Hướng dẫn chi tiết quy trình chuẩn thực hiện giao dịch M&A

Quy trình chuẩn thực hiện giao dịch M&A được pháp luật Việt Nam quy định rất chi tiết và chặt chẽ. Hiện nay, giao dịch M&A doanh nghiệp rất phổ biến nhưng mang tính rủi ro cao về mặt pháp lý. Do đó, nắm rõ quy trình thực hiện giao dịch M&A là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cần thiết về quy trình thực hiện M&A một cách chuẩn xác nhất, mời quý khách hàng tham khảo.

quy trình chuẩn thực hiện giao dịch M&A
Quy trình thực hiện M&A

M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập. Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua. Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Những lợi ích của M&A

M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao:

  • Nâng cao quy mô doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.
  • Giảm chi phí nhân lực: Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.
  • Cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.
  • Nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật: Thông qua việc M&A, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Quy trình chuẩn thực hiện giao dịch M&A

Giai đoạn trước mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Thứ nhất, kiểm tra, rà soát đặc biệt doanh nghiệp.

Đây là hoạt động quan trọng giúp thẩm định toàn diện và chuyên sâu đối với doanh nghiệp trước khi ra quyết định M&A. Kết quả của Báo cáo thẩm định sẽ cung cấp những thông tin đối với Bên mua, giúp Bên mua hiểu rõ và đánh giá chính xác nhất về tổng thể các vấn đề cần phải đối mặt với đối tượng M&A.

Việc kiểm tra, rà soát thẩm định đối với doanh nghiệp gồm các vấn đề sau:

  • Thẩm định tài chính: Tập trung phân tích, thẩm định, kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực về các vấn đề tài sản và công nợ, vay vốn, chuyển nhượng vốn, sự ổn định của dòng tiền (có tính tới chu kỳ kinh doanh) và hệ thống kiểm soát nội bộ,…
  • Thẩm định pháp lý: Tập trung tìm hiểu, rà soát đánh giá toàn bộ và chi tiết những vấn đề pháp lý về tình hình góp vốn và tư cách của cổ đông, tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, lao động, dự án, tài sản,…phát hiện các hạn chế pháp lý, đánh giá rủi ro của các đối tượng rà soát theo lĩnh vực pháp lý.

Thứ hai, định giá và thương lượng giá trị mua bán.

Các bên tham gia quan hệ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tiến hành định giá giá trị tài sản trên cơ sở đánh giá các nội dung trên của doanh nghiệp để chốt mức giá tiến hành giao dịch.

Khi đàm phán về giá thường xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa các bên. Do vậy, hai bên phải thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá công ty một cách chính xác nhất bao gồm giá trị số vốn hiện tại mà còn có thể dựa vào các yếu tố như công nghệ, bí mật kinh doanh, quyền sở hữu các tài sản vô hình,….

Doanh nghiệp có thể tiến hành đàm phán ký kết một thỏa thuận ghi nhớ về việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (MOU) trước khi đi đến ký kết một hợp đồng chính thức sau khi đã kiểm tra được tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu. Thỏa thuận ghi nhớ này có thể là tiền đề cho các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng chính sau này.

Việc nắm bắt được tầm quan trọng của thẩm định giá doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi của mình tốt nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần đặc biệt chú ý đến quy trình thẩm định giá để đảm bảo việc thực hiện đúng thủ tục, quá trình thực hiện theo quy định pháp luật.

Thực hiện giao dịch M&A

Thực hiện giao dịch M&A

Giai đoạn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Thứ nhất, đàm phán và ký kết M&A.

Dựa trên kết quả thẩm định chi tiết, Bên mua xác định được loại giao dịch mục tiêu là thâu tóm toàn bộ hay thâu tóm một phần, làm cơ sở để đàm phán nội dung M&A. Một số vấn đề cần lưu ý ở giai đoạn này như sau:

Bên mua và Bên bán cần phải hiểu biết về các loại hình và biến thể của hình thức giao dịch M&A để đàm phán các nội dung cho phù hợp và hiệu quả. Thực tế, M&A luôn được đặt song hành nhưng lại có bản chất khác nhau: Với “Merger” (Mua), công ty bị mua lại không còn tồn tại, bị thâu tóm hoàn toàn bởi bên bán; bù lại, với “Acquisition”, hai bên đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng. Bản thân trong “Acquisition” cũng có nhiều biến thể rất phong phú như: sáp nhập ngang, sáp nhập mở rộng thị trường, sáp nhập mở rộng sản phẩm, sáp nhập kiểu tập đoàn, sáp nhập mua, sáp nhập hợp nhất,…

Bên mua và Bên bán không thể gặp nhau ở Giá của giao dịch: Nghịch lý M&A thường xuyên được nhắc đến bởi Bên mua thì chào giá quá cao còn Bên bán chỉ chấp nhận được ở mức thấp. Để giải quyết vấn đề này, các bên trong giao dịch M&A có xu hướng thuê một đơn vị thẩm định giá độc lập để xác định giá trị của bên mua.

Sản phẩm của giai đoạn này là một Hợp đồng ghi nhận hình thức, giá, nội dung của thương vụ M&A. Nếu đi được đến bước này, có thể đến gần với công đoạn cuối cùng của M&A. Hợp đồng M&A là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, vừa đề cập đến khía cạnh pháp lý, vừa ghi nhận cơ chế phối hợp một cách hài hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, lao động, quản lý, phát triển thị trường,… Hay nói một cách khác, Hợp đồng M&A cần phải được thiết kế để trở thành công cụ bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch cho đến suốt hậu M&A.

Thứ hai, thủ tục pháp lý ghi nhận M&A

Việc thâu tóm một doanh nghiệp của Bên mua chỉ được pháp luật công nhận khi đã hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến việc ghi nhận sự chuyển giao từ Bên bán sang Bên mua, đặc biệt với các loại tài sản, quyền phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Khi hoàn thành bước này, một thương vụ M&A có thể được xem như kết thúc và hoàn thành.

>>> Xem thêm: Thực hiện mua bán sáp nhập (M&A) thì cần các loại hợp đồng gì

Giai đoạn hậu mua bán sáp nhập doanh nghiệp

Giai đoạn hậu mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là bài toán đặt ra với Bên thâu tóm về việc không để M&A đổ vỡ. Các thử thách của Bên mua trong giai đoạn này thường là các bất ổn về nhân sự, bất động trong chính sách quản lý, mâu thuẫn về  văn hoá doanh nghiệp,…

Ngoài ra, việc giải quyết các vấn đề pháp lý và tài chính mặc dù có thể đã được định hướng từ khẩu thẩm định chi tiết, những việc có giải quyết triệt để được các vấn đề tồn đọng và có tận dụng, khai thác được các thế mạnh của doanh nghiệp bị thâu tóm hay không, lại nằm ở khả năng và kinh nghiêm xử lý của Bên mua.

Một vấn đề khác làm đau đầu các nhà quản lý trong giai đoạn tái cấu trúc doanh nghiệp hậu M&A là vấn đề về tổ chức đánh giá lại, khai thác nguồn nhân sự của doanh nghiệp bị thâu tóm, vì ở giai đoạn đánh giá và thẩm định, bên mua thường chỉ quan tâm đến các vấn đề về tài chính, pháp lý và tài sản mà không lường trước hết các vấn đề liên quan đến “tâm lý” và “con người”.

Dịch vụ tư vấn quy trình thực hiện giao dịch M&A

Dịch vụ luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong các lĩnh vực như sau:

Tư vấn quy trình thực hiện M&A

Tư vấn quy trình thực hiện M&A

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư hỗ trợ đàm phán khi sáp nhập doanh nghiệp

Như vậy, quá trình thực hiện giao dịch M&A vô cùng phổ biến hiện nay. Việc nắm rõ quy trình M&A một cách chuẩn xác giúp kết quả thực hiện càng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề trên hoặc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ luật sư doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được hướng dẫn và hỗ trợ.

>> Có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87