Thẩm quyền thanh tra Sở tài nguyên môi trường đối với tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề rất phức tạp. Vì vậy, để giải quyết tranh chấp đất đai một cách nhanh chóng và ổn thỏa cần tìm hiểu kỹ về các dạng tranh chấp và những vấn đề pháp lý liên quan. Sau đây, Luật sư sẽ tư vấn đến quý bạn đọc về nội dung này.

Thẩm quyền thanh tra Sở tài nguyên môi trường

Tranh chấp đất đai

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền gì đối với tranh chấp đất đai?

Đối với tranh chấp đất đai Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường có thẩm quyền sau:

  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính: Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Thủ trưởng cùng cấp.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Thủ trưởng cùng cấp đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên và môi trường.

>> Xem thêm: Quy định về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

Trường hợp nào cần khiếu nại, tố cáo đến Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết?

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường không giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các tranh chấp đất đai. Mà thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo được quy định như sau: 

  • Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính về quản lý đất đai gồm: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn; Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. 
  • UBND cấp huyện có thẩm quyền đối với: Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền đối với quyết định: Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân.

Sở Tài nguyên và môi trường: Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường

Chức năng

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường; Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Giám đốc Sở.

Nhiệm vụ, quyền hạn

  • Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra theo quy định.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.
  • Thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
  • Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra viên.
  • Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường với các cơ quan quản lý theo quy định.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Các dạng tranh chấp đất đai hiện nay

Tranh chấp về quyền sử dụng đất:

Các loại tranh chấp thường gặp trong dạng tranh chấp này là:

  • Tranh chấp về ranh giới đất;
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế;
  • Tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…);
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.

>>>Xem thêm: Kiện Đòi Bồi Thường Thiệt Hại Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất…

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

Các dạng tranh chấp đất đai

Các dạng tranh chấp đất đai

>>>Xem thêm: Hành vi đầu cơ tạo sốt ảo đất bị xử lý như thế nào

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định: tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án Nhân dân giải quyết.

Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND: Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai.

>>Xem thêm:Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại UBND Tỉnh

thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai, mong sẽ hữu ích đối với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI LUẬT SƯ NHÀ ĐẤT hỗ trợ thực hiện các thủ tục giao dịch nhà đất, giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Xin cám ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

Scores: 4.8 (69 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Thẩm quyền thanh tra Sở tài nguyên môi trường đối với tranh chấp đất đai

  1. Võ Văn Nam says:

    Thanh tra Sở TNMT Tp.HCM thanh tra về việc sử dụng đất của Doanh nghiệp có đúng mục đích sử dụng mà doanh nghiệp thuê. Sở TNMT có yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. LS cho hỏi Sở TNMT có quyền yêu cầu Doanh Nghiệp cung cấp báo cáo tài chính của Doanh Nghiệp không? cảm ơn!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8