Thủ tục cấp lại Giấy phép xây dựng hiện nay đã được pháp luật xây dựng quy định một cách cụ thể. Quy trình này không chỉ giúp bảo đảm tính hợp pháp và hợp lệ của các công trình xây dựng mà còn góp phần vào việc duy trì trật tự xây dựng và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Thực tế cho thấy nhiều chủ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi giấy phép xây dựng của mình rơi vào tình trạng bị rách, nát hoặc bị mất. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin cho Quý khách hàng.
Mục Lục
Trường hợp nào được xem xét cấp lại Giấy phép xây dựng?
Theo quy định tại khoản 1, Điều 100 Luật Xây dựng 2014 thì Giấy phép xây dựng được xem xét cấp lại trong 3 trường hợp sau:
- Bị rách
- Bị nát
- Bị mất
Cơ quan có thẩm quyền cấp lại
Theo Khoản 4, Điều 103 Luật Xây dựng 2014, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là cơ quan có thẩm quyền cấp lại GPXD.
Về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, khoản 1, 2 và 3 Điều 103 Luật Xây dựng 2014 quy định rằng:
- Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.
- UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, UBND cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.
- UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, để xác định được cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại giấy phép xây dựng, cần xem xét cơ quan nào là cơ quan ban đầu đã cấp giấy phép xây dựng đó.
>>>Xem thêm: Quy định về các trường hợp bị thu hồi giấy phép xây dựng
Thẩm quyền cấp lại thuộc về cơ quan đã cấp Giấy phép xây dựng
Trình tự thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép xây dựng
Hồ sơ cần chuẩn bị
Theo khoản 2, Điều 100 Luật Xây dựng 2014 thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng;
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp đối với trường hợp giấy phép xây dựng bị rách, nát.
Mẫu đơn xin cấp lại
Để hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy phép xây dựng, đơn đề nghị cấp lại phải theo mẫu đơn của Bộ Xây dựng ban hành quy định tại Phụ lục số 2 Ban hành kèm theo Thông tư số: 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng. Cũng theo điểm c, khoản 3, Điều 16 Thông tư này thì chủ đầu tư giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thông tư.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy phép xây dựng
>>>Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Đối tượng thực hiện
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 102 Luật Xây dựng 2014 thì chủ đầu tư là đối tượng có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ và tham gia vào quá trình xin cấp lại giấy phép xây dựng
Trình tự thực hiện
Căn cứ khoản 2, Điều 102 Luật Xây dựng 2014, trình tự thực hiện cấp lại Giấy phép xây dựng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan có thẩm quyền, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 12 giờ 00 phút, buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kiểm tra hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Xem xét hồ sơ
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét hồ sơ để cấp lại giấy phép xây dựng.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp lại giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.
Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Bước 4: Trả kết quả
Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cơ quan có thẩm quyền theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
Thủ tục cấp lại Giấy phép xây dựng là một phần thiết yếu trong việc quản lý và duy trì trật tự xây dựng. Để quá trình này diễn ra thuận lợi và hiệu quả, việc hiểu biết pháp luật xây dựng là điều cần thiết. Nếu Quý khách hàng còn những thắc mắc hay còn vấn đề nào chưa hiểu rõ về việc cấp lại giấy phép thì vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo tổng đài hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI chi tiết. Xin cảm ơn.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Quy định mới về cấp phép xây dựng từ năm 2023
- Các công trình được miễn giấy phép xây dựng trong những trường hợp nào?
- Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.