phải làm sao đây? Luật sư có thể giup tôi giải quyết không?
    Chân thành cám ơn luật sư nhiều, mong sự phúc đáp.
    Nguyên Đức

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  39. Oanh phung says:

    Bố tôi mất không để lại đi chúc, giờ mẹ tôi có quyền sở hữu mảnh đất đang ở không ạ, bà muốn chia cho các con thì bà có quyền không ạ, và chia thế nào cho đúng pháp luật

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  40. Khách says:

    Chào Luật sư! Cho tôi hỏi bố tôi mất năm 2012 không để lại di chúc. Trong sổ đỏ ghi tên mẹ là đại diện của những người thừa kế là các con và ông nội. Ông nội tôi đac mất năm 2020. Mong luật sư tư vấn bây giờ muốn sang tên sổ đỏ sang cho mẹ tôi thì cần phải làm thế nào. Xin cảm ơn!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  41. Nguyễn Tân says:

    Xin chào luật sư. xin luật sư tư vấn giúp tôi ạ. Ông bà tôi khi sinh thời được 7 người con. 2trai và 5 gái. Đến khi mất đi đã làm di chúc sang tên đất và tài sản trên đất cho bố tôi là con trai thứ hai nhưng khi làm sổ đỏ thì thì thiếu chữ ký và con dấu của bên huyện ( trên sổ đỏ đã ghi là để lại toàn bộ đất cho bố tôi và đã có giấy xác nhận của xã thời điểm đó). Đến nay bố tôi đi làm sổ đỏ thì xảy ra tranh chấp người a trai của bố tôi đòi chia đôi thửa đất và làm 2 sổ đỏ. Trường hợp này thì cần phải làm gì ạ? Xin đươc tư vấn ạ. Xin chân thành cảm ơn luật sư./.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  42. Lê Đăng Nghiêm says:

    ông bà qua đời đã 7 năm không có di chúc nên chưa sang tên chuyển nhượng cho ai vì có tranh chấp . Không chia được đất nên 1 trong các người con vẫn sinh hoạt trên phần đất đó.giấy tờ đất đai không hợp lệ vậy theo thời gian có bị mất đất không?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  43. Khách says:

    Luật sư cho e hỏi
    Bố mẹ đã mất hết k để lại đi chúc. Bây giờ đất đai anh em tự chia thì cứ thế tách thửa hay bắt buộc phải 1 người đứng tên bìa r mới chia được ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  44. Sang says:

    Chào luật sư… Xin luật sư cho biết tôi phải làm sao trong trường hợp này a..mẹ ck tôi có 1 miếng đất mặt đường do mẹ đẻ ra bà để lại.. Trc khi ba ngoại mất có làm sô đo cho e trai ck tôi…được 1 nửa ô
    đất ý làm nhà.. Còn nửa ô để lại cho mẹ chồng tôi.nhưng khi làm sô đo vào số hết cả ô đất trên. Đứng tên e trai ck tôi…giờ e trai ck tôi đã làm nhà 2tầng trên 1ô đất .ô còn lại bỏ không,mẹ ck tôi và tôi có ra mở quán bán hàng.. Nhưng e trai ck tôi kêu đất của no sô đo đứng tên nó.. Nó k muốn để ô đất còn lại cho mẹ chồng tôi..vậy mẹ ck tôi phải làm gì để lấy lại đc ô đất hiện tại như trc kia nói chi cho e trai ck tôi một nửa. Xin luật sư chi giúp ak…

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  45. hoang nghĩa says:

    xin chào luatlongphan. tôi có 1 vấn đề về đất đai xin hỏi luật sư như sau:
    ông nội tôi và bà nội sinh sống trên 1 mảnh đất. ông nội có 3 người con là bác trai đầu, cô thứ 2 và bố tôi là út. năm 1969 do chiến tranh ông nội tôi mất, còn lại bà nuôi 3 đứa con.sau này lớn lên bác trai ở trong mảnh đất cùng với bà, bà cô đi lấy chồng, bố tôi lấy vợ ra ở riêng. sau này bà tôi ốm yếu bố mẹ tôi đưa bà về chăm sóc và bà mất được thờ phụng tại nhà bố mẹ tôi. trước khi mất cũng không để lại di chúc . bác tôi ở trên đất của ông bà đến nay .và tự ý bán đất ông bà . xin hỏi luật sư là đất của ông bà không có di chúc thì bố tôi và bà cô có được chia đều không? và bác trai tự ý bán đất không xin phép thì chúng tôi có khởi kiện được không?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  46. Khanh says:

    Xin luật sư tư vấn giúp trường hợp như sau bố mẹ tôi có mua mảnh đất nằm trong diện quy hoạch. Nên chưa được cấp sổ đỏ sau khi bố tôi mất một thời gian thì khu đất hết thời gian quy hoạch và được cấp sổ đỏ lúc đó chỉ mang tên mình mẹ tôi nhà tôi có hai anh em nếu giờ mẹ tôi bán hoặc cho 1 trong 2 người con thì người còn lại có đòi được quyền thừa kế không

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  47. Nguyễn Thị Thu Hiền says:

    Chào luật sư, mẹ chồng tôi mất cách đây 7 năm ,không để lại di chúc, hiện tại sổ đỏ vẫn là tên của bà, bà có 1 con duy nhất là chồng tôi, hiện tại vợ chồng tôi muốn sổ đỏ đứng tên của cả tôi và chồng thì cần làm những thủ tục gì ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  48. Khách says:

    Con muốn hỏi là cha mẹ chồng con mất 20 năm rồi giờ toàn bộ giấy tờ nhà đất chồng con đứng tên nay chồng con muốn bán số đất đó để cho anh em người một ít mà chị chồng muốn chia đều con nhớ luật sư tư vấn giúp con ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  49. Khách says:

    Vợ chồng tôi cùng hai cháu cùng trong hộ khẩu của bố mẹ tôi,nay bố mẹ tôi chế ko có di chúc để lại, mà bây giờ anh chị tôi muốn chia đất thổ cư của bố mẹ tôi, cho tôi hỏi phải làm như thế nào là đúng ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

      • says:

        Dạ em chào luật sư dạ em có câu hỏi thắt mắc muốn hỏi luật sư ạ ,dạ trường là như vầy nhà em có 4 anhem anh 2 thì mất sớm chị 3 thì đi lấy chồng chỉ còn lại 2 anh em mà cha mẹ thì lại mất để lại căn nhà mà giấy tờ đất thất lạc rồi dạ em muốn làm giấy tờ đất của cha đã thất lạc và sang tên cho cả 2 anh em của em thì trường hợp thì phải làm thế nào ạ xin luật sư chỉ giúp em .da 2 anh em của em cũng đã bàn với chi 3 để về cất nhà lại nhưng tụi em cất 1 căn chia ra làm 2 căn để ở nhưng giấy tờ của thể đứng được 2 tên anh em đươc không ạ luật sư ?

        • Đỗ Thanh Lâm says:

          Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua zalo quý khách cung cấp. Qúy khách vui lòng kiểm tra zalo để biết chi tiết.

  50. Nguyen says:

    Xin chao Luat su
    Ong ba ngoai em Mat có để lại một mảnh đất
    Mà không để lại cho ai
    Mà có bốn người con
    Vay

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  51. Nguyên văn thach says:

    Luật sư cho e hỏi .ba e chết .để lại quyên thưa kê cho e đã câp sổ đỏ ..ơ trong sổ đỏ la tên của e la được thưa kế..con ơ ngòai trang đầu là còn tên của ba e..e muôn đổi lai tên e đưng chủ hộ ..thi lam cach nao…co rươm rà gi ko..xin luật sư tư vấn giup e ạ

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  52. Lộc says:

    Luật sư cho e hỏi ạh !
    Nhà e có 4 người đều là con chung của ba mẹ , sổ hồng đừng tên mẹ em , nay cả ba mẹ em đã mất các người còn lại trong gia đình đều đồng ý để em thừa kế tài sản của ba mẹ nhưng sổ hồng lúc mẹ em còn sống đã bị mất thì em sẽ phải làm các bước thế nào ạh. Xin luật sư tư vấn dùm em

  53. Khoa says:

    Xin luật sư tù vấn giùm, cha chết không để lai di chúc thừa kế, bây giờ gia đinh muốn ủy quyền cho một người đứng tên thì như thế nào và những người đã chết thì cần giấy tờ gì. Xin cảm ơn

  54. Joey Nguyễn says:

    Xin Chào luật sư, với trường hợp cha mẹ không để lại di chúc như trên thì sau khi con gái nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới thì có được xem là tài sản chung của vợ chồng con gái hay không ạ ?. Xin cảm ơn

  55. Nguyễn Văn Thăng says:

    Chào luật sư.tôi xin hỏi: Cha Mẹ tôi sinh ra được 4 người con, và có tài sản hiện hành là sổ đỏ ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đó quá trình bệnh tật nên Chả Mẹ tôi đều đã mất.và sau đó, anh em tôi có họp mặt gia đình .hai anh và em gái đều đã lập gia đình , có nhà cửa. Riêng tôi thì chưa .nên mọi anh chị em đồng ý và .lập biên bản cho tôi được quyền thừa hưởng mảnh đất đó. Trong cuộc họp cùng có hai bác ruột và anh trai con bác tham gia làm chứng.và đã đc tất cả anh ,chỉ ,em ký vào biên bản.biên bản đó đã đc chính quyền địa phương và chủ tịch ubnd xã xác nhận.nhưng hiện nay, tôi ở xa,ko về đc, nên muốn nhờ anh trai tôi bán cho tôi thửa đất đó, thì tôi phải làm thủ tục pháp lý như thế nào cho người mua?

    • Trần Hường - Chuyên viên pháp lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  56. Khách says:

    Xin luật sư tư vấn giùm ạ mẹ e bỏ em đi từ lúc nhỏ đến nay 23 năm đã có con riêng nay bố em mất giờ em muốn keu bả về để chuyển nhượng quyền sử dụng đất sổ đỏ cho em mà bả ko về thì em phải làm sao ạ

  57. Nguyen thi kim ngan says:

    Ba ngoai em co 7 nguoi con. Bay gio ngoai mat ma khong de lai di chuc gi. Trong khi do 6 nguoi con kia muon ban het phan dat cua ngoai. Con mot nguoi la me em khong muon ban la vi dat ong ba. Vay cho em hoi 6 nguou muon ban con 1 nguou thi k vay co ban duoc khong a.

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  58. Khách says:

    Ba ngoai em co 7 nguou con. Sau khi ba mat k de lai di chuc cho ai. Bay gio 6 nguoi con kia muon ban het phan dat cua ngoai con mot nguoi k chiu ban la me em. Vi dat ong ba. Vay cho em hoi k co su dong y cua me em thi 6 nguou kia co ban dat duoc khong

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  59. Khách says:

    Nhà em có 6anh chi em khi mẹ mất không để lại di chúc.6anh chi em mới chuyển sang cho con út vậy thì người đó có quyền như thế nào vậy ạ

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  60. Dương Thị thuỳ Linh says:

    Luật sư cho e hỏi vợ ck e có hai mặt con gái và trai mà hai vợ chồng dã ly thân dã lâu và hiện giờ ck e dã mất vậy hai dưa con e có dễ thừa kế dat dai ko vậy luật sư e cảm ơn luật sư ạ

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu để luật sư chuyên môn nghiên cứu, phản hồi bằng thư tư vấn. Trân trọng./.

  61. Doan thi thu an says:

    Nho luat su tu van dum e giay to dat cua e la bang phan trang 1991 den joi cua noi e la ba phung thi nga ma noi da mat joi e mun lam bang phan lai cho cha e dung ten roi mjh lam nhu the nao way luat su

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu để luật sư chuyên môn nghiên cứu, phản hồi. Trân trọng./.

  62. Hùng says:

    Chào luật sư tôi xin phép có 1 câu hỏi ạk: ông bà nội của tôi trước lúc ra đi có để lại cho cha tôi 3m đất cha tôi là trưởng nam nhưng ông bà ko để lại di chúc . Và cha tôi đã mua thêm 3m đất bên cạnh để làm sổ đỏ .vậy cho tôi hỏi 3m đất ông bà để lại cho cha tôi có thể làm sổ để gộp với 3m cha tôi đã mua không ạk và thủ tục làm ntn ạk

  63. Lê Văn Duẩn says:

    Dạ con xin chào luật sư con nhờ luật sư giúp con . con muốn hỏi là. Bố của con đứng tên sổ đỏ mà bố con đã mất 7 năm nay… Bây giờ con muốn làm sổ đổ đứng tên con để thế chấp ngân hàng vay tiền vì mẹ con ko có khả năng làm… Luật sư giúp con. 1 là bây giờ con muốn đứng tên sổ đỏ phải làm thủ tục thế nào và hồ sơ ra sao cần tới đâu để làm ạ.. 2 là giờ con muốn thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng mà trong khi đó sổ đỏ đứng tên bố con đã mất. Giờ con ko cần đứng tên sổ đỏ con có thể thế chấp sổ để vay tiền được không ạ. Và phải làm như thế nào ạ.. Cuối cùng con cảm ơn luật sư ạ

  64. Khách says:

    ông em có để lại một miếng đất có sổ đỏ mang tên ông em. giờ ông em mất rồi. miếng đất đó có mất k ạ. sổ đỏ vẫn còn ạ

    • Đỗ Thanh Lâm says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn. Quý khách vui lòng liên hệ qua email info@luatlongphan.vn hoặc kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu. Luật sư chuyên môn sẽ nghiên cứu, phản hồi. Trân trọng./.

  65. Nguyễn Đức Nhuận says:

    Thưa luật sư.nha mẹ tôi mất để lại một phần đất.nha tôi có 2 người tôi và a tôi . nai tôi muốn lam thừa kế .thì ra xã làm thủ tục thừa kế đất mẹ tôi để lại.o xã kieu là 2 ae tôi phải có một người đứng ra nhận thừa kế còn một người còn lại chỉ ký thôi.nhu vậy sao này người con lại là người ký có dược nhân thừa kế không

  66. Khách says:

    Em muốn hỏi luật sư là bố mẹ em mất không để lại di chúc.mà giờ nhà em có 4 anh em.gii có thể tách bìa một lúc cho 4 anh em có được không ạ hay phải làm thế nào ạ

  67. Hoài an says:

    Xin luật sư tư vấn giúp em.bố mẹ em mất không để lại di chúc.mà nhà em có 4 anh em.gio muốn sang tên sổ đỏ từ bố sang tên các con.có thể sang tên một lúc cho 4 đứa con được không hay như thế nào ạ.

  68. Trần vũ đạt says:

    Xin chào luật sư. Ông bà nội con mất đã lâu mà giấy sử dụng đất vẫn chưa sang tên. Lúc còn sốg ông nội có nói cho ba con và người cô thứ 8, nhưg chỉ là nói miệg chứ k có văn bản. Hiện giờ cũg chỉ có gia đìh con và gia đìh cô 8 ở trên miếg đất đó. Đồng thừa kế thì còn các bác con nữa ạ. Vậy bây h muốn sag tên giấy tờ đất thì cần những loại giấy tờ gì ạ. Con cảm ơn

    • Trần Hường - Chuyên viên pháp lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.

  69. Sa Y Tùng says:

    Gia đinh tôi là dân tộc tiểu số ( sống tại bình phước ) gia đinh tôi gồm có bốn 5 người ( cha mất nam 2002, con Mẹ và 3 anh chi em/ tôi là con cả( hai em gái ) nhưng hai em gái lấy chồng trước tôi và đã có có gia đình và cũng đã tách sổ gốc gia đình. Rồi cúi cùng tôi cũng lập gia đình nam 2012 và cũng tách sổ hộ khẩu GĐ sang sống bên nhà vợ / con mẹ tôi, cũng thay sổ hộ khâu luôn ,

    Tôi hỏi như trên Xin Quí vị tư vấn dùm: Cha tôi có một cái sổ đỏ nhà ở / cấp quyền sử dụng đất năm 1999/ cho đến 2002 thì ông mất để lại sổ đất đó , trong sổ đất đó chỉ đứng tên ông thôi, không có tên vợ tức là mẹ tôi , trong thời gian ông sống cho đến ông chết năm 2002 và cho đến may tôi là con trưởng của ông và mẹ và 2 em gái vẫn sống trên mảnh đất đó từ lúc cha mất cho đến nay 2021/ nhưng chúng tôi đã làm ăn sinh sống nơi khác chỉ còn mẹ tại đó :

    Trong khi đó cha mất không để di chúc , aii thừa kế ,
    Các thành viên trong gia đình ( Mẹ và 2 em đã bàn và quyết định là cho anh cả( tôi) lập sổ cha sang cho tôi ( con) đứng tên , vì mẹ có tuổi rồi và các em gái lấy chồng về nhà chồng rồi ( 2 em gai tôi gia đình ổn định rồi, con tôi có trách nhiệm lo cho mẹ.

    Vậy theo trên tôi phải làm ?
    Có giấy tờ gì liên quan ?
    Làm đơn như thế nào? Nạp ở đâu ?
    Có sang được tên khi không có di chúc ,
    Có được quyền thừa kế không ?
    Xin quý vị giải đáp,

  70. Thanh Vũ says:

    Chào Luật sư
    cho em hỏi. ba mẹ em mất không có để lại di chúc.
    bây giờ em và em em muốn sang tên lại có vướng vấn đề gì không ạ!
    tại ba mẹ em mất từ năm 2004 mà 2 ae bận không sang tên được.
    giờ làm giấy chứng tử đã lâu rồi, không biết có hợp lệ không?
    nhờ mọi người giải đáp thắc mắc giúp em.
    chân thành cảm ơn

  71. Nguyễn duy đông says:

    Xin chào luật sư xin luật sư hãy giúp em ạ
    Nhà em có 3 chị em cụ thể là 2 gái 1 trai . Ông nội em mất sớm xong đến bố em cũng mất sớm hiện tại còn mẹ em và bà nội em . Ông nội em sinh được 4 người con 2 trai và 2 gài ( bố em hiện đã mất công 3 ah) Trong thời gian vừa qua . Thằng em trai em dụ dỗ bà nội em đi viết giấy chuyển quyền sử dụng đất cho nó . Giờ nó bảo đất đấy là của nó . Nó đuổi mẹ em đi .
    Luật sư trả lời giúp em xem giấy của bà nội em viết có hợp pháp không ạ . Và em trai em có sang tên nó được mảnh đất đó ko ah
    Em xin chân thành cảm ơn ạ

  72. Chu Thị Hạt says:

    Xin được luật sư tư vấn giúp e ạ.
    Bố mẹ đẻ và vợ chồng e mua chung 1 mảnh đất, đứng tên trên sổ đỏ là bố mẹ đẻ em. Bố đẻ e mất ko để lại di chúc , em đi lấy ck nhưng chưa chuyển khẩu vẫn để khẩu nhà bố mẹ đẻ. Hiện nay bố mẹ đẻ e có 4 người con gái, 3 người kia đã chuyển khẩu theo nhà chồng, giờ mẹ e chuyển quyền sử dụng tên em thì thủ tục như nào ạ, chồng e vẫn hộ khẩu ko cùng tỉnh với em ạ.

  73. Hong yen says:

    Xin luật sư tư vẫn giúp e ạ.
    Bố e mới mất năm 2021. Nhưng k để lại di chúc. Hiện tại đang có mảnh đất xây nhà bố đang ở bây giờ. Nhà thì bố mẹ đã ly hôn. 2 chị em gái em đều ở với mẹ. E thì lấy chồng rồi. Còn e gái em thì vẫn ở sổ hộ khẩu với mẹ. Hiện tại bố e mất rồi. Chị em em có quyền được thừa kế đất đai k ạ. Bố em có 6 người anh em nữa. Nhưng hiện tại sổ đỏ và giấy tờ của bố các bác em cầm hết rồi. Nếu như trong trường hợp chị em em có quyền thừa kế. Muốn sang tên sổ đỏ là của chị em em mà các bác k đồng ý và k đưa sổ đỏ cùng giấy tờ thì chị em em phải giải quyết như nào ạ
    Em cảm ơn luật sư

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  74. Trần Sỹ says:

    Xin chào luật sư.
    Tôi muốn hỏi luật sư vấn đề như sau: Cha, mẹ tôi sinh 03 người con trai. 02 anh em đã lấy vợ và hiện tại đang làm ăn ở nước ngoài, còn tôi ở nhà làm công chức. Hiện nay cha tôi đã mất, và có 01 bìa đỏ muốn chuyển sang cho anh trai đầu đang ở Đức (không có di chúc). Mẹ và 03 anh em tôi đều đồng ý chuyển sang cho anh trai đầu.
    Vậy xin hỏi luật sư gia đình cần những thủ tục nào để chuyển tên từ cha, mẹ tôi sang cho anh trai đầu ạ.
    Xin chân thành cảm ơn luật sư.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  75. Nguyen Thi Huynh Mai says:

    Luật sư ơi cho e hỏi là nhà có 7 người con. bố và mẹ đứng tên chung sổ đỏ nền nhà.. Mẹ mất và định làm sang tên cho mình bố đứng sổ đỏ nhưng 1 trong 7 người con có người không đồng ý kí tên chuyển nhượng cho bố đứng.. Giờ bố muốn để lại 50% giá trị tài sản trong sổ đỏ nền nhà cho con trai út đang nuôi bố có được không ạ. Và thủ tục phải như thế nào ạ…

  76. Trần Minh says:

    Chào luật sư ạ!
    E muốn hỏi luật sư 1 việc, rất mong được luật sư tư vấn ạ!
    Chuyện là: bố e mất từ hồi e chưa lấy vợ. Sau khi lấy vợ, e được thừa kế đất của bố để lại. Trong quá trình làm sổ đỏ, nhân viên làm sổ đỏ lại lấy cả chữ ký của vợ e, và sổ ra mang tên cả 2 vợ chồng. Cho e hỏi như vậy có đúng không? Giờ e muốn làm lại sổ đứng tên 1 mình e có được không ạ?

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  77. Đạt vinh says:

    Cho tôi hỏi khi sang tên từ người mất cho người chưa mất thì con cái có đồng loạt ký tên ko nếu có trường chưa có căn cước công dân mà lấy chứng minh nhân dân đã hết hạn đi ký được hông

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0939.846.973, Viber: 0819.700.748 hoặc gọi đến Hotline: 1900.63.63.87 để trao đổi.
      Trân trọng./.

  78. ngân says:

    Tôi muốn hỏi thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ mẹ (đã chết) sang con trai ( duy nhất.) . Bố ( còn sống) đã li hôn với mẹ nhưng hiện ở xa và con k có giấy li hôn. Đất được mẹ mua sau khi bố mẹ li hôn. Mẹ mất không để lại di chúc.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  79. Hà Thi Lệ says:

    Xin luật sư tư vấn dùm tôi. Tôi và chồng lấy nhau 27 năm cùng sống trong căn nhà của ba chồng tôi năm 2016 ba chồng tôi đã làm 5 sổ hồng cho năm người con ở cùng một mảnh đất này gọi là quyền sở hữu chung năm 2017 ba chồng chết đến năm 2022 chồng của tôi chết vậy làm sao để tôi thừ kế cho hợp lệ (Ba chồng và mẹ chồng đã chết )

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  80. Khoi tran says:

    Tôi ở với cha mẹ tôi, năm 1996 tôi xây dựng nhà và làm sổ đỏ đầu tiên năm 1996 đến năm 2019 gia đình tôi đổi sang sổ hồng, bây giờ anh chị tôi kiện phải chia tài sản chung liệu có được hay không? Nhớ luật sư giải đáp giúp!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  81. HOA says:

    thưa luật sư.bố mất ko để lại di chúc chỉ chia đất bản đồ ở xã cho các con vậy khi làm sổ đỏ có cần phải xin chữ kí anh em của bố không ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  82. Nguyễn Trọng Đạo says:

    Xin lật sư tư vấn giúp tôi . hộ khẩu nhà tôi đang ở đứng tên bà nội tôi là chủ hộ , bố mẹ tôi , tôi và e ruột tôi là thành viên. Bố mẹ tôi khi đó có mua 1 mảnh đất riêng đứng tên bố và mẹ tôi. Nay bố tôi mất tôi muốn làm thủ tục để mình mẹ tôi đứng sổ thì cần chuẩn bị giấy tờ như thế nào ak.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  83. Lê Hải says:

    Luật sư tư vấn giúp tôi
    Sáng nhượng đất và nhà. Bố mẹ đã mất. Cần thủ tục gì và cần giấy khai tử của ông bà nội ngoại không.
    Khi bố mẹ tôi mua đất này khi ông bà ngoại đã mất từ lâu.
    Đất này bố mẹ mua chứ không phải đất thừa kế của ông bà nội ngoại để lại.
    Phòng công chứng yêu cầu phải có giấy tờ khai tử của ông bà nội ngoại.
    Cám ơn luật sư.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

  Miễn Phí: 1900.63.63.87