Sáp nhập giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và Công ty Cổ phần là vấn đề pháp lý được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần là hai loại hình doanh nghiệp khác nhau nên thủ tục tục có sự khác biệt và phức tạp hơn so với sáp nhập hai công ty cùng một loại hình. Để nắm rõ và cụ thể trình tự, thủ tục sáp nhập công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên thì Quý Doanh nghiệp hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Điều kiện sáp nhập giữa Công ty TNHH HTV và Công ty Cổ phần
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018, sáp nhập công ty là một hình thức tập trung kinh tế nên phải tuân thủ quy định của pháp luật về cạnh tranh, cụ thể: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam là hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018.
Thủ tục sáp nhập theo quy định của Luật Cạnh tranh
Sáp nhập công ty là một trong các hình thức tập trung kinh tế, vì vậy, khi tiến hành sáp nhập công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định tại Luật Cạnh tranh 2018.
Tập trung kinh tế để thúc đẩy cạnh tranh
Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, trước khi tiến hành thủ tục sáp nhập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các doanh nghiệp thực hiện sáp nhập công ty phải tiến hành thông báo cho Ủy ban cạnh tranh quốc gia:
- Đối với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán: thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
- Đối với doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán: thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.
Thủ tục sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Thủ tục đối với công ty bị sáp nhập
Theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi sáp nhập công ty, công ty bị sáp nhập chấm dứt việc tồn tại, phải thực hiện thủ tục chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 73 Nghị định 01/2021,
- Sau khi công ty nhận sáp nhập hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị sáp nhập.
- Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho cơ quan thuế.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại.
Thủ tục đối với công ty nhận sáp nhập
Theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 73 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Cơ quan giải quyết
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Phương thức thực hiện
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
Thực hiện thủ tục hành chính
Trình tự thực hiện
- Công ty nhận sáp nhập nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính.
- Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho công ty.
Thành phần hồ sơ
- Hợp đồng sáp nhập theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc của Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập;
- Nghị quyết, quyết định về việc thông qua hợp đồng sáp nhập và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc của Đại hội đồng cổ đông về việc thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập công ty được thực hiện như thế nào?
Lưu ý khi sáp nhập hai công ty khác tỉnh
Trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty mới phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng
Các bước thực hiện đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng điện tử:
- Bước 1: Tạo hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Bước 2: Kê khai thông tin trong hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp qua mạng điện tử
- Bước 3: Tải văn bản điện tử của bộ hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Bước 4: Ký số/ Xác thực hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Bước 5: Nộp hồ sơ vào Phòng Đăng ký kinh doanh và đợi nhận kết quả hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Tư vấn thủ tục sáp nhập giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và Công ty Cổ phần
Công ty Luật Long Phan PMT cung cấp dịch tư vấn thủ tục sáp nhập công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần như sau
- Tư vấn điều kiện sáp nhập công ty
- Tư vấn các lưu ý về sáp nhập công ty bao gồm việc bảo mật thông tin, các nội dung nội cần có trong hợp đồng sáp nhập
- Tư vấn về việc ký kết, đàm phán sáp nhập 2 công ty
- Tư vấn trình tự thủ tục sáp nhập công ty
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tiến hành sáp nhập
- Tư vấn về đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản sau sáp nhập
- Tư vấn về việc tái cấu trúc sau sáp nhập công ty
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
Công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần là loại hình công ty khác nhau nên về thủ tục, chuẩn bị hồ sơ và hợp thức hóa các giấy tờ pháp lý có phần rắc rối hơn so với sáp nhập cùng một loại hình. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục sáp nhập giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và Công ty Cổ phần. Nếu còn bất cứ thắc mắc hoặc cần Tư vấn luật doanh nghiệp, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
Tags: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, Thủ tục hành chính Công ty Cổ phần
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.