Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Vậy đối với di sản dùng vào việc thờ cúng này có được THỪA KẾ không và được pháp luật quy định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Di sản dùng vào thờ cúng là di sản không phân chia và giao cho người được chỉ định trong di chúc
>> Xem thêm: Quy Định Về Người Quản Lý Di Sản Thừa Kế
Mục Lục
Quy định chung của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng
Người quản lý di sản thờ cúng không được sử dụng vào mục đích riêng của mình
>> Xem thêm: Quy Định Pháp Luật Về Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất Hiện Hành
Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần DI SẢN bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Các trường hợp di sản dùng vào việc thờ cúng
Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 QUY ĐỊNH về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được sử dụng như thế nào?
- THỜ CÚNG là việc thực hiện một lễ nghi nhất định để tôn kính thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn người chết.
- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 626 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về Quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
- Người quản lý di sản thờ cúng sẽ thực hiện việc thờ cúng người có tài sản chết vào ngày giỗ, tết. Việc thờ cúng này được thực hiện theo tập quán của từng địa phương, pháp luật không quy định cụ thể về người thực hiện việc thờ cúng và người quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng.
>> Xem thêm: : TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI DÒNG HỌ ĐỂ LẠI CẦN NHỮNG THỦ TỤC GÌ?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng
- Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì TRANH CHẤP về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Di sản thờ cúng là sự việc phát sinh từ thừa kế nên thuộc các việc về thừa kế
- Nếu có tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng xảy ra thì Tòa án đương nhiên có thẩm quyền giải quyếttheo quy định của pháp luật hiện hành
Luật sư tư vấn di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng
Luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng
>> Xem thêm: Thủ Tục Khai Di Sản Thừa Kế Theo Di Chúc, Theo Pháp Luật
Với những kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc pháp luật, luật sư sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề di sản dùng vào việc thừa kế.
Thông thường, các vấn đề liên quan đến DI SẢN, di chúc sẽ nhờ đến Luật sư để được tư vấn kỹ lưỡng, đúng với quy định của pháp luật.
Ngoài việc tư vấn, Luật sư còn giải quyết các TRANH CHẤP liên quan đến vấn đề này.
Tư vấn soạn mẫu di chúc, phân tích các quy định pháp luật về quyền quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI ĐANG DÙNG THỜ CÚNG
Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã giải quyết vấn đề di sản thừa kế dùng vào việc thờ cúng được quy định như thế nào. Nếu như bạn còn thắc mắc, gặp khó khăn về phân chia di sản hay có nhu cầu cần tư vấn luật thừa kế hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể nhé. Xin cảm ơn.
Dạ.
Nhờ cả nhà tư vấn giúp em ạ.
Gia đình e có 4 người con, 2 ở Mỹ, 2 ở Việt Nam.
Người con trai trưởng tên A, con người con trai trưởng tên B.
2004, ông em mất ko để lại di chúc nên bà có làm tờ từ chối di sản để sang tên cho bà, lúc này chỉ có 2 người ở Việt Nam ký xác nhận, 2 người ở Mỹ nên ko thể ký.
2008, bà lập di chúc chia đất và vàng cho 3 người con (trừ con trai trưởng) và 1 người cháu là con của con trai trưởng – tức anh B lô đất số 1. Riêng người con trai trưởng – tức ông A, ở VN đc lô đất số 2 với “nhận QSDD dùng để cúng giỗ ông bà tổ tiên”.
Bàn thơ tổ tiên đc đặt tại nhà ông A (nhà do chính ông A là chủ sở hữu) và gia đình ông A lo giỗ đó giờ, thỉnh thoảng người con ở VN có phụ hoa, bánh trái.
2010, bà phân bổ tài sản, ai có vàng nhận vàng, ai có đất nhận đất, riêng bà lại làm cho tặng cho QSDD cho anh B lô đất số 2 với lý do tuổi già, thay vì ông A như trên di chúc. Lô đất số 1 ko rõ đi đâu
2018, ông A mất nên vào 2019 anh A bán lô đất số 2. Sau khi bán, anh A có cho 2 người con ở Mỹ 30% và 8% tuỳ điều kiện kinh tế của từng người. Người nhận 30% – gọi tắt là ông Y, ký cam kết ko tranh chấp. Người còn lại nhận 8% gọi tắt là ông Z.
Hiện tại bà mất và công khai di chúc. Lúc này là di chúc thực thi nhưng tài sản bà không còn vì đã phân bổ vào 2010.
Sau 1 thời gian, 2 người con ở Mỹ, tức ông Y và Z tiếp tục tranh chấp với anh B với lý do:
– lô số 2 là tài sản chung do trên di chúc ghi “dùng để giỗ ông bà tổ tiên”
– ông Y và Z ko ký trên từ chối di sản.
– anh B ko lo giỗ ở quê tổ rất xa (ông Sơ, bà Sơ) dù trước đây bà chỉ lo giỗ đến giỗ cố (từ hàng ba mẹ)
Nhờ anh chị chú bác xem giúp em case này sẽ giải quyết thế nào ạ
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Luật sư giải đáp giúp tôi: Nhà tôi có năm anh em trai, 03 chị gái. Lúc còn sống bố mẹ đã chia đất và xây nhà cho 05 anh em trai sổ đỏ chính chủ. Tôi là út sống cùng bố mẹ, nên bàn thờ gia tiên, làm giỗ tại nhà tôi. Ba chị gái đã đi lấy chồng, hai chị ơn nhà chồng nhà cửa đầy đủ. Một chị lấy chồng xa, được bố mẹ tôi cho một mảnh đất rau xanh đã xây nhà và ở hơn 20 năm nay rồi. Nay tôi muốn bán mảnh đất mà bố mẹ chia cho tôi(sổ đỏ tên tôi) , vì bố mẹ tôi đã mất. Các anh chị tôi đòi tôi phải chia với lý do là bàn thờ tổ tiên thờ ơn nhà tôi. Tôi cũng không hiểu luật lắm mong luật sư chỉ giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.