Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Có nhiều hình thức GÓP VỐN hiện nay, nổi bật nhất là hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Thủ tục góp vốn được pháp luật quy định cụ thể. Vậy đối với việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì pháp luật quy định định như nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để giải quyết vấn đề này nhé.

Thủ tục góp vốn

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Quy định của pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Điều kiện thực hiện quyền góp vốn

Người sử dụng đất có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 cụ thể như sau:

  • giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai năm 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất;
  • Bên cạnh đó, chủ thể tham gia giao dịch về góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Điều kiện bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được NHẬN GÓP VỐN bằng quyền sử dụng đất để thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 193 Luật đất đai 2013 cụ thể như sau:

  • Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;
  • Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

Các thủ tục khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Các thủ tục góp vốn

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là thủ tục được sử dụng phổ biến

Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Khi đáp ứng các ĐIỀU KIỆN để được góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ – CP thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
  • Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trình tự, thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Thực hiện thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 thông tư 33/2017/TT- BTNMT:

  • Người thực hiện việc góp vốn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở tài nguyên môi trường gồm: đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc), hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp/Hoặc Giấy phép đầu tư/ Hoặc Quyết định thành lập của tổ chức nhận chuyển nhượng.
  • Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư (Bản gốc)
  • Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất
  • Trích lục bản đồ địa chính
  • Thẩm định hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Trả kết quả: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người chủ sử dụng đất.

>>Mời bạn tham khảo thêm bài viết: TƯ VẤN THỦ TỤC GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP BẰNG MẶT BẰNG KINH DOANH

Chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất như thế nào?

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bao gồm:

  • Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
  • Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
  • Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
  • Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

Luật sư tư vấn thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Luật sư tư vấn thủ tục

Nhờ Luật sư tư vấn là một trong những quyền cơ bản của con người

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và vốn hiểu biết sâu sắc về pháp luật, Luật sư sẽ giải quyết vấn vấn đề liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Cụ thể Luật sư sẽ giải quyết các vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp luật liên quan đến góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn các thủ tục mà bạn cần thực hiện khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn soạn đơn đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

>>Mời bạn tham khảo thêm bài viết: MẪU HỢP ĐỒNG GÓP VỐN MUA ĐẤT

Như vậy, qua bài viết thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Nếu như bạn còn thắc mắc, gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề về đất đai hay có nhu cầu cần tư vấn luật đất đai hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (42 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87