Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền giám hộ

GIÁM HỘ là việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi. Việc giám hộ phải tuân theo quy định của pháp luật. Nếu xảy ra tranh chấp quyền giám hộ thì bạn sẽ làm như thế nào để giải quyết? Mời bạn theo dõi bài viết hướng dẫn dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Giải quyết tranh chấp quyền bảo hộ

Người giám hộ bảo vệ và chăm sóc người được giám hộ

>> Xem thêm: Trường Hợp Cha Mẹ Bị Hạn Chế Quyền Đối Với Con Chưa Thành Niên

Quy định của pháp luật về điều kiện giám hộ

Đối với cá nhân

Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều kiện của cá nhân làm người giám hộ như sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Đối với pháp nhân

Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật dân sự 2015 thì pháp nhân làm người giám hộ phải thỏa mãn điều kiện sau:

  • năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ;
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Giành Quyền Giám Hộ Cho Người Thân

Người giám hộ có được thay đổi cho người khác giám hộ không?

Theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật dân sự 2015 thì người giám được thay đổi trong các trường hợp sau:

  • Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật dân sự 2015;
  • Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
  • Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng NGHĨA VỤ giám hộ;
  • Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

Giải quyết tranh chấp về quyền giám hộ

Tranh chấp người giám hộ của người chưa thành niên

Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền giám hộ

>> Xem thêm: Thủ Tục Đại Diện Cho Người Khởi Kiện Tại Tòa Án Do Bị Tâm Thần

Tranh chấp về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 47 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên được giám hộ như sau:

  • Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
  • Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên như sau:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ quy định tại hai trường hợp trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

>>Xem thêm bài viết: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHẤM DỨT GIÁM HỘ

Tranh chấp về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  • Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  • Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  • Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Tranh chấp về việc Tòa án chỉ định người giám hộ

Theo Điều 54 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc chỉ định người giám hộ như sau:

  • Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
  • Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.
  • Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
  • Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
  • Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

Luật sư tư vấn giải quyết các tranh chấp về quyền giám hộ

Luật sư tư vấn tranh chấp quyền giam hộ

Luật sư giải quyết tranh chấp về quyền giám hộ

Tranh chấp về quyền giám hộ xảy ra phổ biến trong xã hội, người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích cho người được giám hộ, bên cạnh đó họ còn có các quyền lợi kèm theo được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Nếu như xảy ra tranh chấp này, bạn nên tìm đến Luật sư để giải quyết. Với những kinh nghiệm có được và vốn hiểu biết sâu sắc pháp luật Việt Nam, Luật sư sẽ không làm bạn thất vọng. Đối với vụ việc này, Luật sư sẽ giải quyết các vấn đề như sau:

  • Tư vấn pháp luật liên quan đến quyền giám hộ;
  • Tư vấn về hậu quả sẽ xảy ra khi chấm dứt việc giám hộ, và được chấm dứt trong trường hợp nào;
  • Tư vấn quy định pháp luật về quản lý tài sản của người được giám hộ;
  • Tư vấn soạn mẫu đơn đăng ký giám hộ;
  • Luật sư tham gia tố tụng nếu như có xảy ra tranh chấp tại Tòa.

>>Xem thêm bài viết: MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ

Như vậy, qua bài hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền giám hộ trên đã cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích cho bạn. Nếu như bạn còn thắc mắc, gặp khó khăn về quyền giám hộ hay có nhu cầu tư vấn luật dân sự hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (44 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87