Dịch vụ luật sư hỗ trợ đàm phán khi sáp nhập doanh nghiệp là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đàm phán và ký kết sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau. Thông qua sự hỗ trợ của luật sư sẽ giúp cho quá trình đam phán sáp nhập doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và đạt được mục đích giao kết. Để năm rõ hơn thông tin về dịch vụ luật sư hỗ trợ tham gia đàm phán sáp nhập doanh nghiệp thi Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Luật sư hỗ trợ đàm phán sáp nhập doanh nghiệp
Mục Lục
Quy định pháp luật liên quan đến sáp nhập doanh nghiệp
Theo Khoản 31 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Do đó sáp nhập là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp
Theo Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định: Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Hình thức sáp nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 có các hình thức sáp nhập doanh nghiệp như sau:
- Sáp nhập doanh nghiệp giữa các Doanh nghiệp cùng ngành, cùng cạnh tranh trực tiếp và có cùng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
- Sáp nhập Doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp tham tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường.
- Sáp nhập doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh khác nhau để hình thành một tập đoàn lớn.
Quy trình sáp nhập doanh nghiệp
Quy trình sáp nhập doanh nghiệp
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Hợp đồng sáp nhập
- Dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập
- Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
- Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020; Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
>>>Xem thêm: Nội dung quan trọng trong thỏa thuận sơ bộ ban đầu của giao dịch M&A
>>>Xem thêm: Thực hiện mua bán sáp nhập thì cần các loại hợp đồng gì
Thủ tục thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập, dự thảo điều lệ công ty nhận sáp nhập.
- Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập.
- Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Cơ sở pháp lý: Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020
>>>Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
>>>Xem thêm: Thủ tục sáp nhập giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên với công ty cổ phần
Các công việc cần thực hiện để tiến hành sáp nhập doanh nghiệp
Kiểm tra, rà soát các vấn đề liên quan
Thẩm định tổng quát doanh nghiệp mục tiêu trước khi đưa ra quyết định thực hiện sáp nhập thông qua hai khía cạnh: thẩm định về tài chính của doanh nghiệp và báo cáo thẩm định về các vấn đề pháp lý
Thẩm định tài chính: Tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, cho vay, ổn định dòng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), … Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, việc xác định tài sản thẩm định và mục tiêu của hoạt động thẩm định tài sản trong từng trường hợp sẽ khác nhau.
Thẩm định pháp lý: tập trung đánh giá tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến tình trạng pháp lý, vốn góp và tình trạng của cổ đông, quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, Điều lệ công ty; Nhân sự chủ chốt; Các hợp đồng quan trọng; Sự tuân thủ pháp luật của công ty; Lao động và các quy định, chế độ đối với người lao động; …
Định giá và thương lượng
Sau khi đã kiểm tra được tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu, doanh nghiệp có thể tiến hành đàm phán ký, kết một thỏa thuận. Các bên đàm phán có thể ký kết với nhau các thỏa thuận nhằm mục đích lập kế hoạch đàm phán, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên thống nhất hoặc ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho việc đàm phán và ký kết các hợp đồng cụ thể về sau.
>>>Xem thêm: Dịch vụ thẩm định hồ sơ pháp lý đối tượng mục tiêu trong giao dịch M&A
Luật sư hỗ trợ đàm phán khi sáp nhập doanh nghiệp
Luật sư tư vấn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Sau đây, chúng tôi xon cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ luật sư hỗ trợ đàm phán sáp nhập doanh nghiệp như sau:
- Tư vấn, lên kế hoạch đàm phán
- Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của đối tác để từ đó đưa ra chiến lược đàm phán đúng đắn
- Tư vấn và đưa ra biện pháp dự phòng mà trong quá trình đàm phán có thể xảy ra
- Tư vấn và lên dự thảo hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp
- Tư vấn. hướng dẫn thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp.
- Hỗ trợ trong việc chuẩn bj các hồ sơ, tài liệu phục vụ cho quá trong quá trình đàm phán
- Trực tiếp tham gia đàm phán cùng với khách hàng
- Tư vấn các vấn đề sau khi sáp nhập doanh nghiệp
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan
>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là lĩnh vực phức tạp đòi hỏi phải được người có chuyên môn, kinh nghiệm tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan. Luật Long Phan PMT tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện sáp nhập doanh nghiệp uy tín, hiệu quả. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hay thắc mắc về những vấn đề liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư Luật sư tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) có thể liên hệ tới HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời, nhanh chóng. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.